Để đứng dưới góc độ của một người bình thường, thì câu nói “ tôi không biết” có bị làm sao đâu nhỉ? Chỉ là mình không thành thạo hay hiểu biết câu hỏi từ người đối diện đặt ra và mình hoàn toàn có quyền để “say no” trước những kiến thức mình chưa được đụng đến. Chẳng phải các công ty hay nhà tuyển dụng hoặc thậm chí những người xung quanh đều đề cao sự trung thực kia cơ mà? “Tôi không biết” thì là tôi không biết thực sự? Vậy tại sao chúng ta không tìm câu trả lời nhỉ?
“ Tôi không biết” chưa bao giờ là một sự lựa chọn khôn ngoan khi chính người nói không muốn “ cái miệng hại cái thân” cũng như người nghe cũng chẳng muốn “sét đánh ngang tai” như vậy.
“ Tôi không biết” chưa bao giờ là một sự lựa chọn khôn ngoan khi chính người nói không muốn “ cái miệng hại cái thân” cũng như người nghe cũng chẳng muốn “sét đánh ngang tai” như vậy.

tại sao câu nói “tôi không biết” lại bị “lên án” nhiều đến như vậy?

high-context và low-context

Văn hoá có thể chia ra làm hai loại: low-context (văn hoá ‘nghèo ngữ cảnh') và high-context (văn hoá ‘giàu ngữ cảnh') theo sự đề xuất của nhà nhân học Edward T. Hall vào năm 1976. Trong cuốn sách Beyond Cultures, ông cũng nói rằng, tương lai phụ thuộc vào khả năng vượt qua giới hạn về văn hoá cá nhân. Bởi ông tin rằng, nếu chúng ta có thể phân biệt và chấp nhận được những nét đặc trưng, tiềm ẩn trong văn hoá của mỗi người, thế giới này sẽ phát triển và trở nên tốt đẹp hơn. Theo vietcetera, Giao tiếp chốn văn phòng: nói thẳng nói thật hay nói một hiểu mười?
https://vietcetera.com/vn/giao-tiep-chon-van-phong-noi-thang-noi-that-hay-noi-mot-hieu-muoi
Văn hóa low-text có lẽ sẽ là văn hóa giao tiếp mà ai cũng mơ ước được bước chân vào trước bởi vì nó đề cập đến sự tự do và không khuôn khổ trong giao tiếp. Các nước Châu âu đề cao việc sử dụng low-text nhiều vô kể khi mà low-text sẽ chú trọng vào việc truyền đạt thông tin đến người nhận một cách hiệu quả và thành công nhất nên không lạ với chuyện văn hóa low-text không điều hướng người nhận thông tin hiểu theo nghĩa bóng, tất cả chỉ hiểu theo nghĩa đen “ nói một là một, nói hai là hai”. Được giải thích như khi người thuộc văn hóa giao tiếp trên có nhu cầu email hay nhắn tin với một người nào khác thì nội dung chỉ bao gồm nhiêu đây:
+ Chuyện gì đang xảy ra?
+ Nó xảy ra ở đâu?
+ Nó xảy ra khi nào?
+ Nó xảy ra bằng cách nào ?
Ngược lại với điều đó, high-context buộc cả hai người nói và nhận theo hướng “nói một hiểu mười” . Tất nhiên, high-context có xu hướng rẽ sang hướng khác của mọi cuộc giao tiếp và không tập trung vào cơ bản của sự giao tiếp đó chính là nội dung cần được chuyển tiếp. Đôi khi, sự thẳng thắn được xem là “hiếu thắng”, tệ hơn, là bất lịch sự. Cũng không lạ gì khi các đặc điểm high-context này nằm gọn trong những nước văn hóa Châu Á, nơi những lễ nghi hà khắc đến mức cực đoan và một xã hội phân quyền. Bước đến Châu Á, chắc cũng không cần sâu xa khi ta có thể quan sát được gặp ai cũng như ai trong Việt Nam. Chúng ta đều là người Châu Á, da vàng tóc đen theo đúng nghĩa đen. Điều này, chúng ta không giống như đất nước Hoa Kỳ khi mà chủng tộc nào cũng… không như chủng tộc nào. Điều đó giải thích được việc lễ nghi trong giao tiếp được hạn chế ở phương Tây còn Châu Á thì không.
Việt Nam là một đất nước nằm ngay khu vực trọng điểm của Đông Nam Á và ta bị ảnh hưởng chút phần nào từ anh hàng xóm to bự, Trung Quốc. Nếu chúng ta để ý, để hỏi ý kiến gì từ một người lớn tuổi hơn mình khó hơn rất nhiều nếu như không nói chúng ta phải có một mới bòng bong trong việc cần nói như thế nào cho lễ phép, nói như thế nào cho đúng tông giọng hay là nên xưng là ông là anh hay là bà là chị? Một mới hỗn độn trong giao tiếp hằng ngày cũng chưa đủ xi nhê khi ta mang ngược nó vào trong môi trường công sở - nơi mà ai cũng là thù và số còn lại là đồng nghiệp. Không ngoa khi bị ảnh hưởng bởi Chủ nghĩa Cầu Toàn ( Perfectionism ), người Việt nam mang cái tôi lên để nói chuyện hằng ngày, chỉ một cú sơ sẩy thì một cậu trẻ người non dạ nhanh chóng bị đánh giá mặc cho năng lực thật sự đặc biệt.
Câu nói “ Tôi không biết” thực sự lý giải chính xác điều ta đang bàn luận. Lớp lang ngữ nghĩa tiếng việt của mình mang lại cho người nghe hiểu đúng chính xác từng lớp,  có khi không cần hiểu lắm đâu vì biện pháp ẩn dụ, hoán dụ hay nói giảm nói tránh - những thứ mà ta từng được học khi còn là những cô cậu choi choi - đã làm tốt nhiệm vụ là ngăn chúng ta tập trung vào trọng tâm nội dung cần được nắm bắt rồi. Đỉnh cao của giao tiếp chính là đây:
1. (hạ giọng và đứt đoạn nhiều lần) Tôi cần… cậu kiểm kê số lượng đầu ra của quý 1, nhiệm vụ của cậu nhiêu đó thôi… Cậu …biết cách làm mà phải không?
2. (hạ giọng nhưng lên giọng cuối câu) Tôi cần cậu kiểm kê số lượng đầu ra của quý 1, nhiệm vụ của cậu nhiêu đó thôi. Cậu biết cách làm mà phải không?
<i>Hệ thống Phân Quyền (</i><a href="https://en.wikipedia.org/wiki/Hierarchy"> Hierarchy</a><i>) </i>cực kỳ mạnh mẽ ở Việt Nam khiến cho việc giao tiếp hằng ngày trở nên khôn ngoan hơn, tinh tế hơn và áp lực hơn
Hệ thống Phân Quyền ( Hierarchy) cực kỳ mạnh mẽ ở Việt Nam khiến cho việc giao tiếp hằng ngày trở nên khôn ngoan hơn, tinh tế hơn và áp lực hơn
Nếu các bạn đã sẵn sàng thì cho phép tôi hỏi người nhận câu hỏi này ( ở cả mẫu câu) sẽ như thế nào? Họ( người nhận) có thật sự tập trung vào việc họ cần làm là gì không? Tại sao sếp lại có tông giọng lên xuống thất thường như thế này? Và bạn có dám trả lời “ Tôi không biết” hay không?
Vậy đấy, Hệ thống Phân Quyền ( Hierarchy) cực kỳ mạnh mẽ ở Việt Nam khiến cho việc giao tiếp hằng ngày trở nên khôn ngoan hơn, tinh tế hơn và áp lực hơn. “ Tôi không biết” chưa bao giờ là một sự lựa chọn khôn ngoan khi chính người nói không muốn “ cái miệng hại cái thân” cũng như người nghe cũng chẳng muốn “sét đánh ngang tai” như vậy.

Tính chuyên nghiệp trong môi trường làm việc

Có thể chúng ta đều nhất thống một điều rằng sự giao tiếp đạt hiệu quả là khi người được nhận thông tin có thể hiểu và tương tác lại với người nói hoặc được gọi là người truyền đạt. Thế nhưng để tránh khỏi một số lỗi khiến người khác phật ý từ lúc đầu là điều bất khả khi, đặc biệt là khi chúng ta muốn tạo sự ấn tượng tốt ngay từ ban đầu. 
Được xem là cái sơ khai nhất của bất cứ mối quan hệ nào, tất thảy, đều nằm ngay ở ngay những lần giới thiệu. Hãy thử nhớ lại về một lần bạn phỏng vấn hoặc hãy tưởng tượng như thế, nếu như bạn được quản lý nhân sự hỏi một câu hỏi ngoài khả năng chuyên môn của mình hoặc câu hỏi đó bạn chưa từng có kinh nghiệm để giải quyết nó thì một câu trả lời “Tôi không biết” vẫn được xem là hữu hiệu nhất. Và từ đó, các thí sinh vòng phỏng vấn đều chung một câu trả lời vừa an toàn và vừa có vẻ là thành thực với người phỏng vấn, cũng dễ hiểu khi các thí sinh phỏng vấn hiện nay đều hưởng một đặc ân so với những thế hệ trước. Bằng chứng là khi các thế hệ đi trước bị ám ảnh bởi một thế lực được cho là bằng cấp, tức là những các gen trước đó sẽ chạy đua theo công cuộc đi tìm bằng cấp nên là một người có càng nhiều bằng cấp và đã từng đi du học sẽ là một miếng thịt mỡ ngon ngẻ cho các nhà tuyển dụng. Thời đại này có vẻ như đã dễ thở hơn cho dù cuộc đua bằng cấp vẫn còn đó do các gen Millennials vẫn còn địa vị, mọi người hiện nay không còn phải bận lo nghĩ cho tương lai của mình về việc học đại học hay là không. Việc học đại học và đào tạo chuyên nghiệp dường như là một sự lựa chọn, nó không hề mang tính cứng nhắc rằng nếu như không lựa chọn con đường này sẽ khó có việc làm. 
Ngày nay, nhờ vào sự xuất hiện như vũ bão của mạng Internet và cũng như “ngành công nghiệp miễn phí” lên ngôi, không còn gọi là quá khó để chúng ta tích nhặt được kiến thức trên các nền tảng mà không phải tốn một xu nào. Có những người đã thành công ngoài mong đợi và tôi rất vui khi khi biết được một vài cá nhân đã thành công từ đôi tay của mình, tất nhiên, các bạn đó không hề được đào tạo chuyên nghiệp từ trường lớp. Có thể nói rằng các bạn ấy tự học thông qua các social media lecturer hoặc các nhà doanh nhân tự thành lập, thế nhưng không phải vì các bạn ấy có một nguồn học vô tận nên chẳng cần học lại những thứ cơ bản. Điều này được hiểu sai bởi rất nhiều người dẫn đến việc “cầm đèn chạy trước ô tô” và câu nói “ tôi không biết” thoạt nghe có vẻ vô hại không có gì to tát, mọi chuyện chỉ xảy ra khi người nhận câu nói đó sẽ có những cái nhìn sơ sài về chính tính cách của người nói. Quản lý nhân sự sẽ cảm thấy thí sinh đang phỏng vấn trước mặt mình không có nhu cầu học hỏi khi tất cả chỉ dừng lại ở câu “tôi không biết”, thông qua đó chẳng có lý do nào khác để người ta kết luận rằng trình độ của bạn chỉ dậm chân ở mức có thể tuyển dụng được còn việc phát triển công ty thì mặc nhiên là không.
Điều này được hiểu sai bởi rất nhiều người dẫn đến việc “cầm đèn chạy trước ô tô” và câu nói “ tôi không biết” thoạt nghe có vẻ vô hại không có gì to tát, mọi chuyện chỉ xảy ra khi người nhận câu nói đó sẽ có những cái nhìn sơ sài về chính tính cách của người nói.
Điều này được hiểu sai bởi rất nhiều người dẫn đến việc “cầm đèn chạy trước ô tô” và câu nói “ tôi không biết” thoạt nghe có vẻ vô hại không có gì to tát, mọi chuyện chỉ xảy ra khi người nhận câu nói đó sẽ có những cái nhìn sơ sài về chính tính cách của người nói.
Hãy xem một ví dụ tình huống dưới đây
A: Tôi đã xem đi xem lại CV của cậu, có lẽ tôi sẽ không bất ngờ khi mà cậu có đầy đủ những yêu cầu cần có của một giáo viên tiếng anh. Có lẽ tôi cần thêm một xíu thông tin của cậu nhỉ?
B:  Tôi rất sẵn lòng.
A: Tôi thắc mắc là cậu có khả năng sử dụng các ứng dụng văn phòng như Word hoặc Excel thành thạo không nhỉ?
B: Tôi e là không, tôi chỉ dừng lại việc gõ văn bản đơn thuần trên Word và Excel tôi sợ rằng hơi khó thao tác.
A: Cảm ơn cậu, hiện tại trung tâm đang rất cần nhân viên tư vấn, cậu có kinh nghiệm hay biết cách tư vấn hướng nghiệp cho phụ huynh và học sinh không?
B: Tôi sợ rằng mình không có khả năng để làm được điều đó, nhưng tôi từng đạt nhiều thành tích trong việc giảng dạy tiếng Anh.
A: Cảm ơn cậu, về bộ môn tiếng Anh, tôi đang rất cần một người có thể hợp tác với cộng đồng giáo viên nước ngoài, họ khá là thân thiện nhưng bên trung tâm đang còn trống hai vị trí. Cậu nghĩ sao?
B: Tôi không biết, tôi đã từng nói chuyện với người Tây nhưng do vì tính chất công việc, tôi thường tập trung vào những gì chuyên môn tôi có thể truyền đạt cho học sinh.
A: Một lần nữa cảm ơn cậu, chúng tôi sẽ liên hệ cậu sau nhé!
Ở đây rất dễ nhận ra rằng bên A đóng vai trò như một quản lý nhân sự có nhu cầu tìm kiếm một nhân viên và B là một nhân viên đang trên đường tìm kiếm một công việc ổn định. Thật khó để biết được đáp án rằng cậu nhân viên kia sẽ nhận được việc hay không nếu đứng dưới góc nhìn của chính cậu ta nhưng có vẻ như người đọc đã mập mờ nhận ra được kết quả một cách rõ ràng ở đây. Kết quả sẽ là cậu ấy sẽ cần phải tìm việc ở chỗ khác hoặc cậu ta sẽ được nhận và phải làm đúng công việc của mình mà khó có thể đóng góp được hết 100% công suất.
Việc này sẽ tạo ra một cuộc tranh cãi thế nên mình hãy nhìn vào những gì mà quản lý nhân sự A đã đề cập. Ngay từ đầu, quản lý A đã khẳng định rằng hồ sơ xin việc của cậu ta cũng đã đủ nhưng như thế chẳng thể được nhận ngay lập tức do vẫn còn thêm một số thông tin và kinh nghiệm bổ sung. Mặc nhiên ngay từ lúc này, những câu hỏi tuy là không cần thiết để một giáo viên Tiếng Anh bắt buộc phải có, tuy thế, vẫn sẽ rất quan trọng nếu như một giáo viên Tiếng Anh không thể hội tụ được những kỹ năng mềm như trên. 
Tuy nhiên những việc được cậu thanh niên non và xanh trả lời nhiều lần bằng một nghĩa duy nhất “ tôi không biết”, vô hình chung trong mắt nhà tuyển dụng đây là một người thiếu sự tiến bộ và am hiểu cặn kẽ về nghành nghề mình đang chọn. Trong lúc phỏng vấn, thì đây chẳng phải là một cuộc trò chuyện thăm dò đối phương thông thường, các nhà tuyển dụng chẳng bận tâm ngày hôm đó bạn có thơm tho hay tóc vuốt tạo kiểu. Thật ra, cuộc phỏng vấn được xem là một “sàn giao dịch trá hình”, khi bên mua đưa ra yêu cầu và bên bán sẽ đáp ứng nguyện vọng. Hãy tưởng tượng một sản phẩm tuy làm tốt những chức năng cơ bản nhưng chẳng đáp ứng bên mua về bao bì, đóng gói hay thiết kế. Chắc hẳn, vẫn sẽ có giao dịch và phần trăm đầu tư dài hạn thì thảm hại nếu như không nói chẳng được nghĩ tới.
Bên mua trong công cuộc phỏng vấn dễ thấy chính là nhà tuyển dụng và họ có quyền bỏ qua những ứng tuyển viên vì chẳng đáp ứng được yêu cầu của họ. Đặc biệt là khi phương thức giao tiếp ngỏ cụt của các nhân viên thiếu chuyên nghiệp đã đẩy các nhà tuyển dụng tới quyết định tốt nhất là không nên tuyển và hãy đợi ứng cử viên sáng giá. Hãy nghĩ như thế này, chuyện gì sẽ xảy ra khi tôi bịt mắt bạn và cho bạn uống một hàng nước ép vị nào cũng như vị nào nhưng đột nhiên khi đến một vị khác lạ mà tôi cố tình thêm vào, chắc hẳn, trải nghiệm sẽ khác và không hề bị nhàm chán như những ly ban đầu. Cũng như những ly nước ép, tuy rằng chưa hiểu được rõ rằng nó sẽ ngon hơn hay không nhưng một người có tố chất khác biệt với người còn lại sẽ luôn ghi điểm trong mắt của nhà tuyển dụng.
Vậy sẽ ra sao nếu như bạn đã được tuyển dụng cũng như là nhân viên chính thức trong công ty nhỉ?
Đầu tiên tôi xin chúc mừng bạn khi ngoài kia đang còn rất nhiều người vẫn cật lực tìm một nơi làm việc ổn định và bạn còn cả một hành trình dài đằng đẳng phía trước. Thế nhưng tuy rằng khá là mừng rỡ khi bạn vượt qua vòng phỏng vấn, cửa ải tiếp theo chính là bạn phải sinh tồn ngay trong chốn công sở này. Một lần nữa hãy để ý những câu nói của chính bạn vì một khi lời đã đi thì không thể rút lại.
Nếu như bạn đã và đang là nhân viên trong một công ty bất kỳ sẽ không ít lần bạn sẽ gặp những lời đề nghị giúp đỡ từ chính quản lý của bạn. Lời yêu cầu giúp đỡ sẽ rất nhiều, mặc dù là quản lý người mang trong mình khá nhiều kinh nghiệm của một nhân viên lâu năm nhưng đôi lúc họ cần sự giải quyết nhanh chóng từ những nhân viên của mình để họ có thể quản những công việc nặng nhọc khác. Đôi khi đứng đầu một tập thể chính là mang trong mình những gánh nặng của những người còn lại. Khi sếp của mình nhờ vả một nhiệm vụ đơn thuần một phần họ cũng đang cần đánh giá xem mức độ hữu dụng của chính bản thân mình, bạn sẽ có thể để ý những lần sếp nhờ làm trong tâm thái rất thư thái và nhiệm vụ sẽ hoàn toàn phù hợp trình độ với chính mình thì quả thật sự hữu dụng của bạn đang được đem ra bàn cân đấy. Cách nhờ vả của các sếp cũng khá là đặc biệt khi câu trả lời sẽ được chính bạn lựa chọn, những câu như “ Có được không em?” hay là “ Được chứ em?” cố tình sẽ đẩy mình vào thế phải trả lời ngay trong ngữ cảnh đó. Chuyện gì sẽ xảy ra nếu câu nói “Em không biết?” xuất hiện? Các sếp hoặc ngay cả đồng nghiệp sẽ xem như việc nhờ vả không thành. Thoạt đầu, đây sẽ là một việc rất bình thường, thế nhưng càng ngày bạn càng làm trong công việc đòi hỏi tính chuyên môn và hoạt động nhóm cực kỳ nhiều thì cơ hội để bạn đóng góp sẽ không còn nữa. Khi bạn không còn gì để đóng góp thì chẳng còn lý do gì để ai tin rằng bạn có thể hữu dụng. Rất có thể bạn sẽ bị bơ sau này, đặc biệt với các “sếp”, điều này rất khó chịu vì việc chính bạn cần sự giúp đỡ từ chính người khác là luôn cần thiết.
Điều đáng sợ nhất ở nơi công sở chính là bị cô lập và có cảm giác khả năng đóng góp của mình là bằng không
Điều đáng sợ nhất ở nơi công sở chính là bị cô lập và có cảm giác khả năng đóng góp của mình là bằng không
Một điều nữa khi câu nói “ Tôi không biết “ được lặp lại vô độ, hậu quả là trình độ của bạn sẽ bị nghi ngờ. Một công ty khó mà muốn giữ những nhân viên không cầu tiến mà vô hình chung câu nói “ tôi không biết” đã “đóng đinh” chính nhân viên đó chẳng thèm quan tâm tự đi tìm hiểu một thứ gì đó mới.
Nếu như bạn đã hiểu được một vài quy luật tự nhiên trong công sở này mặc dù vẫn còn những lý do ngoài lề khác nhưng sẽ tốt hơn chúng ta cần một giải pháp hay một cách ứng xử thích hợp nhất sau đây.

cách giải quyết vấn đề hiệu quả

Đây là cái phần chính tôi nghĩ bạn sẽ nhận được một tá các cách giải quyết hoặc thậm chí được rao đầy trên mạng và trong những cuốn sách self-help. Tôi cũng khá bất ngờ khi trong 50 bài blog tôi đọc được trong chủ đề này có ít nhất một hoặc hai cách trùng lặp với nhau. Tôi tự thầm nghĩ bài viết này đến đây đã đủ với bạn và chẳng lẽ tôi sẽ để hết 50 cái link ở đây cho bạn tự tham khảo nhỉ? Không, tôi nghĩ là không. Nhân cơ hội này, dưới đây sẽ là những câu nói chữa cháy hoặc những hướng đi giải quyết khác thay cho câu nói “ tôi không biết”, kèm theo sẽ là phản biện của chính tôi để cho người đọc cái nhìn thiện cận hơn. “Phong ba bão táp không bằng ngữ pháp Việt Nam”, bạn đã sẵn sàng tiến vào tâm bão chưa?
À khoan, hãy ghi nhớ yếu tố sau đây trong chủ đề “Tôi không biết” này nhé!
+ Sự uy tín
+ Sự hữu dụng
+ Sự tự phát triển
Ba yếu tố này sẽ cho bạn một thang số đo lường cho chính sự lựa chọn của bạn.

Cứ thẳng thắn “ tôi không biết”

Lợi: Phải chăng khi ta đến được chặng đường này rồi và thật sự tôi lại tát thẳng vào mặt mình lẫn người đọc những gì đã cật lực nghiên cứu ở trên? Sự thật là đúng như vậy. Về câu nói “ Tôi không biết” thật ra nó chẳng có sức sát thương gì to lớn cả, hãy nhớ rằng văn hóa high-text đã khiến ta làm những phần còn lại. Nhưng thời thế thay đổi, những đất nước khó tính như Nhật Bản đang có những bước chuyển mình và thế lực làm được điều đó không ai khác ngoài gen Z. Cảm ơn thay cho những bạn gen Z như tôi đã có thể “Say no” với những giáo điều cũ rích đang còn hấp hối sau các thập kỉ kéo dài. Việt Nam dần dần là mảnh đất màu mỡ, dự đoán không lâu đâu khi xung quanh sẽ ngập tràn những gam màu sặc sỡ do gen Z mang lại. Và khi bạn nói “ tôi không biết” thì rất mừng là việc xã hội đã công nhận sự tự do của chính bạn, không còn giáo điều không còn sự phân quyền và trưởng thành độc hại thì quả là một thế giới đáng sống.
Hại: Chúng ta quay lại một phút trước khi bạn vẫn còn nhâm nhi từng dòng tôi chia sẻ tại sao “tôi không biết” được cho là thiếu chuyên nghiệp. Thật ra vẫn còn một “con sâu làm rầu nồi canh” đây đó chính là mức độ hữu dụng của chính bạn. Điều này chẳng cần quan tâm cho dù bạn ở nơi nào trên thế giới, mức độ hữu dụng của bạn không thể ngày một ngày hai đi đôi với câu “tôi không biết” mãi hoài được, sự uy tín của bạn sẽ được kéo xuống thấp cho tới lúc một câu hỏi bự chảng sẽ được chiếu trước mắt bạn “ Bạn đi làm để làm gì?”

“Để tôi tìm hiểu xem sao” 

Lợi: Được cho là một câu nói có đường lui tâm đắc nhất của tất cả cá nhân, từ sếp tổng đến nhân viên thời vụ đều chọn câu này để cho đối phương biết: ta đây vẫn chưa hiểu lắm nhưng vẫn cố gắng hết sức tìm tòi đây. Ở vị trí người nghe là sếp, chắc hẳn cũng tạm được khi nó vẫn na ná một câu từ chối chỉ khác là không phải cú tát nước lạnh vào thẳng mặt. Điều tạo sự khác biệt là khi mức độ hữu dụng của bạn vẫn còn đó bởi vì sự đóng góp và sự tìm tòi sáng tạo của bạn vẫn còn giữ đúng phong độ. Ở vị trí người nghe là những người cùng bậc với mình, tinh thần team-work vẫn được duy trì.
Hại: Do là một câu đường lui cho chính bản thân của mình nên là hãy đừng quên lý do tại sao mình lại chọn câu nói này. Sự uy tín của bạn vẫn đang được thử thách và hãy đảm bảo những gì bạn nói sẽ tỷ lệ thuận với trách nhiệm bạn cần nói. Tránh để việc ôm quá nhiều việc dẫn đến burn out ngay trong chính bạn tại suy cho cùng đây là cũng một câu thể hiện sự đồng ý từ ban đầu. Khá là mâu thuẫn khi vừa là một câu từ chối tạm thời vừa là câu đồng ý tiếp tục lời hứa đang dang dở. Câu hỏi để trấn an cho chính bạn tốt nhất mỗi khi bạn định dùng câu này mà tôi nghĩ ra được là “ Bạn có làm được không?”“ Bạn có kế hoạch chưa?

“Hay là để tôi trao đổi cùng với…”

Lợi: Có một kỹ năng giao tiếp hiệu quả là khi người cần được giúp thì hãy giúp chứ đừng đưa ra lời khuyên. Câu nói này khá là khôn ngoan khi đặt ở vị trí người hỏi là sếp, chúng ta sẽ nhắc khéo về lĩnh vực chuyên môn của mình đã đạt ngoài sự hiểu biết và có thể giúp sếp đi tìm đúng người hoặc phòng ban đấy đủ kinh nghiệm. Đường lui này cũng khá là hiệu quả khi sự tín nhiệm của bạn hoàn toàn đảm bảo, không những thế việc bạn nắm bắt được hầu hết nhân sự trong cơ quan thì là một điều hiếm thấy của một nhân viên thông thường đấy.
Hại: Thế nhưng, điều gì sẽ xảy ra cho đến cuối ngày vấn đề bạn đang “vay thời gian” từ sếp đã hết nhưng chẳng thu lại được kết quả gì? Công việc là thứ không thể đợi mãi được, cho đến cuối cùng bạn vẫn đối mặt với cái khoanh tay của sếp. Việc này cũng khá nguy hiểm khi bạn đã nhận thay nhiệm vụ do chính bạn đã khẳng định trao đổi cơ mà? Sự chậm trễ là không thể chấp nhận nếu như bạn quên luôn cả việc thông báo kết quả cho sếp. Thế là, sếp lại nhận thêm cái deadline. Vậy nên, trước khi bạn gật đầu cho câu nói trên tôi có câu hỏi như thế này, tôi nghĩ bạn phải trả lời được hết rồi tính tiếp:
Công việc này mình và sếp có thể giải quyết cùng nhau không?
Khả năng nào sẽ xảy ra nếu mình không tìm được kết quả và nếu như tìm được rồi mình làm gì tiếp theo?
Công việc của mình có cần quan tâm không?

“Khoan đã, ngồi xuống và bàn một chút được không?”

"khoan đã, em không hiểu chị ơi! Chị với em bàn một chút nha!"
"khoan đã, em không hiểu chị ơi! Chị với em bàn một chút nha!"
Lợi: Một điều tôi nhận ra là không chỉ những nhân viên bị đưa vào thế khó mà cũng có khi là những con người “ đứng trên cả vạn người” đều có khả năng gặp tình huống tiến thoái lưỡng nan. Nhưng thời gian vẫn còn cho ta giải quyết, một điều nữa tôi thấy được: cách khôn ngoan nhất là hãy kéo dài thời gian để cân bằng suy nghĩ cần phải có. Sự tập trung và thảo luận với nhau là chìa khóa cho mọi tình huống của nơi “chiến trường công sở”, điều này không cần quan tâm bạn là “ông bà chủ” hay “nhân viên thử việc” thì việc chậm lại một chút để mổ xẻ vấn đề cũng là ý hay và cực kỳ hiệu quả. Hai cái đầu vẫn tốt hơn nhỉ?
Hại: Có một đặc điểm ở câu chữa cháy này là nó vẫn chưa thể hiện đồng ý hay là không. Mọi việc chưa kết thúc nếu việc cùng nhau thảo luận mà vẫn chưa đưa quyết định then chốt, thì điều đó tương đương với vấn đề còn lâu mới giải quyết được xong. Sự uy tín ắt hẳn sẽ bị lung lay một tí và sự hữu dụng của bạn chẳng tích góp được gì nếu như vấn đề vẫn tồn động và bạn chỉ tổ phí thời gian. Thế nên lúc này câu hỏi cần được bật lên trong đầu để tránh đi những bất tiện mà bạn không thể lường trước:
+ Cái này có cần được giải quyết nhanh chóng hay không?
+ Bạn có đang không hiểu chỗ nào hay không?
+ Lĩnh vực của bạn có chắc là không liên quan chứ?

Kết

Tôi vẫn cho rằng giao tiếp là một cuộc thi cả đời, cho dù bạn muốn làm gì thì sẽ luôn có những sai sót. Nhưng đừng vội buồn khi bạn sai hoặc chứng minh mình đúng trong mọi lúc, “cuộc thi” này kẻ thắng chính là kẻ quay đầu lại là một hành trình đầy ý nghĩa. 
“ Tôi không biết” sẽ giúp được bạn nhiều như thế nào, nhưng tôi hy vọng những gì mình nói sẽ giúp được bạn một cái gì đó. Vậy nhé, chúc bạn thành công.