Tuổi thơ là cách chúng ta nhìn nhận stress trong cuộc sống
Có một sự thật là những biến cố xảy đến với mỗi chúng ta trong quá khứ ở những tháng năm tuổi thơ và thời gian dậy thì lại có khả năng...
Có một sự thật là những biến cố xảy đến với mỗi chúng ta trong quá khứ ở những tháng năm tuổi thơ và thời gian dậy thì lại có khả năng ảnh hưởng lâu dài thậm chí là toàn bộ cuộc đời về sau.
Đã từ lâu các nhà tâm lý học công nhận những sang chấn tâm lý thuở thơ ấu có ảnh hưởng nhất định đến sức khỏe tâm thần và định hình hành vi của chúng ta trong cuộc sống.
ACEs – Ám ảnh tâm lý thời thơ ấu được nêu ra bởi nhiều nhân tố khác nhau, người nào chịu càng nhiều vấn đề thì cuộc sống sau này bị ảnh hưởng càng nhiều. Các nhân tố có thể kể đến như:
- Bố mẹ ly hôn, cãi nhau
- Bố mẹ hoặc người thân trong gia đình qua đời
- Sống trong môi trường có người thân nghiện ma
túy, rượu bia
- Có người thân trong nhà phạm pháp hoặc đi tù
- Lớn lên trong môi trường bạo lực
- Bị bạo hành, chế nhạo cảm xúc hoặc xâm phạm thân
thể
- Bị bỏ mặc cảm xúc ( Không ai quan tâm tới cảm
xúc )
- Bị thiếu thốn vật chất ( Không được ăn uống đầy
đủ, chăm sóc vệ sinh cơ thể )
- Có người thân bị tâm thần hoặc bệnh tâm lý.
Stress là một cảm giác căng thẳng mệt mỏi áp lực về tâm lý. Với áp lực cường độ thấp, stress là nguồn động lực có ích cho cả công việc lẫn sức khỏe. Tuy nhiên, nếu stress cường độ cao liên tục kéo dài có thể gây hại nghiêm trọng đến sức khỏe thể chất lẫn tâm sinh lý của một người.
“Sự mệt mỏi thường không xuất phát từ công việc, mà từ lo lắng, thất vọng và oán giận” – Dale Carnegie
Đối với trẻ nhỏ thì sao ? Trong quá trình một đứa trẻ tìm hiểu và học hỏi từ thế giới xung quanh chúng ta liên tục phát triển nhận thức và cấu trúc não bộ.
Khi một đứa trẻ phải sống trong môi trường độc hại, có quá nhiều nỗi đau phải chịu đựng và hàng ngày hàng giờ phải đối diện với những điều tiêu cực, hệ thống miễn dịch và hệ thần kinh của đứa trẻ cũng phát triển không bình thường được.
Hãy lấy ví dụ như này, một đứa trẻ 4-5 tuổi, khi chúng ngã chúng khóc, giãy dụa mong muốn thu hút sự chú ý của ba mẹ hoặc người chăm sóc. Đứa trẻ đó mong muốn một sự chú ý tích cực như ôm, dỗ dành hoặc ít nhất là hỏi thăm. Thì đứa trẻ ấy sẽ phát triển an toàn với tâm hồn ổn định trong sáng.
Tuy nhiên, khi những gì chúng nhận được là sự phản hồi tiêu cực của người chăm sóc thì những nơ ron thần kinh không được kết nối theo đúng hướng bình thường. Việc này về lâu dài sẽ hình thành trạng thái cảm xúc và tâm lý khi lớn lên của đứa trẻ.
Phản ứng này được biết đến với tên gọi phản ứng căng thẳng cấp tính ( Fight or flight ). Phản ứng này xảy ra khi cơ thể nhận thấy có một điều gì đó nguy hiểm sắp xảy đến ( Chạm trán với đầu gấu ) hoặc là kết quả của một đe dọa về tâm lý ( Chuẩn bị thuyết trình trước khán phòng 100 ng ).
Đây chính là những tập tính nguyên thủy từ xa xưa của loài người. Bằng cách “ Châm ngòi nổ “ cho cơ thể chuẩn bị hành động, bạn sẽ được chuẩn bị để xử lý vấn đề chủ động hơn. Tuy nhiên thì ngay cả với những mối lo không có thực, cơ chế này vẫn được cơ thể kích hoạt. Vậy điều này liên quan gì đến sự phát triển của đứa trẻ ?
Quay lại ví dụ trên, khi đứa trẻ luôn nhận những phản hồi tiêu cực, chúng không bao giờ đạt được cảm xúc của người chăm sóc, thì khi lớn lên, cơ thể chúng vẫn tự động kích hoạt các cơ quan thần kinh trong não bộ chống lại stress ngay cả khi đó là những mối lo không nguy hiểm.
Giả sử trong tình huống khi lớn lên đứa trẻ đó rơi vào cuộc tranh chấp với bạn cùng lớp, đó hoàn toàn có thể giải quyết nhanh gọn bằng việc thương lượng đôi bên cùng có lợi tuy nhiên vì từ nhỏ đã luôn phải lo lắng mất đi cái gì đó hoặc sợ cảm xúc mình bị tổn thương. Hệ thống chống lại stress được kích hoạt, lúc này cơ thể người đó xuất hiện các triệu chứng như tim đập nhanh, dồn dập.
Những người gặp phải vấn đề này sẽ vô cùng khó khăn trong việc hiểu mong muốn và cảm xúc của bản thân cũng như điều tiết cảm xúc (EQ). Việc căng thẳng kéo dài liên tục còn khiến họ dễ trầm cảm, rối loạn lo âu dễ nóng giận, không kiềm chế được bản thân. Những hành vi này được người khác nhìn nhận theo dạng vấn đề “ Chuyện bé xé ra to “ hay “ Làm quá vấn đề ".
Còn một nhân tố nữa thường thấy về việc quá khứ thời nhỏ ảnh hưởng đến stress của chúng ta đó là chuyện tình yêu. Sẽ ra sao nếu đứa trẻ lớn lên thiếu vắng tình cảm của bố mẹ hoặc bị thờ ơ trong một gia đình quá bận rộn koong có thời gian để ý cảm xúc của đứa trẻ ? Khi lớn lên, cơ chế chống lại hiểm nguy được kích hoạt tạo thành những hành vi “ tự làm tổn thương bản thân “.
Khi người đó yêu một người, chỉ cần người yêu bận rộn hoặc vô tình có hành động vô tâm, họ sẽ tự liên kết với những nỗi đau, tổn thương hay cảm giác thiếu an toàn trong quá khứ. Lúc này, họ có thể trở nên nóng giận, những lời nói gây ra tổn thương cho người yêu vì các cơ quan thần kinh đang căng cứng vô thức che đi lý trí của bản thân. Dần dần, những người như vậy nhìn thế giới với góc nhìn là một nơi nguy hiểm, thiếu sự tin tưởng vào người khác, lúc nào cũng cảm thấy cô đơn tự dần vặt bản thân, cho rằng mình không an toàn.
“A child is a beam of sunlight from the Infinite and Eternal, with possibilities of virtue and vice, but as yet unstained.” – Lyman Abbott
Quan điểm - Tranh luận
/quan-diem-tranh-luan
Bài viết nổi bật khác
- Hot nhất
- Mới nhất