Show "Người ấy là ai".
Show "Người ấy là ai".
Dẫu biết bản thân đã từng rất đồng cảm, rất thương các bạn chia sẻ nỗi niềm mình trên gameshow nhưng tôi vẫn cảm thấy ngán ngẫm, chán ghét cái phong cách khai thác những chuyện không vui của người khác để thu hút người xem
Đã là nỗi niềm, đã là một kí ức buồn đau đến mức con người ta phải nghẹn ngào, phải khóc khi nói về thì liệu ta có nên cố gắng hỏi về chúng. Ta thấy những người MC luôn tiêu cực hóa và định hình sẵn về những nỗi đau mà một người trong một cộng đồng nào đó sẽ trải qua. Để rồi họ quy chụp, họ khơi gợi lại những vết thương lòng của người khác. Vì làm nhạc, vì là một rapper nên họ mặc định rằng những người rapper giàu cảm xúc, có nhiều chuyện không kể ra được và bị bố mẹ ngăn cản. Để rồi họ cố gắng hỏi và nhận được những giọt nước mắt rưng rung của người khác, cả lược xem không lồ. Vì là người thuộc công động LGBT, họ bước nói chuyện với một tâm thế, đối phương là một người với đủ đầy vết thương, mặc cảm và sự không công nhận từ mọi người rồi họ nhìn đâu đó và nhận rằng trong gương mắt ấy chất chứa nỗi buồn, sự yếu đuối dù đối phương vẫn tươi cười. Để khi có người bày tỏ nổi lòng, họ lại nói lên quan điểm của mình và làm nó như một phần tổng kết, lời nhắn gửi đến quý vị khán giả.
Cũng có nhiều chương trình luôn thúc đẩy một ai kể chuyện buồn, đào sâu vào nỗi niềm ấy rồi ghi lại những khoảnh khắc mà con người ta yếu lòng nhất. Nếu đó là cảm xúc tự nhiên của người kể thì có lẽ họ nên được trao quyền không được công khai câu chuyện buồn về họ. Bởi ngay chính chúng ta chỉ muốn tâm sự với người mình tin tưởng và tại sao lại đưa nỗi đau của người khác công khai, tại sao lại đưa những giây phút họ yếu đuối lên trước mắt công chúng. Để rồi dù đã vượt qua được những mặc cảm ấy, họ vẫn nhận được sự thương hại từ khán giả, điều mà họ cũng không mong muốn. Dù đã muốn quên quá khứ đó đi nhưng chương trình đã giúp.
Một game show tôi rất yêu thích chính là Shark Tank USA. Và như Shark Kevin nói: "Is it a charity tank?". Tôi chưa bao giờ muốn Shark Tank được biết đến với những thương vụ đầu tư, kế hoạch kinh doanh táo bạo, một lát cắt nhỏ về các công thức định giá, một chút về góc nhìn của các chuyên gia với một ngày nào đó. Tôi không muốn chương trình bị lạm dụng với những yếu tố tình cảm như vị Founder này đã từng nghèo ra sao, chúng ta cần bảo vệ môi trường như thế nào hay là những pha chọc cười. Tôi chỉ muốn thưởng thức một chất gì đó rất riêng, rất chuyên môn của bất kì một show nào. Rap Việt cũng như vậy.
Tôi cho rằng việc lạm dụng hay đào sâu về một chuyện đau buồn của người khác để lôi kéo sự chú ý của người xem là một chiến lược cho thấy nhà sản xuất đã hết cách để khiến chương trình mình được hấp dẫn hơn. Nếu là một talkshow về tình cảm, tâm sự thì tôi sẵn sàng lắng nghe, còn với những show kinh doanh, âm nhạc thì xin đừng, ta đã sướt mướt đủ với các bộ phim Việt Nam rồi, xin đừng thêm nước mắt nữa.