Going high with your low, stay insane with cold cold heart, attitudes come first, forget your talent…  
Well, mình đùa đấy các bạn, dân nhà nước có thâm niên tụi mình chả cảm thấy quá khó chịu khi sống cuộc sống mang ô đi và về 8 tiếng/ngày & ngày này qua ngày khác. Ít ra trong gần chục năm làm cho công ty cũ, mình đã được cầm cái ô ấy đi qua gần nửa các Bộ ngành, văn phòng Chính phủ, liếc nhìn Mr A đàm đạo với Mr B và bước qua nhau, chém gió và feed số liệu sau cánh gà 1 hội nghị đàm phán liên bộ ngành, dẫn dắt các chuyên gia cao cấp nước ngoài làm việc với các tỉnh thành, stress vì công việc cho đến khi có thể ngồi 1 chỗ tha hồ bắt nạt và điều khiển những nhà thầu cấp dưới đang cố sức mang lại cho mình cảm giác chiếu cố 1 kèo win-win nào đó.
Bấy nhiêu không phải để khoe nha, mình đã may mắn được đứng trong hàng ngũ môt công ty thật sự chuyên nghiệp, nhưng rồi cũng đến lúc chia tay, anh em đồng nghiệp cũng “thương” nhau lắm nên cùng hẹn nhau xem thằng nào sẽ ra đi trước, dù là hơi muộn nhưng đến giờ thì qua thái độ mọi người đối xử với người cũ mình vẫn có thể nhắc về công ty cũ như 1 trải nghiệm thú vị.
Nếu bạn xác định mình là đứa làm công, mỗi chặng đường đời sẽ gắn với một tổ chức nào đó, thế nên trước khi trao thân gửi phận hãy biết họ biết ta thay vì nhắm mắt đưa chân. Bài viết này dựa trên kinh nghiệm của riêng mình nên nó sẽ không đúng với toàn bộ, nhưng mình nghĩ nó sẽ mang lại một cách nhìn khác cho những bạn vẫn còn băn khoăn xem Nhà nước có phải là môi trường phù hợp hay không.

02 Từ khóa đầu tiên: Ổn Định và Lương Thấp

Công ty nhà nước là một giải pháp khá an toàn, nếu bạn may mắn được vào môi trường năng động và hứa hẹn nhiều công việc (như mình đã từng gặp may), bạn sẽ vất vả trong sung sướng, vươn tới độ chuẩn mực từ những quy trình phức tạp đến những văn bản vô thưởng vô phạt, cân nhắc được cả những vấn đề phức tạp như làm cách nào chiến thắng “đẩy việc mindset” giữa các đơn vị 1 cách nhanh nhất… nhưng mà lương vẫn thấp.
Nếu “không may” thì cũng đừng lo, lương của bạn như thế sẽ cao hơn so với mức độ làm việc, và thời gian rảnh thì dùng cho việc cá nhân, học & làm thêm ngoài luồng. Nhà nước là môi trường ổn định nếu ít thử thách thì cũng không nhiều áp lực, thế nên đừng than trách mà hãy biến hoàn cảnh thành phương châm hành động, đấy là trường hợp bạn chấp nhận ngồi vào hoàn cảnh ấy nhé.
Zombie văn phòng nhưng là ma cà rồng trong giới khởi nghiệp - phải bạn không?
Zombie văn phòng nhưng là ma cà rồng trong giới khởi nghiệp - phải bạn không?
Tóm lại tư duy (nỗ lực cống hiến) + (thành tích) = (lương cao) là không thật chuẩn, mặc dù gần đây chính sách phân cấp bậc lương và phụ cấp công việc được cải thiện đáng kể, nhưng khả năng cao là sẽ không bằng các bạn bè đang làm tư nhân. Vì sao ư? Lương của bạn mà cao thì tất cả công ty Nhà nước sẽ phải oằn mình xin giảm biên chế mất. Và một phần nữa là do 02 từ khóa tiếp theo nhé…

02 Từ khóa tiếp theo: Centralized (cơ chế tập trung) và Hierarchy (quan hệ phân cấp).

Hai Keywords này áp dụng cho hai đặc điểm thường thấy của 1 cơ quan nhà nước: (i) vận hành theo phương thức Tập trung, và (ii) xử lý các mối quan hệ theo kiểu Phân cấp.
Bạn có thể tìm thấy những khái niệm này khi hỏi cụ Gúc về các thể loại Organization structure, cụ tỷ là nó quy định cách thức kết hợp giữa những mảng miếng của công ty (mà ta gọi là phòng ban đấy) và giao thức làm việc khi các bộ phận làm việc với nhau.
Cơ chế Centralized cho phép tất cả các thông tin và cách thức xử lý công việc luân chuyển từ cấp dưới trực tiếp xử lý thông tin lên cấp lãnh đạo quản lý thông qua các quy trình báo cáo và kiểm soát phù hợp – lãnh đạo là người nắm bức tranh lớn, còn nhân viên có thể chỉ phải đối mặt với 1 vấn đề chuyên biệt. Centralized không chỉ áp dụng trong phạm vi 1 công ty nói chung mà đôi khi là áp dụng cho cả hệ thống quản lý nhà nước, nắm rõ đầu mối và đường đi của thông tin thì sẽ thích nghi nhanh.
Hierarchy lại là một khái niệm khá thú vị, nó không chỉ quy định trách nhiệm của các cấp khi làm việc mà đôi khi còn phản ánh văn hóa ứng xử trong quan hệ giữa người với người. Đối với ngữ cảnh công việc, Hierarchy đơn giản là cấp dưới trình bày, cấp trên quyết định. Thẩm quyền (hay quyền lực) rõ ràng& trách nhiệm phân minh áp dụng cho cả giao thức nói chuyện hay quy cách trình bày văn bản giữa các cơ quan khác nhau. Tuy nhiên người châu Á chúng ta vẫn có văn hóa “tôn ti trật tự” nên thường là sẽ hơi khó phân biệt giữa việc cấp dưới phải tôn trong quyết định của cấp trên-hay phải mặc định kính cẩn nghe theo lệnh của cấp trên kể cả trong trường hợp ngoài công việc.
Tổ chức công việc kiểu Centralized và Hierarchy - Càng levelup thì càng có nhiều lợi thế
Tổ chức công việc kiểu Centralized và Hierarchy - Càng levelup thì càng có nhiều lợi thế
Tất nhiên là mỗi một công ty sẽ có 1 đăc điểm nội tại riêng biệt, có công ty Nhà nước vẫn vận hành theo một sơ đồ khác, Decentralized cấp độ nhẹ kiểu ma trận hay kiểu Division v.v... tuy nhiên cách thức vận hành Centralized và phong cách Hierarchy nêu trên khiến cho việc phát triển về cấp bậc sẽ là câu chuyện chính trong các tổ chức Nhà nước, bất kể công ty ấy có năng động ra sao. Do đó muốn thích nghi sẽ phải chứng tỏ bản thân đủ có ích hoặc chứng tỏ trung thành với 1 số đội nhóm (hoặc là cho mọi người biết đồng chí này là con đồng chí nào). Tất cả để được phân phó những công việc quan trọng để lấy đủ quota và trở thành người tiếp nhận và quyết định các dòng chảy công việc, khi đó lương bổng, và các lợi ích khác của công ty sẽ tự đến với bạn. Trong khi kể cả là bạn có ở trình độ chuyên gia đầu ngành cao cấp, nếu bạn không ở trong vị trí đủ tốt thì ý kiến của bạn cũng sẽ chỉ là thứ để tham khảo và câu chuyện hiệu quả công việc cũng như tài chính của bạn sẽ không hoàn toàn phụ thuộc vào năng lực.
Yep, vậy đấy, bạn có thấy tính cách mình hợp với cách vận hành này không? Nếu bạn là kiểu tự do vô tư như mình, một thanh niên nghiêm túc có phần cống hiến theo kiểu bất cần đời, chỉ biết lao đầu vào công việc mà không cần quan tâm đến cách thức xử lý các mối quan hệ để nắm được nhiều đầu mối và đường đi nước bước thì hẳn là sẽ gặp khó rồi. Thêm vào đó việc “ngộ nhận về khả năng giải quyết vấn đề của mình” đôi khi sẽ khiến bạn quên mất trách nhiệm của mình chỉ là hư vô so với một chữ ký muỗi của ai đó (Và đôi khi cũng quên luôn rằng mình sẽ phải tôn trọng người ta vô điều kiện vì tư duy Hierarchy đã được đặt ở chế độ Default with high tension). Thế nhưng, đi sâu hơn, bạn sẽ thấy ai cũng có cá tính của mình cả, chỉ là môi trường Nhà nước sẽ mang cho cá tính ấy những phong cách và nếp nghĩ đặc trưng, hiểu được rồi sẽ biết điều chỉnh trong cách thể hiện cá tính của mình và những nỗ lực của bạn sẽ được ghi nhận (suy cho cùng đấy cũng là rèn luyện EQ nhé).

Từ khóa cuối: Mục Tiêu của bạn là gì?

Sau tất cả, bạn phải có trách nhiệm đặt ra mục tiêu của bạn trong quãng thời gian sắp tới đúng không? Như mình thì ngay từ ngày đầu thử việc mình đã rất ấn tượng, và quyết định sẽ “học tập trải nghiệm” môi trường Nhà nước một thời gian để lấy sự chỉn chu và kiến thức quản lý, và mình thấy đó là khoảng thời gian xứng đáng. Nhưng đấy có thể là cách nghĩ xưa lắm rồi.
Nếu bạn có thiên hướng năng động, tự do, không muốn gò bó thì đừng ngại vất vả, môi trường tư nhân không thiếu việc và bạn sẽ đi nhanh hơn bạn nghĩ. Còn nếu bạn thật sự chưa tìm được hướng đi mà chỉ muốn giải pháp tạm thời, hãy nghiên cứu và đưa ra chiến thuật tồn tại của mình, không ngừng tìm tòi và đặt mục tiêu, cân bằng các yếu tố quan hệ và công việc để có cái nhìn sáng suốt nhất cho chặng đường tiếp theo...
Môi trường nào cũng có những hạn chế và những điều tích cực, và sẽ chỉ có một đáp án chung: không ngừng nỗ lực mới mang lại cảm giác mãn nguyện và xứng đáng khi đạt được những mục tiêu của chính mình.