Tui đi xem Inside Out 2.
Phim kể về hành trình lớn lên của cô bé Riley cùng các tế bào cảm xúc ở bên trong cô. Vui vẻ (Joy), Lo lắng (Anxiety), Giận dữ, Buồn bã,….Sự xuất hiện của các tế bào đều là một phần trong hạnh phúc của Riley.
Tui nhận ra một vài bài học cho bản thân của những ngày cũ và hiện tại.
1. Chấp nhận cảm xúc như nó vốn là, đừng đè nén nó
Trong một phân cảnh mà tất cả các cảm xúc, Joy, Sad, Digust, Fear, Angry được những tế bào cảm xúc mới nhốt vào chiếc chai rất ngột ngạt và chỉ trực chờ nổ tung.
Tụi mình lớn lên, những tế bào cảm xúc cũng dần biến thiên theo thời gian. Hồi còn nhỏ, tụi mình có thể sống “thật” với cảm xúc
của bản thân một cách thoải mái nhất. Nhưng khi lớn lên, liệu tụi mình có thể làm điều đó một cách tự nhiên và trọn vẹn hay không?
Khi lớn hơn một xíu, tui mình có nhiều “bộ mặt”. Mỗi một “bộ mặt” bên ngoài đều có một lớp vỏ, tùy thuộc vào đối tượng là ai sẽ có độ dày mỏng khác nhau. Còn bên trong chính là những thứ đơn thuần nhất – những điều tụi mình nghĩ là không phù hợp để thể hiện hoặc tụi mình chẳng muốn ai chạm vào nó. Tất nhiên, dù ở phiên bản nào thì đó cũng là tụi mình thôi, chỉ là đang “tự vệ” theo nhiêu cách khác nhau.
Trong chiếc album “Healing with me”, tui đã từng viết về bộ lọc cảm xúc.
Tụi mình thường dễ dàng khóc lóc, thành thật kể lể và nói ra những điều ngốc nghếch nhất của bản thân bên cạnh những người đem lại cho tụi mình cảm giác an toàn. Ngược lại, trong một hoàn cảnh thiếu an toàn, tụi mình thường có hướng xây rào để che đậy cảm xúc. Và càng lớn, tui càng thấy vòng an toàn của bản thân lại bé lại.
Việc đè nén cảm xúc lâu như vậy thường gây những tác động không tốt tới sức khỏe tinh thần. Và phim đã làm rất tốt khi đưa ra thông điệp, cảm xúc nào cũng cần thiết, thứ tụi mình cần là đối mặt và chấp nhận chứ không phải để nó oanh tạc và biến mọi thứ trở thành bãi chiến trường.
2. Lo lắng xuất hiện, nhưng đừng để nó trở thành bảng điều khiển
Lo âu là một tế bào nhanh nhẹn và trí tuệ, lên plan cho tương lai và phân tích những tình huống có thể xảy ra cùng cách thức giải quyết chúng. Ngay khi cô ấy xuất hiện, thì các viễn cảnh được vẽ ra luôn có màu đáng sợ, như cái cách mà chúng ta overthinking về cuộc sống vậy.
Tới khi Joy tới và nói với Lo âu rằng, cậu cần buông tay ra khỏi bảng điều khiển.
Lo âu đang cố gắng bảo vệ Riley khi cô bé bước ra khỏi vùng an toàn. Lo âu xuất hiện không hề xấu, nó như một cách bật chế độ phòng vệ của bản thân, nhưng xấu là khi chúng ta để chúng điều khiển và tự hù dọa bản thân, để những trải nghiệm rất bình thường trong cuộc sống trở nên tồi tệ.
Chỉ cần chầm chậm một chút, thì Lo âu sẽ thấy cuộc sống nhiệm màu, các tế bào khác cũng được hiện diện.
3.Chúng ta đều được yêu thương, dù không hoàn hảo
Hai người bạn thân sẽ không học cùng trường với Riley nữa, và thế là cô bé bỗng nhiên trở nên một mình. Tổn thương và sợ hãi, Riley quyết định thay đổi bản thân và xài những chiến lược mới để có thể hoà nhập với đàn chị bằng cách tỏ ra ngầu lòi, lơ bạn cũ, cố gắng thể hiện bản thân, nhuộm tóc đỏ… Tình yêu vốn không có điều kiện, và tụi mình không cần hoàn hảo để được yêu thương. Việc mình cố gắng thay đổi bản thân, làm thật nhiều thứ để thể hiện, chứng minh… khiến tụi mình trở nên nhàm chán, phiền phức, xấu tính và thậm chí là đánh mất bản sắc riêng biệt của mình. Và có một điều là, bạn hạnh phúc và vui vẻ nhất khi được là chính mình và việc của tụi mình chính là tìm ra chiếc bản thể đặc sắc đó thui nè.
Quan điểm - Tranh luận
/quan-diem-tranh-luan
Bài viết nổi bật khác
- Hot nhất
- Mới nhất