"Chủ tịch giả vờ và cái kết" và những tranh biện độc hại.
Bàn về những cách tranh luận phản cảm, bảo thủ ?
Cảm giác đầu tiên sau mỗi tình huống đó chính là hả hê, hả hê vì những kẻ khinh thường người khác phải trả giá. Nhưng tôi còn nhận ra một câu thần chú thần kỳ, khiến ta đàn áp, khiến kẻ đang tranh luận trước mặt mình phải lo lắng, sợ hải. Đó chính là "Tôi là chủ tịch".
Dường như mọi nhân vật đều thay đổi nét mắt, có chút lo lắng khi nghe đến lời này. Và tiếc rằng, chúng ta cũng thường hay tranh luận với thái độ "tôi là chủ tịch" như thế.
Đây là cách tranh biện mà khi cảm giác bị thua thiệt, ta bắt đầu chuyển sang công kích, nhắm thẳng vào danh dự, nhân phẩm người khác nhằm nâng cái tôi của mình lên. Hoặc ta bắt đầu khoe ra những thành tịch, địa vị của chính mình như một tấm khiên hữu hiệu trước mọi lời phản biện.
Điều đó thường thấy ở câu : "Con nít thì biết cái gì". Là một bạn trẻ mong muốn bày tỏ suy nghĩ của mình về những điều mới mẻ xung quanh, tôi đã nghe qua bao lần câu nói ấy. Không quan tâm là ta chuẩn bị kiến thức thật kĩ càng hay đã ứng dụng kiến thức vào thực tế, chỉ cần một lý do, một lý do dù là nhỏ nhất cũng bị con người ta lấy ra để chỉ trích.
Tranh luận không phải để phân rõ thiệt hơn, thắng thua mà cốt là để con người ta mở rộng tầm nhìn, hướng cái nhìn chủ quan "tôi" thành cái nhìn khách quan hơn "chúng tôi". Thế nhưng ta lại thường giữ khư khư "cái tôi" nhỏ bé ấy và nâng niu chúng bằng những địa vị, thành tích hay bằng câu nói : "Mày cũng như vậy thôi đừng nói tao" hay "Mày có tư cách gì mà nói". Điều này hủy hoại đi mục đích ban đầu cảu mọi cuộc nói chuyện.
Thế nhưng vẫn có nhiều khi chính đối phương là người công kích chúng ta trước, đó chẳng phải là lý do chính đáng đến ta chỉa những từ xúc phạm vào họ hay sao?
Ta nên làm gì ?
Điều đầu tiên ta nên chọn lựa một ai đó đủ cởi mở để cùng tranh luận. Đây là vấn đề tiên quyết để có một không khí thảo luận thoải mái nhất, ta khi tranh luận với một người thân thiết sẽ đặt tình huống rằng cả hai cùng hướng đến một góc nhìn thấu đáo hơn thay vì "cải" đúng sai.
Điều thứ hai, ta nên tranh luận với một cử chỉ, một giọng nói, một thái độ nhẹ nhàng và bình tĩnh. Bởi lẽ thường con người ta trở nên hiếu thắng bất thường trong một lần tranh luận là do đối phương có những thái độ "khó ở" như liên tục chen ngang lời nói hay gắt gỏng. Từ thái độ thiếu thiện chí đó, hai bên bắt đầu bật chế độ phòng thủ và sẵn sàng công kích người khác.
Điều thứ ba, hãy dùng những câu đệm nhỏ như "tôi nghĩ là", "ở một số trường hợp, tôi thấy thế này" để khiến những luận điểm được trình bày khiêm tốn và dễ được đón nhận.
Điều thứ bốn, dứt khoác bỏ đi, không tranh luận hoặc giữ im lặng đối với những người bảo thủ. Thậm chí nhiều khi, ta còn nên nhận sai, nhận về phần thiệt hơn. Đây không phải là vì để hài lòng người khác mà là vì giữ bản thân bớt đi chút ít khó chịu và bực dộc khi cố gắng so đó với họ.
Quan điểm - Tranh luận
/quan-diem-tranh-luan
Bài viết nổi bật khác
- Hot nhất
- Mới nhất