Hôm trước, khi lướt Facebook, mình bắt gặp một bài đăng về hộp kẹo viên Kera với nội dung: “Chưa uống hết mà chủ đã bị bế đi rồi – có thuốc nhuận tràng, công nhận dễ đi ** thật!.”
kẹo rau củ Kera ( ảnh minh họa)
kẹo rau củ Kera ( ảnh minh họa)
Cơ quan điều tra đã xác nhận rằng tỷ lệ thành phần được công bố trong viên kẹo Kera thấp hơn rất nhiều so với thực tế. Bột rau được sử dụng trong sản xuất không được thu mua từ các nông trại đạt chuẩn VietGAP và chỉ chiếm hàm lượng từ 0,61% đến 0,75% nhưng lại được công bố là 28%. Đặc biệt, kẹo Kera còn chứa chất sorbitol (có tác dụng nhuận tràng) chiếm tới 35% thành phần, cùng các chất phụ gia khác – nhưng tất cả đều không được công bố cho người tiêu dùng biết.

Ngành Thực Phẩm Bổ Sung ở Việt Nam

Là một người trẻ, mình rất quan tâm đến sức khỏe và ngoại hình. Mỗi tháng, mình đầu tư khá nhiều tiền cho các sản phẩm bổ sung như vitamin tổng hợp, omega-3, creatine, whey protein,…
Không chỉ là mình, trên thực tế, hiện nay ở Việt Nam có khoảng 60% người dân đã và đang sử dụng thực phẩm bổ sung . Ngành này trị giá khoảng 600 triệu USD/ năm , với tốc độ tăng trưởng kép dự kiến 18% từ năm 2024 đến 2030 (theo báo cáo từ Precedence Research). Điều này phản ánh rằng chất lượng cuộc sống ngày càng được nâng cao.
Bên cạnh đó, sự bùng nổ của công nghệ và mạng xã hội cũng khiến thực phẩm bổ sung trở nên dễ tiếp cận hơn bao giờ hết. Những lời quảng bá có cánh như “đẹp da”, “trẻ hóa”,... xuất hiện tràn lan – từ các influencer, beauty blogger cho đến huấn luyện viên thể hình.
Một ví dụ điển hình là viên kẹo Kera – rõ ràng, việc ăn một viên kẹo tiện lợi hơn rất nhiều so với việc bạn tự phải đi chợ và nấu cho bản thân một đĩa rau, nhưng chính sự quảng cáo "quá lố" và tiện lợi đã tạo nên những giấc mộng ảo về công dụng “thần kỳ” của thực phẩm bổ sung.

Thực Phẩm Bổ Sung Là Gì?

Điểm qua một chút thì thực phẩm bổ sun là các sản phẩm ở dạng viên nang, bột, nước uống hoặc dung dịch, chứa các chất dinh dưỡng có lợi cho sức khỏe như:
Vitamin
Khoáng chất
Protein
Chất xơ
Axit amin,...
Thực phẩm bổ sung ( ảnh minh họa)
Thực phẩm bổ sung ( ảnh minh họa)
Chúng được chiết xuất từ nguồn tự nhiên hoặc tổng hợp, nhằm bổ sung vào chế độ ăn uống để cung cấp những dưỡng chất mà cơ thể có thể đang thiếu hụt.

Lạm Dụng Thực Phẩm Bổ Sung – Hệ Lụy Khó Lường

Theo nhiều chuyên gia, việc sử dụng thực phẩm bổ sung mà thiếu hiểu biết có thể gây ra hậu quả nghiêm trọng.
Thực phẩm bổ sung không phải là thuốc và cũng không thể thay thế cho một chế độ ăn lành mạnh. Việc lạm dụng có thể khiến cơ thể mất cân bằng dinh dưỡng, tổn thương gan - thận hoặc thậm chí phản tác dụng.” — Bác sĩ Nguyễn Ngọc Huy, chuyên gia dinh dưỡng học lâm sàng tại TP.HCM
Tổn thương gan ( ảnh Minh họa)
Tổn thương gan ( ảnh Minh họa)
Một nghiên cứu từ Trường Khoa học & Chính sách Dinh dưỡng Friedman – Đại học Tufts (Mỹ), đăng trên tạp chí Annals of Internal Medicine, đã phân tích dữ liệu từ hơn 27.000 người trưởng thành để đánh giá mối liên hệ giữa việc sử dụng thực phẩm bổ dung và tỷ lệ tử vong.

Một số phát hiện quan trọng:

Lượng canxi dư thừa từ thực phẩm bổ sung liên quan đến nguy cơ tử vong do ung thư cao hơn.
Dư thừa vitamin D có thể làm tăng nguy cơ tử vong.
Các dưỡng chất như vitamin A, K, kẽm, magie… khi hấp thụ từ thực phẩm tự nhiên lại có tác dụng làm giảm nguy cơ tử vong, đặc biệt là do bệnh tim mạch.

Khi Nào Nên Dùng Thực Phẩm Bổ Sung ? Cần Lưu Ý Gì?

Các chuyên gia khuyến nghị:
Nếu bạn đang khỏe mạnh, hãy ưu tiên bổ sung dinh dưỡng từ thực phẩm hằng ngày. Trong nhiều trường hợp, thực phẩm bổ sung không có tác dụng phòng bệnh nếu bạn không thực sự bị thiếu chất.
Ngoài ra, không nên tự ý sử dụng thực phẩm bổ sung khi chưa tham khảo ý kiến bác sĩ. Một số loại vitamin và khoáng chất nếu dùng quá liều có thể gây hại. Thực phẩm bổ sung không được kiểm duyệt gắt gao như thuốc nên có thể chứa thành phần ẩn – thậm chí là dược chất.
Thực phẩm bổ sung cũng có thể tương tác với thuốc điều trị. Người mắc các bệnh như tiểu đường, cao huyết áp, tim mạch… nên hỏi ý kiến chuyên gia y tế trước khi sử dụng.

Ăn Uống Tự Nhiên – Nền Tảng Cho Sức Khỏe Bền Vững

Dù không thể phủ nhận rằng thực phẩm bổ sung có thể hữu ích trong một số trường hợp đặc biệt (như phụ nữ mang thai, người ăn chay trường, người tập thể thao cường độ cao,..) các tổ chức uy tín như WHO, Harvard Health và Johns Hopkins đều thống nhất:
Dinh dưỡng từ thực phẩm tự nhiên vẫn là lựa chọn tối ưu.
Các loại thực phẩm như rau xanh, trái cây, cá, trứng, các loại hạt... không chỉ chứa vitamin và khoáng chất, mà còn cung cấp enzyme, chất chống oxy hóa, chất xơ và hàng trăm hợp chất sinh học khác – những thành phần mà thực phẩm bổ sung không thể tái tạo đầy đủ.
Thực phẩm TỰ NHIÊN( ảnh minh họa)
Thực phẩm TỰ NHIÊN( ảnh minh họa)
Ngành công nghiệp thực phẩm bổ sung đang phát triển mạnh, nhưng người tiêu dùng cần tỉnh táo. Việc chạy theo các xu hướng như “kẹo vitamin”, “nước collagen”, “bột detox”… dễ khiến chúng ta quên mất giá trị cốt lõi: Ăn đúng – ngủ đủ – vận động đều đặn – sống cân bằng.

Lời Kết

Qua bài viết này, mình hy vọng có thể cung cấp một số thông tin hữu ích về thực phẩm bổ sung và nhấn mạnh rằng:
“Thực phẩm bổ sung không phải quyền năng.”
Để có một cơ thể khỏe mạnh về cả thể chất lẫn tinh thần, hãy duy trì một lối sống lành mạnh:
Giấc ngủ chất lượng
Bữa ăn đầy đủ dưỡng chất
Lịch tập thể thao đều đặn
Một lối sống khỏe mạnh
Nguồn tham khảo: