Ảnh: Adam Maira
Video bắt đầu bằng cảnh chiếc khẩu trang dùng 1 lần bị đốt trong một thau sắt, tạo ra ngọn lửa vừa đủ để nướng chín chiếc xúc xích trên tay chủ nhân đoạn clip. Tiếng nhạc nền “The Star-Spangled Banner” (khúc hát tự do đối với người dân Mỹ) vang lên từ đầu tới cuối, và kết thúc khi que xúc xích chín tới.
Đoạn clip vỏn vẹn 30 giây này là một phần của thử thách “Đốt khẩu trang” được phát động trên Facebook vào đầu tháng Sáu này. Những bình luận phía dưới đã đi từ cợt nhả bâng quơ đến khinh bỉ thứ phong trào yêu-nước-nửa-mùa. “XỨC XẮC 😂😂😂”, một thành viên comment phía dưới. Một thành viên khác cố tỏ ra hiểu bết khi khuyên mọi người không nên ăn thức ăn được hun dưới khói của vải cháy.
Thử thách “Đốt khẩu trang” được phát động trên Reopen NC (Yêu cầu Mở cửa North Carolina), một nhóm Facebook kín, được lập ra từ nửa đầu tháng Tư, ngay sau khi Roy Cooper, Thống đốc bang - một thành viên đảng Dân chủ, ban lệnh ở-trong-nhà trên phạm vi toàn bang. 
Nhìn chung, toàn thể 81000 thành viên nhóm này cho rằng việc áp đặt luật [để kiểm soát coronavirus] “vi phạm nghiêm trọng” quyền công dân của họ. Ngay khi Cooper phát lệnh đeo khẩu trang bắt buộc vào tháng trước, nhóm đã phản ứng dữ dội bằng đơn kiến nghị bãi bỏ đạo luật này - hiện đã thu hút trên dưới 5500 chữ kí. Họ cũng thường xuyên chia sẻ hình ảnh chiếc khẩu trang tự chế với dòng chữ “tôi vô dụng, chính quyền cũng thế” lên tường cá nhân.
Sau cùng, dại dịch đã mở ra một cuộc 'nội chiến Mỹ' thứ hai, trên mặt trận văn hóa. Đã có những cuộc biểu tình chống luật đeo mặt nạ bắt buộc và đóng cửa nền kinh tế trên phạm vi toàn nước Mỹ, từ Michigan, Pennsylvia, Ohio tới Floria và nhiều bang khác. Đặc biết ở North Carolina, Facebook đã đang trở thành 'mặt trận' đấu tranh của cả hai phe. Reopen NC đã kích động thêm 30 nhóm nhỏ hơn (cấp Hạt) tiếp tục chia sẻ những đoạn clip đốt khẩu trang và những dòng trạng thái bất mãn với hành vi chuyên-quyền-áp-bức-nhân-dân của chính phủ nước này trong suốt thời gian qua. Tuy vậy, nhiều người khác cũng đang tỏ ra vô cùng bất mãn trước sự lố lăng của những hội nhóm này. Họ, tương tự, cũng dành cả tháng trời để đả kích, và gọi những kẻ coi-trời-bằng-vung kia với cái tên “mầm mống tai ương”. 
Quan sát những nhóm người này đối đầu nhau chẳng khác nào tận mắt chứng kiến sự phân cực diễn ra ngay xung quanh ta.  Lúc đầu những thành viên Reopen NC chỉ lên mạng để phàn nàn và tìm kiếm sự đồng cảm. Dần dà, phong trào bị trở nên méo mó khi họ bắt đầu đặt tên cho “kẻ thù” - những chú “cừu” đeo khẩu trang (không phải cừu trường chuyên nhé), và một chính quyền “xã hội chủ nghĩa” áp đặt mọi thứ lên họ. Trong bối cảnh căng thẳng leo thang, cũng như toàn thế giới bước vào giai đoạn đình trệ, nhiều người dân bang North Carolina đã lên mạng tìm kiếm các hội nhóm trực tuyến để có một nơi để giải trí khi buồn chán. Và rồi, họ tìm thấy nhóm này trên Facebook.
Nhóm được lập ra bởi Ashley Smith, một công dân theo trường phái ủng-hộ-Trump hiện đang sống và làm việc tại một doanh nghiệp giao dịch nhỏ ở ngoại ô Asheville. Ashley chia sẻ rằng mục đích ban đầu của nhóm này chỉ đơn thuần để thảo luận, hoặc tổ chức vài chiến dịch nhỏ nhỏ nhằm spam email-phản-đối-đóng-cửa-nền-kinh-tế. Nhưng việc nhóm này thu hút được hơn 10000 thành viên chỉ trong vài tuần đã khuyến khích cô chuyển hướng sang những chiến dịch mang màu sắc chính trị. 
Việc cô bị bắt trong một cuộc biểu tình bên ngoài khu biệt thự của thống đốc vào nửa cuối thàng Tư, và được đưa tin trên truyền hình địa phương đã thu hút thêm nhiều thành viên vào nhóm. Trong tháng kế tiếp, bản tin cũng đưa tin về việc chồng của Ashley liên tục livestream trên Facebook Live và thề rằng hắn đã “chuẩn bị vũ trang” và sẵn sàng “đứng lên chống lại” đạo luật ở-nhà-bắt-buộc. Sự việc chỉ khiến số lượng thành viên nhóm này tăng mạnh.
“Về cơ bản, chúng tôi không dám hứa một tương lai không còn virus”, Ashley nói. “Chúng tôi chỉ đơn giản nghĩ rằng quyền lực đang bị lạm dụng, và chúng tôi cần phải làm-gì-đó”.
Tuy vậy, nhìn chung nhóm đã có những bước đi khá thú vị, điển hình như một chiều “ném rìu vì tự do” tại một trung tâm ném-rìu gần Charlotte (một thành phố thuộc North Carolina) để phản đối đóng cửa toàn bang, hay “chiếm đóng” một nhà hàng barbeque địa phương nhằm mục đích biểu tình. Ngay khi Cooper đóng cửa đường đua Ace Speedway, Reopen NC đã phát động một “trận chiến” - thứ được tự hào kể lại như “Trận Alamo của thế kỉ 21 tại North Carolina”. Họ đã tổ chức vô số cuộc biểu tình “không khẩu trang” ngay trước khu biệt thự của thống đốc bang - với nhiều yêu cầu khác nhau [đối với các thanh viên], điển hình như “Chỉ dùng cờ Mỹ” trong cuộc biểu tình tháng Sáu này.
Janet Presson, một y tá về hưu tình cờ phát hiện ra nhóm đã xúc động tới mức tình nguyện ủng hộ tài chính để đỡ đần 1 phần “chi phí tổ chức biểu tình” của Ashley. Bà cho hay, “Trách nhiệm của chính phủ không phải là bảo vệ sức khỏe của người dân...”. 
“... Mà là bảo vệ quyền của chúng tôi, của nhân dân”.
Presson cũng [tự hào] chia sẻ rằng bà mới chỉ đeo-khẩu-trang-một-lần giữa đại dịch - lần tới phòng mạch để tiêm Botox (toxin giảm nếp nhăn). Những lần “thả rông” ra ngoài, bà đã phải chịu đựng nhiều ánh mắt kì thị.  Dù vậy, bà vẫn bỏ ngoài tai lời xỉa xói xúc xiểm bản thân. Bà thậm chí từ chối mua những chiếc khẩu trang bắt mắt hơn - điển hình như chiếc in cờ Hoa Kì - Presson giải thích rằng chúng chẳng có tác dụng gì trong việc ngăn chặn dịch bệnh cả. 
Bà cho rằng mọi thứ “chỉ đang bị làm quá lên thôi”, và hàng nghìn doanh nghiệp đang bị hủy hoại vì một lí do "hết-sức-ngớ-ngẩn". “Nếu là Ebola hay một đại dịch thực-sự-nguy-hiểm, tôi sẽ chẳng ho he gì cả, bởi các bạn sẽ chẳng thấy tôi ra ngoài đâu”, bà nhấn mạnh, “Vì tôi sẽ ở lì trong nhà”.  (Thực tế ghi nhận 120000 người Mỹ tử vong vì COVID19 cho tới thời điểm hiệm tại).
Trong khi lập luận của phe Mở Cửa NC dần trở nên tiêu cực, những thành viên trong nhóm vẫn luôn-biết-cách-đùa. “Chụp 1 tấm selfie không khẩu trang ở nơi công cộng nàooo” - một bài viết trong nhóm kêu gọi. Bên dưới bài viết là hàng trăm tấm selfie hưởng ứng - từ selfie mờ ảo, selfie trong phòng kín, selfie cổ điển (hình CMND), đến selfie tại chuỗi nhà hàng barbeque Big Al, một khóa học đánh golf, một hiệu tóc giả hay thậm chí một công-viên-nước. Cũng có nhiều comment cho biết họ chưa kịp selfie đã bị đuổi khỏi nhà hàng, “chỉ vì” không đeo khẩu trang. Nhưng phần lớn trong số này đơn thuần chỉ để “cảm ơn” bài viết vì “đã tạo sân chơi [cho anh em]”, tìm kiếm sự đồng cảm và rỉ tai nhau những “lời khó nghe” mà người khác dành cho họ.
Dạo qua tất cả “drama” này, người ta dễ quên đi một sự thật - rằng Facebook có khả năng đánh tráo thực tại của mỗi người. Theo một khảo sát hồi tháng Năm, hơn 75% dân số North Carolina ủng hộ quyết định kéo dài đạo luật ở-nhà của ngài thống đốc. Cho đến tận tháng Sáu, tỉ lệ ủng hộ Cooper vẫn ngất ngưởng ở 63% - cao hơn đáng kể so với cùng kì năm ngoái. Trong một email, Dory Macmillan, trợ lí thống đốc đã lên tiếng: “Ngay giữa đại dịch không phải thời điểm sáng suốt để đưa ra bất cứ quyết định chính trị nào”.
“Ngài Cooper vẫn sẽ tin tưởng vào khoa học, và ban hành những điều luật cần thiết để bảo vệ North Carolina”.
Nổi lên vào giữa tháng Tư như một đối trọng trực tiếp của Reopen NC, Banned from Reopen (Phản Đối Mở Cửa) là nhóm Facebook được lập ra để ủng hộ yêu cầu toàn dân ở trong nhà.  Như cái tên của nhóm một phần nào đã nói lên: mọi thứ diễn ra trong nhóm này hoàn toàn đi ngược lại những gì trong Reopen NC. Ngoài tên nhóm, ảnh bìa nhóm cũng lấy từ ảnh bìa của đối thủ, bị "rọ mõm" bởi chiếc khẩu trang nha khoa ngay giữa khung hình. Trong mô tả của nhóm có ghi rõ “Đây là nhóm mở của những thành viên bị đuổi khỏi Reopen NC sau khi cố gắng dùng sự thật để kiềm chế kẻ quá khích”.  
Dạo một vòng trong nhóm này, ta dễ dàng bắt gặp những bài viết mô tả thành viên của nhóm Reopen NC là “lũ cuồng tín”, “lũ cuồng Trump” hay “những kẻ cần lên án”. Những meme ược chia sẻ trong nhóm thường lấy cái chết ra bỡn cợt: điển hình như một toe tag (thẻ tên treo ở chân người chết) với dòng chữ “Ít ra nền kinh tế đã mở cửa trở lại” hay một nghĩa địa với những nấm mồ đang gào lên “Chúng ta nợ họ [lời xin lỗi]”.
Ashley gọi nhóm đối lập là “những kẻ tồn tại đơn thuần để sỉ vả chúng tôi, hoặc cố gắng moi móc những việc chúng tôi đang làm”, và giải thích việc “chuyển sang nhóm kín” như một hình thức tống cổ những kẻ chơi khăm này ra khỏi nhóm. Người sáng lập nhóm, Dan Nance, một chuyên gia bảo mật thông tin sinh sống ở Charlotte lại nhìn nhận sự việc khác đi. Anh cho biết mình đã luôn cảm thấy khó chịu với những thông tin thất thiệt và thuyết âm mưu Reopen NCers hay rỉ tai nhau. Anh bị tống cổ khỏi nhóm này sau khi có động thái bình luận ‘phản pháo’ những thông tin này. 
Trong email gửi cho tòa soạn, Dan nói rằng nhóm Banned from Reopen là một nơi để “cứu rỗi” những người tiêu cực như vậy. “Đơn thuần là một nhóm nhỏ cho những người đồng quan điểm thảo luận”.
Dù vậy, nhiều khi chính anh cũng không kiểm soát được những buổi “thảo luận” này. Một thành viên đã đăng tải vào tháng Sáu “Trường hợp pháp luật có thể nhúng tay là bắn bỏ những-kẻ-không-đeo-khẩu-trang như một biện pháp tự-vệ”. Một thành viên khác bình luận rằng bắn nhau “có chút” cực đoan, và rằng “một cú sút thẳng vào d-á-i” sẽ hợp lí hơn nhiều. Một kẻ khác hùa theo, “súng nước có tác dụng hù dọa những sinh vật đơn giản như mèo, liệu ta có nên...” Chủ nhân của câu nói bông đùa này là Scott Thompson, anh bày tỏ nguyện vọng được mang theo cây súng nước Super Soaker trong lần tiếp theo đi mua sắm ở Sam’s Club (chuỗi cửa hàng bán lẻ).
Dù vậy, khi có cơ hội trao đổi với Scott, một nhạc sĩ 37 tuổi mới chuyển đến NC 2 năm về trước, tôi nhận ra anh khá rụt rè so với phát ngôn trên mạng của mình. “Đó chỉ là một câu bông đùa nhạo báng những kẻ không đeo khẩu trang thôi”. “Bản thân tôi cho rằng dù việc cãi nhau trên mạng xã hội không hoàn toàn phản ánh bản chất của cả hai bên, việc này vẫn rất dễ khiến nhiều người nổi đóa”.  “Tôi thấy nhiều người dùng việc ra-ngoài-không-đeo-khẩu-trang-mà-vẫn-sống-khỏe của bản thân ra để giễu cợt đạo luật, trong khi tôi và những người khác ở-trong-nhà và tuân thủ theo những gì mình được yêu-cầu-làm”.
Dần dà, những bài viết tranh luận trong từng nhóm ngày càng bị “drama hóa”. Từng là một nơi thảo luận về “trải nghiệm” sống cùng những kẻ phản khoa học, giờ Banned from Reopen đã trở thành một nơi dung túng cho những kẻ tự cao tự đại và những trò đùa bệnh hoạn của họ.  Trong một bài viết gần đây, một thành viên đã đăng tải một tấm ảnh một người đàn ông lên mạng phàn nàn về sự “tàn bạo” của việc đeo khẩu trang, đặt cạnh một tấm ảnh khác với thông tin anh này đã chết vì COVID19. Ở phần bình luận phía dưới, một người đã lên tiếng hả hê: “bớt đi một mầm bệnh”, còn người khác thì mỉa mai “lũ ngu chỉ nhận lại sự ngu dốt mà thôi”. Ở bên kia chiến tuyến, Reopen NC thậm chí còn cực đoan hơn: những thành viên ban đầu chỉ tức giận vì biện pháp đóng cửa kinh tế và những động cơ chính trị của ngài thống đốc, giờ lại hùa theo những thuyết âm mưu nghe-vô-lí-những-vô-cùng-vô-lí.
Dù không đưa bất kì bằng chứng nào, một bài viết trong nhóm Reopen NC vẫn cho rằng Cooper đang tính sai số liệu ca tử vong do virus corona bằng cách gộp cả số liệu tai nạn xe hơi vào. Và dù không trực tiếp ủng hộ thuyết này, Ashley vẫn cho rằng “rất có khả năng” ngài thống đốc đang làm giả số liệu bằng một-cách-nào-đó. Ngay trong tháng này, cô cũng phát động lời kêu gọi bãi nhiệm thống đốc. 
Cô, và nhiều thành viên nhóm đồng ý rằng việc này là cần thiết, bởi Cooper đang “cố tình” kéo lùi nền kinh tế - như một dàn xếp từ Ủy ban thường trực Dân chủ Trung ương - để phần nào cản trở chiến dịch tranh cử sắp tới của Trump. (Dù rằng cáo buộc này cũng chưa-từng-có-căn-cứ). Dù chỉ còn 4 tháng nữa là tới thời điểm chạy đua tái bầu cử, Ashley cho rằng người dân North Carolina sẽ không thể chờ đến tận thời điểm đó.  “Lý do gì khiến cô nghĩ chúng tôi sẽ tiến hành bầu cử hợp pháp?” Tôi cá là sẽ không đâu”. “Và bất cứ động thái tiếp theo nào của ngài thống đốc đây sẽ khiến mọi người quay lưng lại với hắn”.
Tuy vậy, đối với nhiều người, việc bãi nhiệm một mình Cooper dường như vẫn chưa đủ. Một bài viết hôm 4/7 vừa qua lên tiếng: “Việc bãi nhiệm hắn là đương nhiên rồi!”, kèm tấm ảnh ngài thống đốc bị gạch chéo, “Giờ là lúc cạo đầu bôi vôi hắn!!!”
Số lượng ca nhiễm virus của North Carolina vẫn chưa ngừng tăng kể từ thời điểm bùng phát. Vào cuối tháng Năm, số ca tử vong vì dịch đã đạt đến đỉnh điểm. Việc đại dịch kéo dài và số lượng thành viên nhóm ngày một tăng đã biến nơi đây thành một “tụ điểm” mới để luận bàn các thuyết âm mưu, và để phần nào thỏa mãn sự nghi hoặc nhắm tới chính quyền của họ. Ashley đi đến kết luận: “Virus đang yếu dần, và nó sẽ sớm biến mất thôi”, sau khi dẫn ra bằng chứng về số ca nhiễm thay vì số ca tử vong trên các mặt báo địa phương. “Vòng đời của chúng dắp đến hồi kết rồi”.
Trên thực tế, có một sự chênh lệch đáng kể giữa số ca nhiễm mới và số ca tử vong, bởi trung bình COVID19 mất đến 2 tuần để gi-ết ch-ết một bệnh nhân xấu số, và thêm 7 ngày tiếp theo để ca tử vong đó được ghi nhận chính thức. Số liệu mới nhất ghi nhận sự gia tăng mạnh nhất trong số ca nhiễm mới từ nhóm dân số trẻ - những người đáng-ra-không-dễ-chết-vì-virus.  Số ca nhiễm mới hàng ngày vẫn đang tăng mạnh ở nhiều bang, bao gồm cả North Carolina.
Tuy vậy, phe cánh hữu North Carolina vẫn luôn biết cách hướng dư luận chĩa mũi dùi vào các phong trào trên mạng. Trong suốt nhiệm kì của Obama, North Carolina đã luôn là nơi các hoạt “biểu tình mạng” (online Tea Party activity) diễn ra sôi nổi. Cuốn sách The Revolution That Wasn’t (lược dịch: Làm màu cách mạng) của nhà xã hội học Jen Schradie từng nhấn mạnh việc các phong trào cánh hữu ở North Carolina đã luôn áp đảo cánh tả, và rằng họ cần phải sử dụng các nền tảng xã hội như một thứ “công cụ giao tiếp trong thời chiến” để truyền tải những thông tin bị truyền thông “vùi dập”. Trao đổi với phóng viên về nhóm Reopen NC, Ashley cho rằng “Những gì đang diễn ra trong các hội nhóm Facebook đang phản ánh sự thật. Tuy vậy, các nhóm này dường như cho phép các thành viên ‘mạnh dạn’ hơn trong mỗi cuộc thảo luận”.
Nhìn chung, thông tin sai lệch và các luận điệu cực đoan dường như đã trở thành một đặc điểm cố hữu của mỗi nhóm Facebook, đặc biệt những nhóm kín, nơi người dùng phải ‘xin phép’ mới được tham gia.  Nơi-’normie’-bị-đào-thải-và-cảm-xúc-cực-đoan-của-những-kẻ-cực-đoan-bị-đẩy-lên-mức-cao-nhất. Và đôi co với những người phản đối những niềm tin ấy chỉ càng củng-cố-niềm-tin trong họ. Một nghiên cứu (2018) trên một nhóm anti-vaccine đã chỉ ra “những thông tin đối nghịch...có thể trở nên phản tác dụng, [và thay vì thông não những người này] càng củng cố thêm niềm tin sẵn có của họ”.
Việc cả hai nhóm nêu trên đang tự biến mình thành những trò lố dường như là một kết cục được định sẵn của những nhóm kiểu này. Alice Marwick, một trợ lí giáo sư [chuyên ngành] giao tiếp tại Đại học North Carolina nhấn mạnh rằng “việc tự chọn lọc thành viên và oại vỏ những luồn ý kiến trái chiều sẽ chỉ càng củng cố sự cứng nhắc của những mô hình bảo thủ như vậy”. Kết cục thường thấy ở những cộng đồng này là những cá nhân trung lập hoặc không quá cực đoan sẽ dần bị đào thải, và sau cùng, những nhóm như vậy sẽ chỉ còn tập hợp những kẻ cực đoan thái quá”.
Đại dịch càng trở nên nguy hiểm, người Mỹ càng trở nên co cụm chống đỡ, và càng cồn cào một nơi, hay một thứ gì đó có thể giải tỏa bức xúc trong lòng. Thành viên của những nhóm này càng cồn cào sự đón nhận từ cộng đồng, và một mục đích thực sự ‘cao thượng’ để theo đuổi - thứ, theo tôi thấy, họ sẽ khó lòng có được [trong thời gian sắp tới]. Trong khi  những ước-nguyện-nhỏ-nhoi này đang bị bóp nghẹt bởi luật giãn cách xã hội, thứ duy nhất họ còn lại, dường như chỉ là những cơn khốn cùng trong tuyệt vọng, sau hàng tháng trời chứng kiến những người xung quanh đổ bệnh, ra đi, và một nền kinh tế suy-sụp-không-kém.
Sau tất cả, Facebook cũng chẳng mảy may đem lại cho họ, dù chỉ là một chút, yên bình. Trong khi Ashley, người lãnh đạo tối cao của Reopen NC cảm thấy ‘hừng hực khí thế’, những thành viên khác lại tỏ ra kém hào hứng, và rằng họ ở đó chỉ để tìm kiếm những người có cùng quan điểm. Ở hướng ngược lại, một số thành viên của Banned from Reopen đã trải qua một quãng thời gian tồi tệ, trước khi họ được giải thoát khỏi những buổi “thanh trừng” nhuốm màu thù hận. “Chúng tôi đang trong giai đoạn khó khăn, và ai nấy đều chán ngấy cảnh ủ rũ này rồi. Trước khi tôi kịp nhận ra, tôi đã ở sẵn trong các nhóm cực đoan trên mạng xã hội,” Raymond Desmairas, một huấn luyện viên cá nhân, một thành viên năng nổ của nhóm Banned from Reopen cho hay. Dù vậy, anh cũng thừa nhận, “Lên mạng và sỉ vả người khác chưa bao giờ là một cách sử dụng thời gian hiệu quả cả”.
Thompson - người từng đùa rằng sẽ bước vào siêu thị với cây súng nước trên tay - cũng nhận thấy rằng việc tham gia vào một nhóm như vậy gần như hoàn toàn vô nghĩa.
“Tham gia rồi tôi có được thoải mái ăn bánh, uống nước, và hóng drama trên đó không?”
“Có thể lắm chứ”.
“Nhưng dù vậy, tôi không nghĩ sẽ có bất cứ ai chịu thay đổi quan điểm cứng nhắc của họ đâu”.

Bài viết được dịch lại từ bài viết gốc của tác giả Kaitlyn Tiffany trên The Atlantic. Bài dịch còn nhiều sai sót, mong nhận được nhận xét thẳng thắn từ các bạn. Cảm ơn vì đã ghé qua ^_^
Nhân tiện, mình bán key Trados giá hữu nghị cho anh em Spiderum nhaaa.