Tư duy phi nhị nguyên/Non-duality Thinking – Bản dịch Chỉ là một cội cây thôi – A tree in the forest - Thiền sư Ajahn Chah - Tập 1: Đôi nét về tác phẩm và người dịch
Bản dịch này thể hiện quan điểm cá nhân. Người đọc nên đọc bản gốc "A tree in the forest" bằng tiếng Anh, hoặc bản dịch: "Chỉ là một...
Bản dịch này thể hiện quan điểm cá nhân. Người đọc nên đọc bản gốc "A tree in the forest" bằng tiếng Anh, hoặc bản dịch: "Chỉ là một cội cây thôi" hoặc "Một cội cây rừng" để thấy được góc nhìn ban đầu của tác giả và của các dịch giả khác.
Đôi nét về tác phẩm:
Bản gốc được tổng hợp và biên tập bởi: Dhamma Garden Translation Group
Bản dịch này được thực hiện bởi: harris.
Nội dung cuốn sách này được chia sẻ miễn phí và không nhằm mục đích thương mại.
Đôi nét về Ajahn Chah:
Ajahn Chah sinh năm 1918 ở một ngôi làng phía Đông Bắc Thái Lan. Ông tu tập thiền hành từ nhỏ và xuất gia năm 20 tuổi. Ông theo học phái thiền Khắc khổ trong rừng hằng năm trời. Ông sống trong rừng, làm một vị khất sĩ nhận bố thí trên các chuyến hành hương của mình.
Ông học thiền hành dưới sự chỉ dẫn của nhiều thiền sư, trong số đó là Ajahn Mun, một thiền sư lỗi lạc được nhiều người kính trọng. Ajahn Mun có một ảnh hưởng không hề nhỏ đến Ajahn Chah, giúp Ajahn Chah có một lối đi rõ ràng và mạch lạc hơn trước. Ajahn Chah sau này cũng đã trở thành một người thầy lỗi lạc trên chính con đường của mình. Ông đã giúp đỡ biết bao con người cũng đang trên con đường đến với Phật Pháp. Cốt lõi lời dạy của Ajahn Chah rất đơn giản: luôn chú ý, không bấu víu vào bất kì thứ gì, buông tay và chấp nhận tự nhiên.
Ajahn Chah ra đi thanh thản sau chuỗi ngày ốm đau vào ngày 16 tháng 1 năm 1992, tại tu viện gốc Wat Pah Pong, Ubon Ratchatani.
Để biết thêm chi tiết về những sách về Ajahn Chah, xin vui lòng gửi thư về Wat Pah Nanachat, Bahn Bung Wai, Warinchamrab, Ubol Rajathani, Thái Lan.
Tác phẩm A tree in the forest là tuyển tập những bài giảng của Ajahn Chah về Phật Pháp, được các đệ tử phương Tây tổng hợp và xuất bản.
Người dịch cảm thấy cần có một con đường mới dẫn lối cho những người coi Phật Giáo như một tôn giáo quá xa lạ và không gần gũi với cuộc sống của họ. Mặt khác, người dịch coi Phật Giáo là hiện thân các bài học đơn giản của sự sống. Người đọc không cần thiết phải coi Phật Giáo như một loại tôn giáo với những quan điểm khác biệt với các tôn giáo khác.
Qua bản dịch này, người đọc sẽ hiểu về cuộc sống hơn.
Kỹ năng
/ky-nang
Bài viết nổi bật khác
- Hot nhất
- Mới nhất