Trong thế giới chuyển động không ngừng như ngày nay, xã hội luôn thay đổi không ngừng. Nhưng điều đáng nói ở đây không chỉ đơn thuần là sự thay đổi, mà là tốc độ thay đổi. Và những cú chuyển đổi lớn cũng đã tạo ra những bước ngoặt đáng kể trong mô hình kinh doanh.
Hiểu được thực tế này, cuốn sách Vòng đời sản phẩm tinh gọn của nhóm tác giả Tendayi, Craig Strong và Sonja Kresojevic đã đưa ra cho “người chơi” một lộ trình để đổi mới và tăng trưởng bền vững. Họ có thể là bất kỳ ai: công nhân, giám đốc sản phẩm, chủ sở hữu sản phẩm, nhà thiết kế, kỹ sư phần mềm, giám đốc đổi mới, giám đốc công nghệ số, giám đốc marketing và kinh doanh, giám đốc tài chính, quản lý cấp cao và những người nằm trong ban điều hành.
Một thập kỷ đã trôi qua với nhiều những sự biến động, đó là sự thành công của nhiều công ty startup và các sản phẩm tuyệt vời sử dụng công nghệ để tạo ra các mô hình kinh doanh mới - những công ty non trẻ đã “soán ngôi” những kẻ đứng đầu và tăng trưởng một cách vượt bậc. 
Rõ ràng chúng ta có thể nhận thấy, ý tưởng về một môi trường kinh doanh ổn định nghe giống như một giấc mơ hoang đường, bởi các công ty phải liên tục cải tiến và tìm ra cho mình những lợi thế cạnh tranh khác nhau. Một chiến lược thông minh bây giờ là tận dụng lợi thế hiện có, đồng thời khám phá những lợi thế mới. Trong bối cảnh này, doanh nghiệp cần tạo dựng những mô hình quản lý và phương thức làm việc mới.
Vậy chúng ta phải làm điều này như thế nào? 
Cuốn sách này sẽ giới thiệu cho bạn mô hình: Vòng đời sản phẩm tinh gọn (Lean Product Lifecycle - Lean PLC). Đây là mô hình giúp doanh nghiệp tạo ra sản phẩm đáp ứng nhu cầu người dùng, đồng thời quản lý rủi ro đầu tư nhờ đưa ra những lựa chọn đúng trong thời điểm thích hợp.
Mô hình Vòng đời sản phẩm tinh gọn là gì?
Vòng đời sản phẩm tinh gọn được khởi xướng đầu điên bởi Raymond Vernon vào năm 1966. Vernon quan sát thấy sản phẩm thường đi qua bốn giai đoạn: Giới thiệu, Tăng trưởng, Chín muồi và Sụt giảm. Theo mô hình này, trước khi sản phẩm bước qua thời kỳ tăng trưởng, các nhà đổi mới không cần thiết phải tìm kiếm một mô hình kinh doanh sinh lời. Đây là một điểm hạn chế và Vòng đời sản phẩm tinh gọn được thiết kế nhằm khắc phục điểm hạn chế đó. 
Vòng đời sản phẩm tinh gọn (Lean PLC) bao gồm 6 giai đoạn: Ý tưởng, Khám phá, Xác nhận, Tăng trưởng, Duy trì, Rút lui. Trong đó, 3 giai đoạn đầu bao gồm: Ý tưởng, Khám phá, Xác nhận. Ba giai đoạn này tập trung vào việc tìm kiếm mô hình kinh doanh thích hợp, với mục đích cuối cùng là đạt được sự cân bằng giữa sản phẩm và thị trường. Ba giai đoạn còn lại là: Tăng trưởng, Duy trì, Rút lui sẽ chú trọng vào việc triển khai mô hình kinh doanh được rút ra từ quá trình nghiên cứu trước đó, và tận dụng nó một cách hiệu quả cho đến khi sản phẩm bị buộc phải loại bỏ ra khỏi thị trường.
Tuy nhiên, để thực hiện những bước này, một doanh nghiệp cần có đủ nguồn lực vào mỗi thời điểm thích hợp. Điều đó có nghĩa là quá trình phát triển sản phẩm gắn liền với quyết định đầu tư được đưa ra bởi ban điều hành và những quyết định này sẽ tác động trực tiếp đến kết quả của việc áp dụng Lean PLC trong chu trình xây dựng sản phẩm. 
Hành trình của một sản phẩm theo mô hình Lean PLC không di chuyển một chiều từ bước này sang bước khác, mà có thể đi qua một giai đoạn hoặc quay trở về giai đoạn trước đó. Chẳng hạn, nhóm phụ trách thu được nhiều tín hiệu tốt về nhu cầu khách hàng. Tuy nhiên, khi xây dựng giải pháp, họ nhận ra khách hàng không thwucj sự sẵn sàng mua sản phẩm nhiều như những tín hiệu ban đầu thể hiện. Điều này đồng nghĩa với việc nhóm sẽ phải quay về bước khám phá, để kiểm chứng liệu hiểu biết của họ về nhu cầu khách hàng có sai hoàn toàn hay không. 
Vậy doanh nghiệp cần chuẩn bị những gì?
Trước khi bắt đầu cuộc hành trình mới này, việc “cài đặt” một tư duy đúng đắn là việc vô cùng cần thiết. Lean PLC là vòng lặp xây dựng - đo lường - học hỏi. Mô hình này sẽ giúp doanh nghiệp đưa ra các giả định và liên tục kiểm chứng chúng trong thực tế. 
Thêm vào đó, bạn cần một đội nhóm gồm những người đến từ các phòng ban và chuyên môn khác nhau, mà ở đó, sự đóng góp của mỗi thành viên đều mang lại giá trị. Ở những giai đoạn đầu của PLC, hãy giữ cho quy mô nhóm càng nhỏ càng tốt và sau đó bổ sung thêm khi bạn thấy cần. 
Cuối cùng, hãy cố gắng hết sức với lựa chọn ban đầu của bạn nhưng hãy chuyển hướng hoặc dừng lại khi cảm thấy đã đến lúc. Đây chính là biểu hiện của đúng việc, đúng thời điểm. Mọi quyết định được đưa ra phải dựa trên dữ liệu và quá trình học hỏi trước đó. Khi sản phẩm và đội nhóm của doanh nghiệp lớn mạnh, bạn cần duy trì nguyên tắc thử nghiệm và lặp lại. Thất bại thật nhanh và rút ra bài học thật nhan. Lean PLC không phải là truy trình tuyến tính, nó rất linh hoạt. Tại bất kỳ giai đoạn này, bạn cũng có thể quay trở về trước đó. Điều bạn nên làm là đưa ra quyết định thật nhanh dựa trên các bằng chứng và kết quả đã được xác nhận.