GenZ và vấn đề trong giao tiếp: Khi những điều cơ bản bị bỏ qua
Chạy đua với tốc độ phát triển, có những nguyên tắc giao tiếp tối thiểu vô tình bị các bạn trẻ bỏ qua, hoặc cố tình bỏ qua?
Dưới góc nhìn của một cá nhân sinh ra cuối những năm 9x, kết nối giữa các thế hệ: Gen Y và Gen Z nội tại. Với sự tiếp xúc với một loạt cá nhân thuộc các thế hệ khác nhau, mình nhận thấy rằng Gen Z được hưởng lợi từ việc tiếp cận phương tiện truyền thông sớm và sự đầu tư vào giáo dục từ phía bố mẹ. Điều này đã giúp Gen Z phát triển một tinh thần thông minh, năng động và khả năng thích nghi nhanh hơn đáng kể, đặc biệt trong lĩnh vực liên quan đến công nghệ. Đây thực sự là một điều tích cực cho sự tiến bộ của xã hội. Tuy nhiên, như mọi sự vật, mọi hiện tượng đều có mặt trái của nó.
Chạy đua với tốc độ phát triển, có những nguyên tắc giao tiếp tối thiểu vô tình bị bỏ qua, hoặc cố tình bỏ qua?
Case study số 1: Quá bận rộn để trả lời tin nhắn
Mình có quen một em gái nọ, em ấy ít hơn mình 4 tuổi, là em gái của một người bạn cũ của mình. Do học cùng ngành nên em ấy thường nhắn tin nhờ mình tư vấn một số vấn đề liên quan đến môn học, kinh nghiệm công việc. Hầu hết mình đều trả lời rất nhiệt tình, thậm chí có thể setup những buổi calling hàng giờ đồng hồ để hướng dẫn cho em ấy. Cô bé ấy là một cô bé thông minh, và vô cùng tích cực trong việc học hỏi. Tuy nhiên, sau mỗi lần nhắn mình câu hỏi, mình trả lời, em ấy đều để đến cuối ngày, có khi là hơn một ngày sau mới reply, trong khi vẫn online đều đều.
Sau rất nhiều lần như vậy, mình đã quyết định không tiếp tục việc giúp đỡ em ấy nữa. Bởi, việc đó khiến mình cảm thấy không được tôn trọng. Mình đi làm từ 8h sáng đến 8h tối mỗi ngày, luôn phải xử lý công việc liên tục và duy trì các cuộc trao đổi với đồng nghiệp, mình vẫn có thể sắp xếp để trả lời tin nhắn của em ấy. Vì vậy, không có lý do để em bào chữa rằng lịch trình ở trường quá bận rộn để trả lời một tin nhắn, như là "Em cảm ơn chị, để tối có thời gian em đọc thêm rồi em hỏi thêm c nhé ạ". Mình cho rằng đây là một nguyên tắc giao tiếp tối thiểu mà mọi người nên tuân thủ, dù ở độ tuổi nào.

Mình hiểu Gen Z là một thế hệ phải vật lộn với nhiều áp lực mới
Lý do bận rộn này cũng xảy ra tương tự từ câu chuyện được bạn mình chia sẻ. Do nhu cầu công việc, bạn có hợp tác với một số các bạn trẻ hơn trong việc sáng tạo. Bạn mình cũng tương tự như mình, đối mặt với cả tá công việc áp lực và 1001 cuộc hội thoại với đồng nghiệp, nhưng luôn cố gắng duy trì sự phản hồi liên tục để đảm bảo nguyên tắc chuyên nghiệp tối thiểu trong môi trường công sở. Và tình thế dở khóc dở cười cũng xảy ra tương tự, trong khi bạn mình luôn cố gắng guide các bạn ấy thật chi tiết về công việc, không quên động viên cố gắng thì các bạn cũng ngâm tin nhắn hàng tiếng đồng hồ, qua cả ngày khác với lý do bận rộn tương tự.
Các bạn có thực sự bận rộn?
Đây là một câu hỏi mình và bạn mình luôn đắn đo tự hỏi.

Mặc dù hiểu rằng, với tốc độ phát triển như hiện tại, các bạn có nhiều áp lực hơn và rất nhiều việc cần làm để nâng cao năng lực bản thân. Đi học không chỉ học đơn thuần, còn ty tỷ hoạt động ngoại khóa và việc làm thực tập khác. Nhưng mình cho rằng, dù thực sự bận rộn hay không, sự cân đối để đảm bảo tính chuyên nghiệp trong tốc độ phản hồi là cần thiết. Và việc thực hiện điều đó không khó. Các bạn có thể bỏ qua những tin nhắn nói chuyện phiếm, hay những tin nhắn tâm sự chat chit giữa bạn bè, nhưng không thể bỏ qua tin nhắn về công việc, hay tương tự là tin nhắn nhờ sự giúp đỡ từ người khác.
Case study số 2: Quá lười để nói chuyện một cách chỉn chu
Một câu chuyện khác, vẫn liên quan đến trải nghiệm hướng dẫn các bạn trẻ. Có một số bạn sau khi được hướng dẫn sẽ thường sẽ reply với những tin nhắn như "OK c" "Okk c" hay là "Okie c".
Thực ra những câu này trong những môi trường thoải mái và không quá xét nét là một câu nói hoàn toàn bình thường. Nó đảm bảo được sự gọn gàng và nhanh lẹ. Nhưng sẽ tốt hơn nếu nó được cải thiện lên thành những câu như: "Vâng, em cảm ơn c ạ" "Oki chị, em hiểu rùi nè, em cám ơn c nhen"
Việc giao tiếp một cách chỉn chu sẽ nâng cao chất lượng giao tiếp và mối quan hệ lên rất nhiều. Và người hướng dẫn của bạn cũng sẽ vui lòng hơn trong việc tiếp tục giúp đỡ bạn. Bởi, thực ra rằng, họ đâu có nghĩa vụ và trách nhiệm trong việc giúp đỡ bạn, họ làm điều đó hoàn toàn từ việc muốn chia sẻ cùng bạn. Và không nên tiết kiệm với nhau một câu trả lời chỉn chu khi họ đã cố gắng dành thời gian cho bạn.
Việc trả lời ngay sau khi đọc tin nhắn và việc viết ra một tin nhắn chỉn chu ban đầu có vẻ như những điều nhỏ nhặt. Nhưng nếu trở thành một thói quen quá lạm dụng, nó có thể tạo ra một tác động tiêu cực và ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống và mối quan hệ của chúng ta. Dù chúng ta thuộc thế hệ nào, chúng ta đều đang hướng đến một phiên bản tốt hơn của bản thân trong tương lai. Vì vậy, không có lý do gì để chúng ta không hoàn thiện bản thân những điều đơn giản nhất.
Chúng ta không có trách nhiệm để cố gắng làm hài lòng người khác, nhưng việc giao tiếp thông minh sẽ khiến cuộc sống này trở nên dễ dàng hơn.


Quan điểm - Tranh luận
/quan-diem-tranh-luan
Bài viết nổi bật khác
- Hot nhất
- Mới nhất
Ychangheo
Mình là dân 8x, đã có thời gian dài quan sát XH VN qua nhiều giai đoạn thì thấy vấn đề bạn nêu ko phải chỉ GenZ gặp phải mà GenY, GenX đều có khi gặp phải... Theo riêng mình quan sát thấy được thì thực ra vấn đề này đang là vấn của TK21 này là "Chủ Nghĩa Cá Nhân", và "Chủ Nghĩa Tiêu Thụ" đang ảnh hưởng quá mạnh đến mỗi ng... Nhiều ng ko tìm hiểu ý nghĩa kỹ càng của CNCN mà toàn nghe truyền miệng là chính, rồi từ hiểu sai ý rồi làm sai nên nghĩ bản thân mình là quan trọng nhất, ko quan tâm đến các vấn đề khác như mối quan hệ cộng đồng, công việc,v.v... Nếu hiểu CNCN theo ý đó thì đó là "Ái Kỷ" ko phải là CNCN... Nên ng có tư tưởng đó trc sau gì cũng hại ng hại mình... Nhưng ở cùng độ tuổi GenZ thì độ hiểu biết ko nhiều, lại lười tìm hiểu do tư tưởng nhanh và ngắn đeo bám do sử dụng MXH ko đúng, lại ko gặp đc mentor nào có đủ chiều sâu hướng dẫn, mà có gặp đc thì với cách giao tiếp đó thì mentor cũng chán mà ko muốn hướng dẫn nữa... Vài điều mình quan sát đc mong đóng góp thêm chút ý kiến cho bài viết của bạn...
- Báo cáo

Diệu Huyền Jessie
Em cảm ơn ạ
- Báo cáo

Diệu Huyền Jessie
Em cảm ơn ạ
- Báo cáo
Mê truyện tranh
Mình sinh ra vào những năm đầu 9x, và mình cảm thấy bạn miêu tả nhóm bạn già của mình ý :)) Đôi khi online thật nhưng ko có trả lời ngay đâu, vì onl trong tích tắc để giải trí hay trả lời gì quan trọng rồi thôi ko thèm rep nữa hoặc chỉ bấm like câu nói đó thôi.
Nhưng mà ko phải là ko tôn trọng nhau, chỉ là ưu tiên những thứ khác. Và đương nhiên ko ai để ý vấn đề đó cho lắm. Lúc cần mà có nhau là được rồi ;)
- Báo cáo

Diệu Huyền Jessie
Đúng rồi, trong cuộc sống với những mối quan hệ thân thiết và không có vấn đề gì quan trọng thì hoàn toàn có thể như vậy, mới có thể dùng đc câu lúc cần có nhau là đc rồi. Nhưng mà tình huống mình đang đề cập trong bài là trong công việc và trong trường hợp một người đang đi nhờ sự giúp đỡ của người khác nè. Phải tôn trọng nhau thì mới hỗ trợ support nhau bền chặt lâu dài được, một bên k có sự phản hồi thì bên còn lại cũng đâu cần có trách nhiệm gì đâu.
- Báo cáo

Huy Nghĩa
Tin nhắn đến nhanh, đồng thời tạo ra áp lực phản hồi nhanh. Cứ thong thả như thư từ lại tốt. Chẳng lo bị phán xét là vô ý , seen mà không reply
- Báo cáo

Diệu Huyền Jessie
cuộc sống hiện đại vốn dĩ mang đến nhiều áp lực hơn cuộc sống ngày xưa mà, cơ mà chúng ta k thay đổi được gì, điều duy nhất có thể làm là thích nghi ...
- Báo cáo

Lê Ngọc Anh Quân
Nếu đối phương là người nhờ vả mà rep muộn thì lần sau mình sẽ không chờ tin nhắn họ nữa và ưu tiên làm việc khác trừ khi họ giải thích cho việc đó
Ở nhóm chat công việc trên Teams của mình thì các a c 8X 9X đều nhắn tin rất thoải mái (dev hết) , nhắn thế lúc nhờ việc bớt áp lực cho họ
- Báo cáo

Diệu Huyền Jessie
Đúng zị hé, thực ra thì trong cuộc sống việc phản hồi hay không là quyền cá nhân của mỗi người, tuy nhiên người được nhờ vả cũng có thể đưa ra lựa chọn có giúp đỡ hay không. Trong công việc thì việc duy trì phản hồi gần như là cần thiết. Vậy nên cố gắng một chút để biến việc đó thành thói quen được, thì cũng tốt mà nhỉ? Cuộc sống của tất cả mọi người đều trở nên vui vẻ và dễ dàng hơnn
- Báo cáo

Nemo1810
Mình 8x đời cuối và mình nghĩ có 1 khả năng như thế này xảy ra nữa, là người đó muốn thực sự tiêu hóa lượng thông tin mà bạn đưa ra để rồi có phản hồi lại thực sự để tâm thay vì một thứ gì nó hời hợt hay theo một thủ tục cho có. Mình cũng thường k trả lời ngay vì mình muốn đưa ra câu trả lời tốt hơn, ít nhất ở tiêu chuẩn mà mình chấp nhận được. Có lẽ cả một phần sợ sai.
Mình chỉ giải thích vậy thêm một khả năng xảy ra, còn mình cũng thấy là thực sự việc có phản hồi phù hợp như cách của bạn sẽ ok hơn nhiều so với cách mình đang làm. Và cũng phải nói thực sự mình cần rất nhiều thời gian mới nhìn nhận ra điều này và cũng không xa bây giờ lắm.
Thật tốt khi có những bài viết như thế này để đôi khi mọi người có thể nhìn nhận được nó sớm hơn từ góc nhìn của người khác và thực hiện được sớm hơn thì sẽ tốt hơn. Mong nhiều bạn sẽ học được từ đây.
- Báo cáo

Diệu Huyền Jessie
Mình cũng cảm ơn bạn vì đã đưa đến cho một mình một góc nhìn khách quan khác đối với câu chuyện này nhé ạ. Đúng chuẩn Thiên Bình, luôn có sự nhìn nhận từ nhiều khía cạnh.
- Báo cáo

Nemo1810
Ủa chào bạn, mình cũng Thiên Bình và mình thấy là mình ba phải hơn là nhìn được từ nhiều khía cạnh. Nhưng biết đâu đây mới là nhận xét đúng về tính cách của cung này
. Và mình tích cực hơn khi mọi người nói về sự ba phải thành việc nhìn nhận từ nhiều khía cạnh. Thật tuyệt vời
.


- Báo cáo