Việt Nam là một cường quốc tiền điện tử. Đây là nhận định, mình tin là, không chỉ của riêng cá nhân mình. Những thống kê là bằng chứng rõ ràng câu nói trên:
Việt Nam đứng đầu hai năm liên tục trong bảng xếp hạng các quốc gia có chỉ số chấp nhận tiền điện tử (báo cáo do Chainalysis thực hiện).
Việt Nam có hơn 16.6 triệu người sở hữu tiền mã hóa, là quốc gia có tỷ lệ người nắm giữ tiền điện tử lớn thứ hai ASEAN sau Thái Lan, và là một trong 5 quốc gia đi đầu về blockchain. (Theo Coin98)
Có trên 10 doanh nghiệp có vốn hóa trên 100 triệu USD với mức ảnh hưởng trên toàn cầu. Nổi bật, có 3 dự án Việt từng đạt mức vốn hóa trên 1 tỷ USD là Coin98, Axie Infinity và Kyber Network. Trong đó, Axie Infinity là dự án từng đạt mức vốn hóa lớn nhất với 9.7 tỷ USD.
Rất ấn tượng, nhỉ?
Ấy vậy mà, nếu xung quanh bạn có những đã tham gia thị trường tiền điện tử, hãy thử hỏi họ xem: “Bạn có dám đầu tư vào dự án crypto người Việt không?”. Nếu câu trả lời bạn nhận được là không, cũng đừng quá bất ngờ, vì đó là nghịch lý đang tồn tại rõ như con voi ở trong phòng.
Những câu nói như “người Việt úp bô người Việt”, “Thấy dev Việt thì né”,... như một thần chú được truyền tai nhau, rồi không biết từ khi nào, mà nó đã ngấm vào trong tư duy của rất nhiều nhà đầu tư.
Nếu bạn có hứng thú về chủ đề này, thì hãy ở lại nhé. Cùng nhau, chúng ta sẽ truy tìm về nguồn gốc của những suy nghĩ trên, chúng xuất hiện từ thời điểm nào, đâu là nguyên nhân, và quan trọng nhất, liệu có thật là ‘cứ dev Việt là sẽ scam’ hay không nhé!

Như thế nào là scam?

Phần lớn trong chúng ta đều đã nghe về từ scam, trong đó, một phần lớn chắc hẳn đã sử dụng nó. Scam là từ được dùng để chỉ về một mánh khóe bất hợp pháp, thường là dùng để lấy tiền từ mọi người. Mang bộ khung lý thuyết này ghép vào bức tranh tiền điện tử, scam là từ chỉ các dự án, cá nhân, tổ chức lừa đảo các nhà đầu tư thông qua các chiêu trò, thường là các đợt mở bán coin. Kết quả, nhà đầu tư (gần như) mất trắng tiền, để thu lại đống coin/NFT vô giá trị.
Câu chuyện ‘bán cam’ trong thị trường tiền điện tử diễn ra rất phổ biến. Do tính chất mới mẻ của thị trường, sự FOMO của đám đông, một số chuyên gia đa cấp giả danh KOL,... nhiều nhà đầu tư F0 đã không đủ nội lực để giữ mình, giữ tiền
Tuy nhiên, phần lớn những nhà đầu tư mất mát thường đặt nặng vế sau của định nghĩa, mà quên xem xét đến vế trước, nguyên nhân làm bạn mất tiền. Điều này, vô hình trung, đã làm hình thành một thiên kiến đám đông rằng: “Nếu giá đồng coin đó giảm, chắc hẳn đó là cú scam”. 
Để quan sát thiên kiến này, bạn hãy thử tìm lại những bài báo nói về Bitcoin những năm 2020 trở về trước. Ở thời kì này, mỗi khi Bitcoin có biến động mạnh, ngay lập tức có ngay những bài báo gọi đồng tiền điện tử này là trò lừa đảo. 
Thực chất, trên thị trường vẫn tồn tại đồng thời cả 2 kiểu, scam thật và scam ‘nhầm’ như mình vừa giới thiệu. Vậy nhưng, sự nhầm lẫn này có gì tai hại,  chúng ta sẽ cùng tìm hiểu ở phần sai. Trước hết, ta hãy thử nhìn vào phần nguồn gốc, do đâu mà lại có sự nhầm lẫn này.

Khởi nguyên

Nếu có vết hằn còn lưu dấu đến hiện tại, ắt hẳn ta phải tìm đến thời điểm mà thị trường sôi động nhất, nóng bỏng nhất. Đâu đó vào quý 3, quý 4 2021, crypto Việt chứng kiến một bước ngoặc quan trọng, nó đã mở ra một chương mới cho cộng đồng bản địa. Sự kiện đó, chính là làn sóng GameFi, hay blockchain game
Từ tháng 7/2021 đến tháng 6/2022, giá trị các hoạt động giao dịch tài sản số ở Việt Nam lên tới 112.6 tỷ USD, cao hơn cả Singapore với 101 tỷ USD. Chỉ trong vài tháng ngắn ngủi, đã có hơn 600 dự án game mọc lên, đưa Việt Nam trở thành khu vực sôi động bậc nhất. Người ‘cơ trưởng’ đã khởi động cho bài nhạc này, không ai khác ngoài Axie Infinity.
Lại phải nói đến những con số. Với 1.26 tỷ USD doanh thu trong năm 2021 (trong đó khoảng 98% mới đến trong Q3 và Q4), đạt 2 triệu người chơi khi chỉ mới ở giai đoạn alpha. Dự án đến từ Việt Nam chính là nhân tố X để phổ biến mô hình “play-to-earn” trên toàn thế giới. “Hiệu ứng Axie Infinity”, là cách mà họ đặt tên cho những gì mà Axie đã làm được.
Chỉ trong một vài tháng, Gamefi đã phát triển quá nhanh. Tất nhiên, mọi sự phát triển nóng đề dẫn đến các vấn đề:
Số dự án game mọc lên, lần lượt chia làm 2 phía. Đầu tiên là những dự án nghiêm túc, có lộ trình phát triển dài hạn, rõ ràng. Nửa bên kia, là các dự án mì ăn liền, sinh ra với mục đích scam tiền từ nhà đầu tư. Không cần phải nói, có lẽ bạn cũng biết cán cân số lượng nghiêng hẳn về bên nào.
Trong khi những dự án dài hạn, vào giữa mùa uptrend, xem có vẻ sẽ kém hấp dẫn. Ngược lại, những ‘chiếc bô’ đội lốt game kia thì thường được quảng cáo một cách hấp dẫn, tính năng xịn xò mặc dù 10 game như một, cộng thêm một chút danh công nghệ cho uy tín. Vậy là ta đã có một chiếc bẫy hết sức hiệu quả trong mùa GameFi 2021.

Hậu quả

Lừa đảo, chẳng bao giờ là tốt cả. Những dự án scam này, sau khi khăn gói bỏ chạy, chỉ bỏ lại một đám đông giận dữ. Và khi sự tức giận lớn hơn lí trí, đám đông cứ thế dành một sự ác cảm lớn cho các dự án đến từ Việt Nam, đất nước của chúng ta. Đánh đồng như vậy có thể sẽ tiệt đường sống của những dự án đang xây dựng. Những dự án như Coin98, Axie,... vẫn có sản phẩm, vẫn tiếp tục phát triển mình. 
Ý mình ở đây, điều quan trọng cần nhớ là: Không phải cứ giá token, đồng coin giảm mạnh là scam. Xét cho cùng, quyết định đầu tư phải được quyết bởi bản thân chúng ta. Không thể chỉ vì một dự án, mà lại chụp mũ ‘lừa đảo’ cho cả thị trường khu vực được.
Dẫu biết, tình trạng scam hiện tại là rất phổ biến. Nhưng đó là tình trạng chung của crypto, và cả nhiều quốc gia khác. Cách phòng tránh trong hiệu quả nhất, chính nằm ở chiếc màng lọc kiến thức của chúng ta. Ngoài ra, sự phát triển của những cộng đồng văn minh cũng có thể giúp hạn chế đáng kể các lỗi tư duy, hiệu ứng FOMO mà bạn có thể mắc phải. 
Group mới nhà Nhện, bạn đã tham gia chưa :) | <a href="https://www.facebook.com/groups/1686503591761859">https://www.facebook.com/groups/1686503591761859</a>
Group mới nhà Nhện, bạn đã tham gia chưa :) | https://www.facebook.com/groups/1686503591761859
Đến đây, mình tin sẽ có đôi ba lời phản biện. “Chẳng phải có những trường hợp, đội ngũ đứng sau dự án sẽ dàn xếp, giả vờ bị hack,... mục đích nhằm bán ra token để trục lợi khi giá lên cao hay sao”. Với những trường hợp như vậy nên tính như thế nào?
Đúng là vẫn có những dự án lợi dụng niềm tin của nhà đầu tư, dù có sản phẩm, nhưng chủ yếu là chỉ dùng làm bình phong. Thực chất, với kiểu scam này, không quá khó để nhận ra. Chỉ cần chúng ta phân tích cơ bản kĩ càng là có khả năng loại được nguy cơ này. Chẳng hạn sử dụng 1 số tool on-chain để kiểm tra smart-contract của dự án (ví dụ: TokenSniffer). Kiểm tra thông tin trên trang web, trong whitepaper của dự án: Đội ngũ phát triển gồm những ai, đã có kinh nghiệm, ‘tiền án scam’ chưa, partner, quỹ đầu tư nào có liên hệ (double check ở trang của quỹ), vân vân mây mây.