VÌ SAO KẾT HÔN ĐỒNG GIỚI CHƯA ĐƯỢC CÔNG NHẬN RỘNG RÃI TRÊN THẾ GIỚI ?
Hôn nhân đồng giới tại Việt Nam Hiện nay pháp luật Việt Nam không cấm kết hôn đồng giới nhưng những cặp vợ chồng đồng giới nếu xảy...
Hôn nhân đồng giới tại Việt Nam
Hiện nay pháp luật Việt Nam không cấm kết hôn đồng giới nhưng những cặp vợ chồng đồng giới nếu xảy ra tranh chấp thì phải giải quyết bằng luật dân sự chứ không được áp dụng luật hôn nhân và gia đình. Qua thông tin trên, chúng ta có thể thấy kết hôn đồng giới còn vấp phải những cái nhìn định kiến của xã hội. Mặc dù các vấn đề với người đồng giới đã không còn bị phán xét khắt khe như lúc trước nhưng nó vẫn luôn là đề tài nhạy cảm khiến nhiều người tranh luận. Vậy, những rào cản nào đang làm cho hôn nhân đồng giới chưa thể được chấp nhận như hôn nhân truyền thống ở Việt Nam cũng như đông đảo các quốc gia khác trên toàn thế giới ?
Quan điểm lạc hậu về người đồng giới
Nhiều người cho đến thời điểm hiện tại vẫn suy nghĩ rằng đồng tính là một căn bệnh. Chính lối suy nghĩ đó khiến những người đồng tính luôn bị coi là những bệnh nhân và làm họ tổn thương. Một số người không kì thị người đồng tính nhưng vẫn giữ quan điểm trên. Mặc dù họ không xúc phạm thậm chí là thông cảm nhưng suy ra cho cùng thì việc đó cũng chả khác gì là thương hại. Quan điểm này không phải tự nhiên mà có, nó xuất phát từ xã hội phong kiến hồi xưa. Ở một số quốc gia, trong quá khứ rất nhiều quốc gia đã ra lệnh tử hình người đồng tính và những hình phạt vô cùng khắc nghiệt khác. Những hình phạt dã man đó đã làm sai lệch tư tưởng con người từ thế hệ này qua thế hệ khác, tạo ra quan điểm cổ hữu ăn sâu vào một bộ phận con người ngày nay.
Những hành động kì thị trong cộng đồng
Người đồng tính ngoài việc phải chịu áp lực về định kiến xã hội, họ còn là nạn nhân của các hành vi phân biệt đối xử như kỳ thị, lăng mạ trong cộng đồng. Những nơi họ bị kỳ thị phổ biến nhất là trường học, nơi làm việc. Các hành động phân biệt đối xử với người đồng tính vẫn đang diễn ra hằng ngày, sự thờ ơ, vô cảm là nguyên nhân để các hành động này tiếp tục diễn ra. Không bàn đến sự kì thị của những người trong xã hội. Hiện nay, một vài quốc gia coi người đồng tính là tội phạm. Tại các quốc gia này, người đồng tính có thể bị phạt tù, thậm chí là tử hình. Điển hình là các quốc gia như Myanmar ( án chung thân với người đồng tính, Brunei ( phạt tù và tử hình), đa số các quốc gia ở khu vực châu Phi đều áp dụng án tử hình, phạt tù nhiều năm đối với người đồng tính và còn rất nhiều các quốc gia khác trên thế giới cũng thực hiện nhiều mức án tương tự trong bộ luật của mình.
Sự hoài nghi về ảnh hưởng dân số
Một vài quốc gia lo sợ việc chấp nhận hôn nhân đồng giới sẽ ảnh hưởng đến tình trạng làm suy giảm số lượng dân số, tỉ lệ sinh sản và dẫn đến làm già hóa dân số. Nhưng đây là sự lo lắng vô căn cứ vì trên thực tế, theo số liệu nghiên cứu của một vài quốc gia châu Âu thì việc người đồng giới sống chung hoàn toàn không làm thay đổi nhân khẩu học.
Điển hình là Đan Mạch chấp nhận hôn nhân đồng giới vào năm 1989, tỷ lệ ly hôn của nước họ giảm từ đó đến nay. Trước đó, tổng tỷ suất sinh của họ giảm trong thập niên 70 nhưng khi hôn nhân đồng giới chính thức được hợp pháp thì tổng tỳ suất của Đan Mạch tăng và giữ tỷ lệ ổn định từ năm 1989 đến nay.
Kết luận
Hôn nhân đồng giới là vấn đề nhạy cảm và chưa được chấp nhận rộng rãi trên thế giới. Sự phân biệt, kì thị vẫn còn diễn ra rất nhiều trong cả lời nói lẫn hành động của một nhóm người vô văn hóa, thiếu kiến thức và không có trái tim trong xã hội hiện đại. Trước mắt, tôi nghĩ giải pháp hợp lý nhất là mỗi quốc gia cần có luật pháp riêng để bảo vệ quyền lợi của những người đồng giới để ngăn chặn những hành vi tiêu cực của một bộ phận trong cộng đồng và chờ đợi sự mở lòng hơn của con người, hay nói cách khác là chờ đợi sự chấp nhận của cả nền văn hóa. Vì họ cho rằng hôn nhân đồng giới là trái với thuần phong mỹ tục, đi ngược lại với truyền thống dân tộc, với xã hội. Khi những thế hệ đi trước( những người lớn tuổi) không còn nữa, thế hệ trẻ sau này trưởng thành với tư tưởng hiện đại, khi họ là trụ cột của đất nước, khi suy nghĩ của con người đã thông suốt hơn thì chúng ta mới có thể hợp thức hóa hôn nhân đồng giới ở Việt Nam cũng như những nơi khác trên toàn thế giới. Điều đó sẽ bất công với những người đồng giới ở thời điểm hiện tại, nhưng chúng ta phải chấp nhận để thế hệ sau được tốt hơn. Vì một xã hội văn minh, hiện đại và không còn bất kì sự phân biệt đối xử nào với người đồng giới.
Thinking Out Loud
/thinking-out-loud
Bài viết nổi bật khác
- Hot nhất
- Mới nhất