Nhà Minh cai trị Trung Hoa từ năm 1368 đến năm 1644. Ngoài mối đe dọa từ phương Bắc với sự xâm lấn của các bộ tộc du mục, nhà Minh còn phải đối mặt với nạn Oa Khấu đang hoành hành cướp phá khắp vùng bờ biển phía Đông.
Tập tin:Wokou.jpg


Hoạt động của Oa Khấu trong thế kỉ 16
Oa Khấu hay Uy khấu, người Oa hay còn gọi là “giặc lùn” (Wokou, 倭寇) là từ dùng để chỉ cướp biển với nhiều nguồn gốc xuất xứ, đánh phá cướp bóc vùng bờ biển Trung Quốc và Triều Tiên từ thế kỷ thứ 13 trở đi. Ban đầu, Oa Khấu gồm chủ yếu binh lính, ronin, thương nhân và những kẻ buôn lậu từ Nhật Bản; tuy nhiên trong những thế kỷ kế tiếp, phần lớn số cướp biển xuất xứ từ Trung Quốc.
Vì lý do an ninh, cũng như với mong muốn đẩy lui nạn Oa Khấu, nhà Minh đã cho thi hành chính sách Hải cấm. Tuy nhiên, chính sách này đã phản tác dụng.
Kết quả hình ảnh cho combates de cagayán


Một cảnh giao chiến giữa quân Trung Quốc và Oa Khấu
Vào những năm 1540, các thương nhân địa phương đã chiếm giữ các hòn đảo ngoài khơi làm cơ sở để buôn lậu với người Nhật và người Bồ Đào Nha. Bên cạnh buôn bán, họ đã nhanh chóng phát triển các hoạt động cướp phá, xây dựng lực lượng quân đội mạnh và thậm chí đã tấn công các thành phố ven biển. Những tên cướp biển ban đầu được hỗ trợ bởi các gia đình thương nhân tại Kyushu, Honshu và được củng cố thêm bởi những đội cướp biển người Nhật, những người đã cướp bóc suốt hai thế kỉ tại khu vực Đông Nam Á. Mặc dù nhà Minh gọi những toán cướp biển này dưới cái tên “Oa Khấu”, có nghĩa là cướp biển Nhật Bản, nhưng hai phần ba nhân lực của những toán cướp là người Trung Quốc. Năm 1547, một viên quan đã được cử đến trong một nỗ lực để ổn định tình hình nhưng các thương nhân đã cố thao túng các quan chức để tìm cách sa thải ông. Những hạn chế nghiêm ngặt về những hoạt động trên biển đã đẩy ngư dân vào bước đường cùng buộc họ phải bạo động. Điều này khiến cho Oa Khấu mạnh hơn bao giờ hết. Vào năm 1554, họ đánh bại quân Minh trên đất liền, đe dọa những thành phố lớn ven biển như Nam Kinh và Hàng Châu.
Thích Kế Quang được cử đến và ông đã nhanh chóng cải thiện được tình hình. Ông sinh năm 1528 mất năm 1588, người tỉnh Sơn Đông, miền Bắc Trung Quốc, thuộc gia đình truyền thống quan võ. Ngay từ nhỏ, ông đã được đào tạo văn chương và binh pháp. Năm 1544, ông thừa kế cha chức phó tư lệnh thành Đăng Châu. Tới năm 1549, tại Sơn Đông, ông đỗ võ cử nhân, nhưng năm sau rớt khoa võ tiến sĩ tại Bắc Kinh. Lúc đó quân Mông Cổ vượt qua Trường thành đánh vào thành Bắc Kinh, ông ở lại tham gia bảo vệ kinh thành. Sau ông trở lại Sơn Đông, cho tới năm 1555 được phong chức tham tướng tại Chiết Giang với nhiệm vụ chủ yếu là chống lại giặc Oa Khấu.
File:Qi Jiquan.jpg


Thích Kế Quang
Bên cạnh việc cải thiện sức chiến đấu cho quân đội bằng việc tăng cường kỉ luật, dùng văn chương và các hình tượng tâm linh để khích lệ tinh thần tướng sĩ. Ông còn chú trọng vào việc phát triển chiến thuật, kỹ năng chiến đấu nhóm với tiêu biểu là đội hình 12 người: “Uyên ương trận”, mỗi người trong trận đều có vai trò chuyên biệt.
Early Mandarin Duck Squad


Từ trái qua phải lần lượt: Kiếm sĩ, Lang tiển, 2 trường thương, đinh ba (Võ bị chí)
Về cơ bản, Uyên ương trận sẽ bao gồm 12 người, một người chỉ huy và một phu dịch; mười người còn lại sẽ chia làm hai đội giống hệt nhau bao gồm một kiếm sĩ được trang bị khiên (một đội dùng khiên nhỏ, một đội dùng khiên to)  và một vài ngọn lao để tấn công tầm xa, người này cũng kèm luôn vai trò chỉ huy, 2 người được trang bị trường thương sẽ là những nhân tố gây sát thương chính khi giao chiến, 1 người trang bị lang tiển (狼筅) để khống chế quân địch và một người dùng đinh ba đứng ở phía sau cùng.
Yuan Yang Zhen


Uyên ương trận (Kỷ hiệu tân thư )
Khi đối mặt với kẻ thù, hai kiếm sĩ dùng khiên đứng đầu hàng để che chắn cho các đồng đội của họ ở phía sau. Kiếm sĩ dùng khiên nhỏ sẽ phi những cây lao của mình vào phía quân địch, sau đó sẽ tiến nhanh lên phía trước, kiếm sĩ dùng khiên to thì phòng thủ cùng đội hình. Lang tiển sẽ được sử dụng để khống chế, không cho kẻ địch đến gần giúp cho hai đồng đội dùng trường thương của mình sát thương được nhiều nhất có thể. Nếu kẻ thù vượt qua được lang tiễn và trường thương, chúng sẽ phải đối mặt với chiến binh sử dụng đinh ba.


Hình minh họa trong Võ bị chí
Sự sắp xếp này có vẻ không phát huy tối đa khả năng sát thương khi chỉ có một phần ba trong số những người này giữ vai trò tấn công chính (4 trường thương/12 người) nhưng lại khá phù hợp với tthực tế mà Thích Kế Quang phải đối mặt. Những người lính của ông chủ yếu là nông dân, thời gian gấp gáp cùng với việc thiếu hụt chi phí khiến cho việc huấn luyện họ lên chuyên nghiệp là một ảo mộng. Để đối mặt với những tên Oa Khấu với kĩ năng dùng kiếm điêu luyện, giữ họ ở một khoảng cách đủ xa rồi sát thương bằng trường thương là một lựa chọn sáng suốt. Sự thiếu hụt tài chính, khả năng chế tạo ở địa phương cùng với những rủi ro khi sử dụng lúc bấy giờ khiến cho hỏa khí không được Thích Kế Quang ưa chuộng.
Không chỉ dừng ở khả năng tác chiến nhóm nhỏ, các “Uyên ương trận” có thể phối hợp với nhau để chiến đấu ở các chiến trường rộng lớn.


南嶺破山寇圖 (Nam lĩnh phá sơn khấu đồ) một bức họa đồ trong 三省備邊圖記(Tam tỉnh bị biên đồ ký).
16 đội Uyên ương sẽ được nhóm thành 4 đội lớn, một đội tiên phong, hai đội ở hai bên trái phải, một đội ở phía sau. Ở giữa là những hỏa thương thủ và pháo binh. Khi bắt đầu trận chiến, các đội sẽ di chuyển để tạo khoảng trống cho hỏa khí tác xạ, sau đó cả bốn đội sẽ tiến lên phía trước để tấn công kẻ thù. Sau một lúc chiến đấu, đội tiên phong sẽ lùi về hậu quân để nghỉ ngơi, đội phía sau sẽ tiến lên để thay thế.. Hai đội hai bên sẽ bao bọc hai bên và tập kích vào sườn quân địch khi thời cơ đến. Nếu tình hình yêu cầu, cả bốn đội sẽ tấn công cùng một lúc.


Hình trong Kỷ hiệu tân thư 
Các đội cũng có thể giả vờ rút lui, tạo ra một cái túi để bẫy quân địch vào rồi tấn công tiêu diệt. Việc biến đội trận hình khá phức tạp, đòi hỏi phải được huấn luyện cẩn thận và kỉ luật chặt chẽ. Nếu không, toàn quân sẽ rối loạn và dẫn đến thảm kịch.
Trận hình này cũng được áp dụng ở khác khu vực khác trên khắp Trung Hoa. Tùy điều kiện thực tế, đội hình sẽ được biến đổi sao cho phù hợp, như trang bị trường đao, hỏa khí, cung tiễn, côn… để đối mặt với các kị binh du mục ở phía Bắc.
New Mandarin Duck Squad


Một biến đổi của trận hình Uyên ương, người dùng cung kiêm luôn vai trò chỉ huy (Võ bị chí)