Tục ngữ, liệu là bài học hay là góc nhìn một chiều?
Đây là quan diểm cá nhân nên có thể sai và bị lệch lạc.
Xin chào mọi người, mình mới tham gia Spiderum nên còn non trẻ. Có gì nhờ mọi người chỉ bảo. Văn chương mình cũng không giỏi lắm nên có thể hơi lủng củng hay sai chính tả, mong mọi người bỏ qua. Giờ chúng ta vào thẳng vấn đề. Tục ngữ liệu có phải nó là một bài học hay là góc nhìn một chiều.

Tục ngữ là thể loại văn học dân gian nhằm đúc kết kinh nghiệm, tri thức của con người dưới hình thức những câu nói ngắn gọn, súc tích, có nhịp điệu, dễ nhớ, dễ truyền đạt, thường gieo vần lưng. Nó giúp ta học được nhiều bài học như sự nhẫn nại, kiên trì hay thậm chí là những thứ mà cô Ngữ Văn của bạn có thể suy diễn được. Nhưng mình thấy chúng ta đang sử dụng tục ngữ một cách thiếu suy nghĩ. Nếu chúng ta chỉ nghe những câu tục ngữ ấy mà không suy nghĩ rằng nó có đúng hay không mà chỉ thêm vào đầu một cách "tùy tiện" như thế thì suy nghĩ của chúng ta nhẹ thì có thể bị lệch lạc, còn nặng thì có thể phá hủy cả tương lai. Vì sao mình nói thế? Ta có thể tưởng tượng như sau: Tiệm A được đánh giá là làm bánh rất ngon. Nhưng bạn đến mua và ăn thì thấy không hề ngon. Vì mỗi người có một khẩu vị khác nhau nên sẽ cảm nhận khác nhau. Từ đó ta thấy rằng suy nghĩ của mình rất khác người khác. Chúng ta không thể ăn một món ăn và thấy nó ngon và nghĩ ai cũng thấy nó ngon. Không thể bắt ép người khác phải suy nghĩ theo ý của mình, vì không ai giống nhau cả. Kẻ có suy nghĩ như vậy là kẻ độc tài. Okay! Hơi dài dòng rồi, chúng ta xem thí dụ về những câu tục ngữ mang hơi hướng một chiều nhé:
-Thí dụ 1: "Thương cho roi cho vọt, ghét cho ngọt cho bùi". Câu này mà bạn nào có toxic parents chắc sẽ phải nghe nhiều lắm nè. Câu này mang nghĩa là người thương bạn thì hay dùng roi vọt răn dạy, còn ngược lại kẻ ghét bạn lại hay nói những lời ngọt ngào bùi tai. Người thường nói lời ngọt ngào chưa chắc đã thật sự tốt, còn người hay nói lời khó nghe chưa hẳn là tốt( Mình chép trên mạng đấy). Ở đây, mình đồng tình với câu ở sau, nó cũng đúng thật. Nhưng mình không đồng ý với câu đầu. "Thương cho roi cho vọt", tại sao thương lại cho roi cho vọt? Chúng ta có rất nhiều cách để biểu đạt tình thương hay tình cảm, nhưng tại sao lại phải đánh? Xét theo kía cạnh gia đình, việc đánh con để con vâng lời là thương nó là một việc vô cùng sai lầm. Bạn nhớ thử xem, lúc nhỏ bạn bị đánh thì bạn có trở nên ngoan hơn không? Việc đánh con không chỉ không giúp ích được gì mà còn làm cho con có những "vết thương" về tình thần lẫn thể xác. Nó còn làm cho con chán ghét bố mẹ thêm nhiều mà thôi. Trong tâm lí học có một hiệu ứng tâm lí rằng nếu một hiệu ứng( hay nỗi đau) mà lặp đi lặp lại, nó sẽ mất dần đi tác dụng. Có thể lần đầu bị đánh thì bạn cảm thấy rất đau, nhưng dần dần bạn sẽ không thấy đau nữa. Và chính lúc đó, con trẻ sẽ trở nên ranh ma và khôn lỏi, cố gắn làm mọi cách để không bị đánh. Có thể bằng cách nói dối, biện hộ ra đủ loại lí do chỉ để không bị đánh. Đọc đến đây rồi thì các bạn có con cho mình xin là đừng vì muốn con ranh ma hay khôn lỏi mà bắt đầu đánh con nhé. Mình thấy rằng câu này thường được các gia đình hay đánh con lấy ra để biện hộ cho hành động của mình.

-Thí dụ 2: "Một người làm quan cá họ được nhờ". Ý nghĩa của nó cũng khá rõ ràng rồi. Một người làm quan, cả gia đình dòng họ nhảy vào ăn tàng phá hoại cả một đất nước. Câu này bạn có biết rằng nó thể hiện sự tham nhũng hay không? Tham nhũng là một vấn để lớn của Việt Nam. Tháng nào, năm nào cũng có chục bài báo nói về chống tham nhũng nhưng nếu đến cả hành động tham nhũng mà cũng được đúc kết thành những câu tục ngữ cộng thêm sự không chịu suy nghĩ của chúng ta thì xem như nó chẳng khác nào đang "khuyến khích" việc tham nhũng cả.

Thí dụ 3:
"Cá không ăn muối cá ươn
con cãi cha mẹ trăm đường còn hư".
Câu này có thể sẽ gây tranh cãi nhiều lắm đây. Mình sẽ phân tích câu ở sau. "Con cãi cha mẹ trăm đường còn hư?" Một phần nào đó nó cũng đúng. Nếu mà mẹ bạn đang phàn nàng về việc bạn không chịu học hành mà bạn cãi lại là "không học có chết đâu mà mẹ nói mãi vậy?" Thì mình gọi bạn là mất dạy luôn. Nhưng, nếu mẹ bạn đọc nhật kí của bạn rồi đem kể cho bà hàng xóm cùng cười nhạo bạn: "mới tí tuổi đầu mà bày đặt yêu đương. Nó yêu con nhỏ của tiệm thịt chó quận 3 đó bà!" Mà bạn nghe được và rặng hỏi "sao mẹ đọc nhật kí của con?" Mẹ bạn nói là "mẹ đọc là để tìm hiểu con thôi" rồi bạn cãi "con cũng có không gian riêng chứ sao mẹ lại xâm phạm?" Đến khúc này thì câu chuyện sẽ hoàn toàn khác. Bạn cãi lại ở đây vì mẹ bạn đã vi phạm không gian riêng tư của bạn và còn làm xấu mặt bạn trước mặt người khác thì người hư không phải là bạn. Vậy có phải rằng câu tục ngữ này đang ngầm khẳng định rằng con mà cãi cha mẹ bất kể đúng sau thì con cả đời là con hư? Đâu phải lúc nào người lớn cũng đúng, họ cũng là con người, họ không phải là một vị thánh thần nào cả mà lúc nào cũng đúng. Họ không có quyền in vào não bạn: "mày cãi tao nên mày là con hư". Câu này nó đúng thì nó cũng đúng một phần thôi, còn lại là một góc nhìn sai về việc con cãi cha cãi mẹ là con hư.
Ba ví dụ trên cũng đã cho các thấy rằng tục ngữ chưa hẳn lúc nào cũng đúng. Nó nhiều lúc chỉ là quan điểm một chiều mà thôi. Đặc biệt là các câu về gia đình, hãy cẩn trọng. Vì bạn không thể biết được là họ sống trong hoàn cảnh nào, họ sống trong thời kì nào hay họ có gia đình ra sao. Mình không nói là tất cả câu tục ngữ đều là góc nhìn một chiều nhưng mình nghĩ rằng chúng ta phải luôn luôn đặt câu hỏi: "tại sao con cãi cha mẹ là con hư?";"vì sao mà cha mẹ sống với mình và ngày nào cũng đánh đập mình mà phải hiếu thảo với họ?"... Hãy luôn đặt câu hỏi, góc nhìn của họ chưa chắc là góc nhìn của mình. Nếu chúng ta cứ suy nghĩ rằng ông bà mình là những người lớn có nhiều kinh nghiệm, chắc chắn luôn đúng thì nó thật sai lầm. Nếu họ luôn đúng thì bạn hiện tại phải sống trong hang, phải ăn thịt sống rồi. Vì chẳng ai hoàn hảo cả. Chính những câu hỏi đã khiến thế giới được như ngày hôm nay. "Tại sao quả táo lại rơi từ trên cành xuống đất?"; "tại sao mình lại tồn tại?";"tại sao có con người?".
Được rồi mọi thứ trong bài viết này chỉ là quan niệm cá nhân. Có thể mình sai, có thể mình mới học cấp 2 nên còn quá nhỏ để có thể hiểu. Mọi người có ý kiến gì có thể góp ý cho mình. Vì mình không phải là một vị thánh nên không phải cái gì cũng biết. Tạm biệt mọi người và hẹn gặp lại trong bài viết sau.
-

Quan điểm - Tranh luận
/quan-diem-tranh-luan
Bài viết nổi bật khác
- Hot nhất
- Mới nhất
ThienNhan
[Đã xóa]
Tiiikais
Mình cảm thấy có 1 vấn đề khá lớn, đó là bạn chưa hiểu đúng về ý nghĩa của thành ngữ tục ngữ. Như bạn đã nói, tục ngữ là do người xưa đúc kết thành những câu nói ngắn gọn, có nhịp điệu để dễ truyền đạt. Do đó, không thể hiểu tục ngữ theo cách đọc sao hiểu vậy như đọc 1 công thức toán học, mà phải suy diễn ra. Ở ví dụ 1: thương cho roi cho vọt không phải hoàn toàn là đánh đập, mà phải hiểu là người thương mình thì thường sẽ nghiêm khắc với mình. Qua ví dụ 2, không biết bạn hiểu như thế nào mà "được nhờ" = cả gia đình dòng họ nhảy vào ăn tàng phá hoại cả một đất nước. Theo mình hiểu câu này có nghĩa là 1 người làm quan thì dòng họ của người đó sẽ được hưởng 1 vài quyền lợi như: giải quyết những vấn đề công liên quan tới chức quan của người đó, được hưởng chung bổng lộc, có quyền khoe "nhà tôi có ông này làm quan",... chứ mình không thấy chỗ nào trong câu nói rằng cả họ sẽ nhảy vào phá hoại cả. Có lẽ bạn đang nhìn vào những trường hợp COCC để phê phán câu này. Nhưng mà. tục ngữ là đúc kết của cả 1 thời kì, cả 1 cộng đồng, bạn không thể lấy vài trường hợp cá biệt để phân tích rồi nói câu tục ngữ đó sai được. đọc đến ví dụ 3 thì mình thật sự không hiểu bạn đang nói về cái gì khi đưa ra trường hợp mẹ - con đó. Theo mình hiểu thì câu "con cãi cha mẹ trăm đường con hư" đó mang nghĩa là cha mẹ là người đi trước, đã có kinh nghiệm, nên những lời cha mẹ chỉ dạy thường là những gì cha mẹ đã trải qua, con cái nếu như làm theo thì sẽ đúng, còn nếu không nghe lời (cãi) thì nhiều khả năng (trăm đường) chứ không phải chắc chắn (mọi đường) thì con sẽ sai (hư).
Theo kinh nghiệm của mình thì tục ngữ thường sẽ có 3 lớp nghĩa: 1 lớp nghĩa mang tính cá nhân, 1 lớp nghĩa mang tính cộng đồng và 1 lớp nghĩa mang tính bao quát tự nhiên, nên là 1 câu tục ngữ, có thể nó không phù hợp với lớp nghĩa này, nhưng chưa chắc ở 2 lớp nghĩa kia nó không đúng. Mong bạn tìm hiểu kĩ hơn trước khi viết. Hoặc nếu bạn có ví dụ nào đúng hơn về vấn đề bạn muốn nói về bài viết này thì có thể phản biện lại cũng được, chứ mình thấy với 3 ví dụ ở trên thì nó không đúng. Thân ái!
- Báo cáo
Alison_Trinh
Chủ đề mà em chọn để viết khá là hay. Bản thân chị là một người yêu thích văn học, không muốn nói là đọc được rất nhiều nhưng cũng đã đọc một số tác phẩm văn học việt nam và cả thế giới. Thành ngữ tục ngữ Việt Nam cũng là một hình thức văn học như vậy. Có điều, chị có một số chia sẻ về cách tiếp cận của em khi phân tích thành ngữ tục ngữ việt nam như thế này.
1. Thành ngữ, tục ngữ Việt Nam là những câu nói truyền miệng lưu truyền lại trong một quá trình dài của lịch sử. Nên khi phân tích, em cần phải đặt mình vào bối cảnh đó. Văn hóa của Việt Nam có những yêu tố truyền thống vẫn được gìn giữ qua nhiều thế hệ, nhưng điều đó không có nghĩa là không có sự thay đổi. Trước đây, văn hóa Việt Nam ảnh hưởng rất nhiều bởi tư tưởng phong kiến và Nho giáo nên quan điểm của người thời xưa khác với bây giờ rất nhiều. Em lại áp dụng tư tưởng hiện đại để phân tích thành ngữ tục ngữ như vậy là không khớp nhau. Tuy nhiên, có những thành ngữ đến ngày nay vẫn còn nguyên giá trị. Ví dụ như "Uống nước nhớ nguồn", "Ăn quả nhớ kẻ trồng cây", "Không thầy đố mày làm nên", "Học thày không tày học bạn" vẫn còn ý nghĩa . Nhưng có những thành ngữ không còn phù hợp với thời đại thì đó cũng là điều bình thường. Cũng giống như, trước đây mọi người đều cho rằng trái đất là một mặt phẳng cho đến khi có người chứng minh được là trái đất là hình cầu.
2. Còn luận điểm "thành ngữ tục ngữ là góc nhìn một chiều" có ý đúng. Nhưng, theo chị thì nó thể hiện ở chỗ là mỗi thành ngữ tục ngữ chỉ phù hợp để nói ở một hoàn cảnh này nhưng lại không phù hợp để nói trong hoàn cảnh khác. Có câu "gần mực thì đen, gần đèn thì rạng" hàm ý khuyên nhủ chúng ta nên chọn bạn mà chơi, biết phân biệt tốt xấu, đúng sai. Nếu có bạn tốt thì sẽ tốt theo, nếu bạn mà xấu thì chúng ta bị ảnh hưởng. Nhưng lại có câu "đi với bụt mặc áo cà sa, đi với ma mặc áo giấy" khuyên chúng ta phải thay đổi bản thân tùy vào hoàn cảnh. Gặp người hiền thì chúng ta thể hiện những điều tốt, mà gặp kẻ ác thì chúng ta cũng lại phải thay đổi trở nên ghê gớm.
- Báo cáo

Mr. Ngoan
Chốt cái cuối là bạn còn quá nhỏ để hiểu....hết tất cả ý của câu tục ngữ nữa. Tục ngữ nó ko hoàn toàn theo 1 chiều 1 kiểu 1 quan niệm đâu. Nhưng hãy hiểu theo nghĩa sáng của nó.
Ví dụ như "có làm mới có ăn", dù mình soi xét nghĩa sáng hay nghĩa tiêu cực thì nó vẫn là tích cực.
Còn như câu: đầu xuôi thì đuôi lọt đâu chỉ ám chỉ 1 công việc nào đó đâu, mà còn ám chỉ luôn cả những tình huống, những chuyện đời thường nữa. Ví dụ khiêng cái giường vô phòng, đầu vô được thì chắc chắn đuôi cũng vô. Ví dụ, b đi nộp hồ sơ xin việc, ng ta tiếp nhận dễ dàng thông suốt thì khả năng bạn tới quy trình phỏng vấn dễ dàng, rồi pv mà dễ dàng thì khả năng cao được nhận việc.
M có 1 dẫn chứng rất hay liên quan câu: con cãi cha mẹ....ở trên của bạn. Lần đó mình đang ngồi trước nhà thì ba mình về, để cái xe ngay trước mặt. Ba mình kêu là ngồi xem nha, ba vô lấy đồ 1 cái. Mình kêu ỏng ỏng lên là trời ơi, ba khóa xe lại đi chứ sao coi này nọ thì thành ra gọi là hỗn. Ba mình vừa vô thì có 2 thằng nó ập vô, 1 thằng thì giả bộ hỏi nhà cô Abc gì đó, thằng còn lại thì nhảy vô bẻ khóa xe ngay trước mặt, mà do xe khóa cơ vs điện tử nên nó ko làm gì được nó còn xô ngã xe nữa kìa. Xong ba mình chạy ra thì xe còn nguyên, trong khi mình sợ tím mặt
vậy tình huống này m cãi cha có gọi là "hư" ko ???

Chung quy, bạn xem ca dao tục ngữ, hãy hiểu theo nghĩa sáng, nghĩa tích cực của nó nhất có thể. Mai sau, vài năm nữa cùng 1 câu cao dao tục ngữ bạn lại hiểu thêm nghĩa khác hiện giờ thôi.
- Báo cáo