Vận động thể thao điện tử chuyên nghiệp: Nghề nghiệp và những định kiến
Người Việt có đang quá khắt khe với những bạn trẻ muốn theo đuổi sự nghiệp theo chuyên nghiệp?
Những vận động viên thể thao điện tử luôn phải đối rất nhiều áp lực, trong đó áp lực lớn nhất trong sự nghiệp của họ chắc chắn là những định kiến về nghề nghiệp. Vận động viên thể thao điện tử luôn bị coi là những “Con nghiện game” và họ không hề được tôn trọng. Nhiều người đã phải bỏ nghề vì nhận phải nhiều chỉ trích từ phía các bậc phụ huynh cũng như báo đài khi đề cập tới các tác hại của game online.
Những định kiến hà khắc:
Cách đây 10 năm, sự kiện một đội tuyển thể thao điện tử Việt Nam có cơ hội tham gia giải đấu toàn thế giới trong bộ môn Liên Minh Huyền Thoại (LOL) đã tạo ra tiếng vang lớn trong giới trẻ. Không chỉ vậy, bộ môn này cũng dần dần tạo dựng sức hút riêng bênh cạnh các bộ môn thể thao vận động như bóng đá, cầu lông, võ thuật,... Thành công trong giới trẻ là thế, tuy nhiên trong cộng đồng người dân Việt Nam nói chung, thể thao điện tử (E-sports) vẫn còn tồn tại rất nhiều định kiến tiêu cực. Ý kiến của bộ phận lớn các bậc phụ huynh cho biết, họ cảm thấy băn khoăn về việc E-sports được công nhận là một bộ môn thể thao, ngang hàng với các bộ môn thể thao mang tính vận động. Điều đó dấy lên nghi ngại rằng thể thao điện tử chỉ là cái vỏ bọc dựng lên, tạo ra môi trường tiêu cực khuyến khích trẻ em nghiện game, bỏ học, ăn cắp tiền,… Có thể thấy, tồn tại trong ý thức đại đa số cha mẹ Việt, thể thao điện tử chưa bao giờ được coi trọng như cách nó được công chúng thế giới biết đến.
Nhìn rộng ra quốc tế, ta có thể dễ dàng thấy rằng: Những quốc gia đi đầu về thể thao điện tử như Trung Quốc, Mỹ, Hàn Quốc,... thực sự rất coi trọng bộ môn này. Họ công nhận thể thao điện tử như một bộ môn chính thức, hợp pháp để thi đấu chuyên nghiệp, cũng như xây dựng một hệ thống giáo dục riêng để đào các thế hệ tuyển thủ. Trở lại Việt Nam, ta cần nghiêm túc đặt ra một câu hỏi: Liệu cộng đồng người Việt có thực sự quá khắt khe với những bạn trẻ mong muốn đặt chân vào con đường tuyển thủ chuyên nghiệp?
Nhiều người vẫn thường có những định kiến gay gắt mỗi khi con cái hoặc người thân họ chơi game quá nhiều. Từ đó, họ hình thành lối suy nghĩ chơi game là một việc rất xấu, gây tổn thất thời gian và khiến những người xung quanh họ trở nên hư hỏng. Điều này hoàn toàn sai lầm, đối với vận động viện thể thao điện tử, chế độ luyện tập của họ cũng như các vận động viện của bất cứ môn thể thao nào hiện nay. Điểm khác biệt duy nhất của thể thao điện tử đó là luyện tập với máy tính và các phân tích viên số liệu. Chia sẻ về vấn đề này, anh Nguyễn Vũ Hoàng Dũng- HLV Esport có nói: “ Cái khó khăn nhất của thể thao điện tử đó là nhiều người không phân biệt được game thông thường và thể thao điện trử khác nhau ra sao. Có thể là do việc truyền thông đưa tin về tác hại của game online quá nhiều. Vì vậy, ở Việt Nam lúc này là cái khó làm sao để thay đổi định kiến. Những định kiến gây ảnh hưởng rất lớn đối với sự phát triển của nền thể thao nước nhà so với các nước trong cùng khu vực Đông Nam Á hay rộng hơn là trên toàn thế giới.”
Tương lai nào cho vận động viên thể thao điện tử?
Vận động viên chuyên nghiệp được chọn lọc từ những game thủ giỏi với quyết tâm thi đấu cao độ và đam mê theo đuổi sự nghiệp thể thao điện tử. Game thủ chuyên nghiệp được tuyển chọn từ rất sớm với độ tuổi giao động từ 15 cho tới 18. Khi đủ 18 tuổi họ sẽ có tư cách thi đấu chuyên nghiệp trên bất cứ sàn đấu nào không chỉ nội địa mà còn cả các giải đấu quốc tế. Bởi yêu cầu đào tạo từ rất sớm, nhiều người trẻ khi muốn trở thành game thủ chuyên nghiệp vướng phải những định kiến về nghề nghiệp họ theo đuổi. Người lớn, đặc biệt là những bậc phụ huynh sẽ phản đối gay gắt khi nhận được lời đề nghị cho con cái họ theo đuổi đam mê trở thành một vận động viên Esport.
Người xưa thường gắn mác cho những game thủ là những người lãng phí thời gian cuộc sống, lười biếng và xa lánh xã hội, người mang hơi hướng bạo lực và thật vô bổ khi không được kiến thức nào từ các trò chơi online. Vì những lối suy nghĩ tiêu cực và sợ hệ lụy về sau, nhiều bậc cha mẹ nghĩ rằng con cái và người thân của họ sẻ trở thành “bản sao” của những game thủ này. Họ cho rằng game thủ thực chất là những người tạo ra tệ nạn xã hội và xã hội không cần nghề nghiệp này.
Trên thực tế game thủ thông qua game online để rèn luyện khả năng phản xạ và khả năng tư duy chiến lược. Không chỉ đơn giản chỉ là chơi một trò chơi thông thường. Những tuyển thủ luyện tập cùng đồng đội, luyện tập cách liên kết đội hình, cách truyền đạt ý tưởng và tương tác trên không gian ảo. Rất nhiều trò chơi thuộc bộ môn thể thao điện tử được thiết kế theo xu hướng trí tuệ hóa và đồi hỏi người chơi phải có sự tập trung cực lớn. Theo ông Alan Ritacco, Trưởng khoa Thiết kế và Công nghệ của Trường Đại học Backer đã đưa ra nhận định như sau: "Esports không còn là những trò chơi mà bọn trẻ suốt ngày ru rú trong phòng để chơi lén nữa. Những vận động viên hàng đầu của eSports hiện còn kiếm được nhiều tiền hơn những vận động viên ở các môn thể thao truyền thống khác như golf hay tennis".
Chúng ta nên có cái nhìn khách quan hơn về những vận động viên chuyên nghiệp. Họ không phải là cái cớ để đổ lối cho tất cả những tệ nạn mà game gây ra. Không phủ nhận những tổn thất do những thành phần “quá khích” gây ra, song, không thể đánh đồng tất cả những người theo đuổi thể thao đều là “những con nghiện”. Hiện tại, ngành thể thao cũng hội thể thao, giải trí Việt Nam đang thực hiện các nhiệm vụ nhằm phát triển Esport một cách đúng hướng và chuyên nghiệp để hướng tới các giải đấu lớn trong tương lai. Vận động viên thể thao điện tử cũng cũng như bất cứ một ngành nghề nào, nó cần được tôn trọng như cái cách thế giới công nhận nó.
Quan điểm - Tranh luận
/quan-diem-tranh-luan
Bài viết nổi bật khác
- Hot nhất
- Mới nhất