V.I. Lenin: Ba nguồn gốc và Ba thành phần cấu thành của chủ nghĩa Marx
Bài viết được xuất bản vào tháng 3 năm 1913 trong báo Prosveshcheniye . Đã qua 1 lần dịch từ tiếng Nga sang tiếng Anh và tiếng Anh...
(Đây là văn bản nằm trong hàng căn bản của tất cả những người đang học và nghiên cứu về chủ nghĩa Marx. Theo Lenin, nói vắn tắt thì 3 gốc rễ tạo lập nên chủ nghĩa Marx là: Triết học duy vật; Phê bình kinh tế chính trị và chính trị Xã hội chủ nghĩa.)
Bài viết được xuất bản vào tháng 3 năm 1913 trong báo Prosveshcheniye. Đã qua 1 lần dịch từ tiếng Nga sang tiếng Anh và tiếng Anh sang tiếng Việt, do đó bài dịch khó tránh khỏi những sai sót và những ý không chính nguyên từ Lenin, mong người đọc góp ý và lượng thứ bỏ qua.
Phần bổ sung: Sơ lược về Proveshcheniye
Prosveshcheniye (Khai sáng) là một tờ báo xã hội, chính trị và văn học được xuất bản hằng tháng một cách hợp pháp của những người Bolshevik tại St. Petersburg từ tháng 12 năm 1911. Lenin đã đề xuất việc thành lập tờ báo này để thay thế cho tạp chí Mysl (Tư tưởng) của những người Bolshevik mà trước đó đã bị chính quyền Sa hoàng cấm lưu hành. Lenin chỉ đạo công việc của tạp chí từ nước ngoài và viết nên các bài báo như: “Những vấn đề cơ bản của Chiến dịch bầu cử”, “Kết quả bầu cử”, “Nhận xét phê phán về Vấn đề dân tộc”, “Quyền tự quyết của các quốc gia”,...
Tạp chí đã bị chính quyền Sa hoàng cấm đoán xuất bản vào tháng 6 năm 1914, vào đêm trước Chiến tranh thế giới thứ nhất. Ấn phẩm được tiếp tục xuất bản vào mùa thu năm 1917 nhưng chỉ có một số trong đó được xuất hiện; số này có hai bài báo của Lenin: “Liệu những người Bolshevik có thể duy trì quyền lực nhà nước không?” và “Đánh giá về Chương trình của Đảng”.
Phần mở đầu
Trên khắp thế giới được khai hóa, những lời của Marx gợi lên sự thù địch và căm ghét tột độ của khoa học tư sản (cả phe chính thống và tự do), tất cả trong số đó đều coi chủ nghĩa Marx là một loại "giáo phái nguy hiểm". Thái độ thù địch của chúng là tất yếu, vì không thể có "công bình" trong khoa học xã hội tại một xã hội dựa trên đấu tranh giai cấp. Theo cách này hay cách khác, mọi phe tư sản chính thống lẫn tự do đều bảo vệ chế độ nô lệ tiền lương (wage-slavery), trong khi chủ nghĩa Marx đã tuyên chiến không ngừng nghỉ với nó. Mong đợi khoa học xã hội tư sản trở nên công bình trong một xã hội nô lệ tiền lương nghe cũng ngây thơ như việc mong đợi sự công bình từ các nhà tư bản về vấn đề rằng có nên tăng lương cho công nhân bằng cách giảm lợi nhuận của tư bản hay không.
Nhưng không chỉ có vậy. Lịch sử triết học và lịch sử khoa học xã hội cho thấy rõ ràng rằng không có gì gọi là "chủ nghĩa bè phái" tồn tại trong chủ nghĩa Marx - là một học thuyết bất biến và cứng nhắc, Chủ nghĩa Marx là một học thuyết phát sinh từ con đường của sự phát triển văn minh thế giới đầy cao cả. Sự tuyệt vời của Marx là ở điểm ông đã đưa ra được câu trả lời cho những câu hỏi đã được khởi xướng từ những bộ óc lỗi lạc nhất trên thế giới. Học thuyết của ông xuất hiện như sự tiếp nối trực tiếp và tức thời từ lời dạy của những đại diện vĩ đại nhất của triết học, kinh tế chính trị và chủ nghĩa xã hội.
Học thuyết Marxist là toàn năng vì đơn giản là nó đúng. Nó toàn diện và hài hòa, cung cấp cho con người một góc nhìn thế giới đầy khách quan mà bất kỳ hình thức mê tín, phản động hoặc bảo vệ sự áp bức của giai cấp tư sản không thể được đạt đến. Nó là sự kế thừa hợp pháp của những gì tốt nhất mà con người đã tạo ra vào thế kỷ XIX, được thể hiện bằng triết học Đức, kinh tế chính trị Anh và chủ nghĩa xã hội Pháp.
Chúng ta sẽ đi vào tóm tắt ba nguồn gốc của chủ nghĩa Marx này, cũng như là những thành phần cấu thành của nó.
Phần I
Triết học của chủ nghĩa Marx là chủ nghĩa duy vật. Trong suốt lịch sử hiện đại của châu Âu, và đặc biệt là vào cuối thế kỷ XVIII ở Pháp, nơi đã diễn ra cuộc đấu tranh kiên quyết chống lại mọi loại cặn bã thời trung cổ, chống lại chế độ nông nô trong các thể chế và hình thái, chủ nghĩa duy vật đã chứng minh rằng nó là triết lý duy nhất mà có sự nhất quán, chủ nghĩa duy vật đúng với mọi giáo lý của khoa học tự nhiên và thù địch với sự mê tín, sự giả dối và cơ số những thứ tương tự. Do đó, những kẻ thù của nền dân chủ luôn nỗ lực hết sức để "bác bỏ", đào bới và bôi nhọ chủ nghĩa duy vật, đồng thời chúng đã ủng hộ nhiều hình thức duy tâm triết học, bảo vệ hoặc ủng hộ tôn giáo một cách không ngừng, theo cách này hay cách khác.
Marx và Engels đã bảo vệ chủ nghĩa duy vật triết học theo cách kiên quyết nhất và nhiều lần giải thích rằng mọi sự sai lệch khỏi cơ sở này đều đã mắc sai lầm sâu sắc như thế nào. Quan điểm của họ được trình bày rõ ràng và đầy đủ nhất trong các tác phẩm của những Engels, Ludwig Feuerbach và Anti-Dühring, giống như Tuyên ngôn Cộng sản, các tác phẩm ấy là những văn bản gối đầu giường dành cho mọi công nhân có ý thức về giai cấp.
Nhưng Marx không dừng lại ở chủ nghĩa duy vật thế kỷ XVIII: ông đã phát triển triết lý duy vật lên một tầm cao hơn, ông làm giàu nó bằng những thành tựu của triết học cổ điển Đức, đặc biệt là hệ thống của Hegel và đến lượt nó đã làm tiền đề cho chủ nghĩa duy vật của Feuerbach. Thành tựu chính của Marx là phép biện chứng, tức là học thuyết về sự phát triển ở dạng đầy đủ nhất, sâu sắc nhất và toàn diện nhất; nó là học thuyết về tính tương đối trong kiến thức con người, cung cấp cho chúng ta sự phản ánh về sự phát triển vĩnh cửu của vật chất. Những khám phá mới nhất của khoa học tự nhiên-radium, electron, sự biến đổi của các nguyên tố, đều là sự xác nhận đáng chú ý cho chủ nghĩa duy vật biện chứng mà Marx bất chấp những lời dạy của các triết gia tư sản cùng sự quay trở lại đầy "mới mẻ" của họ với một chủ nghĩa duy tâm vốn suy đồi và cũ rích.
Marx đã đào sâu và phát triển chủ nghĩa duy vật triết học một cách trọn vẹn, mở rộng nhận thức về tự nhiên để bao gồm cả nhận thức về xã hội loài người. Chủ nghĩa duy vật lịch sử của ông là một thành tựu lớn trong tư duy khoa học. Sự hỗn loạn và tính tùy tiện trước đây từng thống trị trong quan điểm về lịch sử và chính trị đã được thay thế bằng một lý thuyết khoa học toàn diện và hài hòa đến đáng kinh ngạc, điều này này cho thấy: do sự phát triển của lực lượng sản xuất từ một hệ thống đời sống xã hội, một hệ thống khác mới hơn đã phát triển như thế nào - ví dụ, chủ nghĩa tư bản phát triển từ chế độ phong kiến.
Cũng như kiến thức của con người phản ánh thiên nhiên (cụ thể là phát triển vật chất) tồn tại độc lập với con người, kiến thức xã hội của loài người (tức là các quan điểm và học thuyết khác nhau như triết học, tôn giáo, chính trị, v.v.) phản ánh hệ thống kinh tế của xã hội. Các thể chế chính trị là kiến trúc thượng tầng (hệ thống kết cấu ý thức xã hội như chính trị, luật pháp, đạo đức...) trên nền tảng kinh tế. Ví dụ, chúng ta thấy rằng các hình thức chính trị khác nhau của các quốc gia châu Âu hiện đại phục vụ cho việc củng cố sự thống trị của giai cấp tư sản đối với giai cấp vô sản.
Triết học của Marx là một chủ nghĩa duy vật triết học hoàn hảo mà đã cung cấp những công cụ tri thức mạnh mẽ cho nhân loại, đặc biệt là giai cấp công nhân.
Phần II
Từ việc nhận ra rằng hệ thống kinh tế là nền tảng để kiến trúc thượng tầng chính trị được xây dựng, Marx đã dành sự quan tâm lớn nhất của mình vào việc nghiên cứu hệ thống kinh tế này. Tác phẩm chính của Marx là Tư bản luận, dành riêng cho việc nghiên cứu hệ thống kinh tế của xã hội hiện đại, tức là xã hội tư bản.
Kinh tế chính trị cổ điển đã phát triển ở Anh - nước phát triển nhất trong các nước tư bản, trước cả Marx. Adam Smith và David Ricardo, thông qua các cuộc điều tra về hệ thống kinh tế, đã đặt nền móng cho học thuyết giá trị lao động. Marx tiếp tục công trình của họ; ông đã đưa ra bằng chứng cho học thuyết này và phát triển nó một cách nhất quán. Ông đã chỉ ra rằng giá trị của mọi hàng hóa được xác định bởi lượng thời gian lao động cần thiết để sản xuất ra hàng hóa đó.
Trong khi các nhà kinh tế tư sản nhìn thấy mối quan hệ giữa các sự vật (trao đổi một hàng hóa này lấy một hàng hóa khác), Marx lại chỉ ra mối quan hệ giữa con người. Việc trao đổi hàng hóa thể hiện mối liên hệ lẫn nhau giữa những người sản xuất đơn lẻ thông qua thị trường. Tiền tệ biểu thị mối liên hệ này ngày càng chặt chẽ hơn, thống nhất một cách bất biến toàn bộ đời sống kinh tế của những người sản xuất đơn lẻ thành một thể. Tư bản biểu thị sự phát triển hơn nữa của mối liên hệ này: sức lao động của con người trở thành một hàng hóa. Người làm công ăn lương bán sức lao động của mình cho chủ sở hữu đất đai, nhà máy và công cụ lao động. Người lao động dành một phần thời gian trong ngày để trang trải chi phí nuôi sống bản thân và gia đình (tiền lương), trong khi phần thời gian còn lại trong ngày anh ta làm việc không công, tạo ra cho nhà tư bản giá trị thặng dư, nguồn lợi nhuận, nguồn của cải của giai cấp tư bản. (Ý của Lenin là người lao động chỉ được trả công bằng vài tiếng làm việc của họ, trong khi phần họ đáng nhẽ ra được nhận trong số thời gian làm việc kéo dài đã vào túi các nhà tư bản. Ví dụ: 14 tiếng làm việc thì họ chỉ được nhận về cho mình giá trị tiền lương tương đương 3-4 tiếng, giá trị trong thời gian còn lại sẽ tạo ra của cải thặng dư làm lợi cho tư bản; theo cách nói của Lenin là họ dành 3-4 tiếng để trang trải chi phí cho gia đình trong 14 tiếng làm việc)
Học thuyết về giá trị thặng dư là nền tảng cho học thuyết kinh tế của Marx.
Tư bản, tuy được tạo ra bởi sự lao động của người lao động, nghiền nát người tạo ra nó, đồng thời làm phá sản những người chủ nhỏ và tạo ra một đội quân thất nghiệp. Trong công nghiệp, chiến thắng của sản xuất quy mô lớn là điều dễ thấy ngay lập tức, nhưng hiện tượng tương tự cũng có thể thấy trong nông nghiệp, nơi mà sự vượt trội của nền nông nghiệp tư bản chủ nghĩa quy mô lớn đang được củng cố, việc sử dụng máy móc tăng lên và kinh tế nông dân đang bị mắc kẹt bởi tư bản tiền tệ trở nên suy thoái và sụp đổ dưới gánh nặng do kỹ thuật lạc hậu. Sự suy thoái của sản xuất quy mô nhỏ mang những hình thức khác nhau trong nông nghiệp, nhưng bản thân sự suy thoái là một sự thật không thể chối cãi.
Bằng cách phá hủy sản xuất quy mô nhỏ, vốn dẫn đến sự gia tăng năng suất lao động và tạo ra vị thế độc quyền cho các hiệp hội của những nhà tư bản lớn. Bản thân sản xuất ngày càng trở nên "xã hội" hơn - hàng trăm nghìn và hàng triệu công nhân gắn kết với nhau trong một cơ quan kinh tế thông thường, nhưng sản phẩm của lao động tập thể này lại bị một nhóm nhỏ các nhà tư bản chiếm đoạt. Tình trạng hỗn loạn trong sản xuất, khủng hoảng, cuộc chạy đua điên cuồng theo đuổi thị trường và sự bất an về sự tồn tại của đại bộ phận dân chúng đang gia tăng.
Bằng cách gia tăng sự phụ thuộc của công nhân vào vốn, hệ thống tư bản tạo ra sức mạnh to lớn của lao động đoàn kết.
Marx đã theo dõi sự phát triển của chủ nghĩa tư bản từ giai đoạn phôi thai của nó là nền kinh tế hàng hóa, từ trao đổi đơn thuần đến trạng thái phát triển nhất - sản xuất quy mô lớn.
Từ những thực nghiệm từ các nước tư bản, cả cũ cả mới, năm từng năm đều đang chứng minh một cách rõ ràng về sự đúng đắn của học thuyết Marx này với gia tăng của số lượng công nhân.
Chủ nghĩa tư bản đã thắng trên cả thế giới, nhưng sự chiến thắng này chỉ là khúc dạo đầu cho một chiến thắng của nhân dân lao động trước tư bản.
Phần III
Khi mà chủ nghĩa phong kiến đã bị lật đổ và xã hội tư bản "tự do" xuất hiện trên thế giới, ngay lập tức người ta nhận ra rằng sự tự do này là một hệ thống đàn áp và bóc lột nhân dân lao động. Ngay lập tức đã có rất nhiều học thuyết xã hội chủ nghĩa được hình thành như sự phản ánh và sự đấu tranh chống lại sự đàn áp này. Tuy nhiên, chủ nghĩa xã hội ở giai đoạn đầu là chủ nghĩa xã hội không tưởng. Nó phê phán xã hội tư bản, nó lên án và nguyền rủa xã hội ấy, nó mơ về sự sụp đổ của tư bản, chủ nghĩa xã hội không tưởng có một viễn cảnh về một trật tự tốt đẹp hơn và cố gắng thuyết phục người giàu về sự vô đạo đức của việc bóc lột.
Nhưng suy cho cùng, chủ nghĩa xã hội không tưởng vẫn không thể chỉ ra được một giải pháp thực sự. Nó không thể giải thích được bản chất thực sự của nô lệ tiền lương trong chủ nghĩa tư bản, nó cũng không thể phơi bày ra các quy luật phát triển của chủ nghĩa tư bản hay chỉ ra rằng lực lượng xã hội nào có đủ khả năng cho việc trở thành người tạo ra một xã hội mới.
Trong khi đó, những cuộc cách mạng dữ dội diễn ra ở khắp châu Âu điển hình là ở Pháp, đi kèm với sự sụp đổ của chế độ phong kiến, chế độ nông nô. Những điều ấy ngày càng bộc lộ rõ ràng hơn rằng cuộc đấu tranh giai cấp là cơ sở và là động lực của mọi sự phát triển.
Không một chiến thắng nào của tự do chính trị trước giai cấp phong kiến hơn sự kháng cự tuyệt vọng. Không một quốc gia tư bản nào phát triển trên cơ sở tự do và dân chủ không hơn không kém, ngoại trừ cuộc đấu tranh sống còn giữa các giai cấp khác nhau tồn tại trong xã hội tư bản.
Sự thiên tài của Marx nằm ở điểm rằng ông đã là người đầu tiên đúc rút từ bài học mà lịch sử thế giới đã răn dạy và áp dụng bài học đó một cách nhất quán. Sự đúc rút của Marx được gói trọn trong học thuyết đấu tranh giai cấp của ông.
Con người đã luôn là nạn nhân ngu ngốc của sự lừa dối và sự tự lừa dối trong chính trị, và họ sẽ luôn như thế cho đến khi họ học được cách tìm kiếm lợi ích của những tầng lớp khác đằng sau tất cả những ngôn từ, tuyên bố hay lời hứa về đạo đức, tôn giáo và xã hội. Những người ủng hộ cải cách và cải tiến sẽ luôn luôn bị lừa bởi những kẻ bảo vệ trật tự cũ cho đến đến khi bản thân họ nhận ra mọi thể chế cũ rích ấy dù có man rợ và thối nát đến dường nào chăng nữa vẫn sẽ được tiếp tục tồn tại nhờ nguồn lực của giai cấp nắm quyền sở tại. Và chỉ có duy nhất một cách để phá vỡ sự kháng cự của những giai cấp thống trị ấy, đó là tìm ra trong chính xã hội xung quanh chúng ta các thế lực có thể tạo nên sức mạnh có khả năng quét sạch cái cũ và tạo ra cái mới, và khai sáng và tổ chức các thế lực đó cho cuộc đấu tranh nhờ vị thế xã hội của thế lực ấy.
Chỉ riêng triết học duy vật của Marx đã chỉ lối cho giai cấp vo sản lối thoát ra khỏi chế độ nô lệ tinh thần mà tất cả giai cấp bị áp bức cho đến nay vẫn phải chịu đựng. Đồng thời cũng chỉ riêng lý thuyết kinh tế của Marx đã giải thích được vị trí chính xác của giai cấp vô sản trong hệ thống chung của chủ nghĩa tư bản.
Những tổ chức độc lập của giai cấp vô sản đang được nhân rộng trên toàn bộ thế giới, từ Hoa Kì đến Nhật bản và từ Thụy Điển đến Nam Phi. Giai cấp vô sản đang được khai sáng và được giáo dục thông qua đấu tranh giai cấp; nó đang tự giải thoát bản thân giỏi những định kiến trong xã hội tư sản; nó đang tập hợp hàng ngũ trở nên chặt chẽ hơn bao giờ hết và chính nó giờ đang học cách lường trước các phương pháp dẫn nó đến thành công; nó - các tổ chức do giai cấp vô sản, đang tôi rèn lực lượng và đang phát triển vũ bão không thể chống đỡ.
Quan điểm - Tranh luận
/quan-diem-tranh-luan
Bài viết nổi bật khác
- Hot nhất
- Mới nhất