Đây là bài viết của anh Phúc Tân học trường Ngoại Thương. Hi vọng sau khi bạn đọc xong, nhìn ra cửa sổ nghĩ suy, sẽ có điều gì đó đọng lại trong một góc sâu tâm hồn bạn. Mình xin phép được trích nguyên văn bài viết.
--------------------------------------------------------------------------------------------------------------------
Trong hình ảnh có thể có: văn bản
• “Ê tao đi học chứ đâu phải đi làm gái đâu mà ăn rồi dò xét xem váy ngắn hay dài vậy? Ngộ nghĩnh nhỉ, lạ l@n nhỉ?”
• “Ủa, bước vô cái thư viện tao ngợp vì ít sách và đột tử vì lạnh, mày thấy nó vô lý vãi l@n không?!”
• “Mày nghe trường nào sợ hàng trăm sinh viên uống nước từ hệ thống lọc mà lăn đùng ra sủi bọt mép nhảy đành đạch rồi đem đi cấp cứu mấy chục bệnh viên ở Sài Gòn không đủ không? Tao cừi tao toilet.”
• “Tăng tiền học bổng cái giảm số lượng, tao nghĩ mà tao tức á?”
[Cảnh báo]----------------[Hơi dài]
Dạo gần đây, trường F nổi lên với một lượng drama siêu to khổng lồ, từ các cuộc nói chuyện của sinh viên cho đến các bình luận trên trang confession làm cho bàn dân thiên hạ được mấy tràng hả hê tới độ muốn rớt cái quai hàm. Bản thân mình cũng là một đứa hay khẩu nghiệp, và trong số mấy cái nghiệp đó cũng có nhiều nghiệp liên quan tới ngôi trường nằm sát dòng sông D5 này.
Tuy nhiên, thú thật, bản thân mình sau gần 4 năm lăn, lê, bò, trườn dưới mái trường này, nếu suy nghĩ về những gì mình đã lượm nhặt được tại FTU2 thì mình nghĩ mình sẽ phải cảm ơn nhiều hơn thay vì cà khịa.
----------
Lưu ý, đây không phải là bài PR cho trường F nha các bạn, trường F không giảm học phí, không hack điểm rèn luyện, không xếp lịch học thuận lợi, không cho tớ nước uống free để tớ viết bài này nhé. Bài viết chủ yếu chia sẻ một vài trải nghiệm “thay đổi tư duy” của một đứa học trò quê nghèo Thừa Thiên Huế chân còn dính phèn lên Sài Gòn tìm trường Havard của Việt Nam xong lạc mẹ nó vào cái nhà trẻ này.
Hy vọng bài viết sẽ cho các bạn, đặc biệt là các bạn tân sinh viên một góc nhìn về việc FTU2 đem lại gì cho mình. Đôi khi những giá trị đó sau này các bạn mới thấy ra hoặc khi vào một môi trường khác, so sánh và đối chiếu, các bạn mới thấy được. Mong rằng các bạn sẽ không bị lạc trôi giữa một rừng người hoa hậu, diễn viên, ca sĩ, MC, vũ công, tiếp viên hàng không,... ở chốn hậu cung FTU2 đầy drama và karma này.
--------------------
1.Chuyện học: điểm số có quyết định tương lai?
--------------------
•“Ê, sao cái môn l@n này không có cái gì hay mà cũng 3 tín chỉ tốn mất của tao 1tr2 nhỉ?”
•“Sao trên đời này lại có mấy cái môn trời đánh thánh đâm mưa lâm râm chết đuối như kinh tế lượng, xác chết thống kê hay toán thủ cấp chớ.”
•“Anh ơi điểm em hiện tại không được tốt, nhưng em đã dành nhiều thời gian cho các hoạt động khác và giờ em không theo kịp…”
Học ở FTU hẳn là thứ nhiều bạn băn khoăn nhất khi mới bước chân vào ngôi trường này. Dẹp cái quá khứ huy hoàng qua một bên. Lên ĐH, cách học khác, không ai đốc thúc, việc học là sự tự giác, tự nguyện và phụ thuộc vào mức độ ưu tiên của các bạn cho nó. Vì vậy, nhiều bạn tân sinh viên cảm thấy khó hoà nhập, nản, thất vọng với điểm số; thất vọng vì nhìn xung quanh các bạn điểm cao còn mình điểm thấp dù đã cố gắng, rồi lại tự hỏi phải chăng mình học không đúng cách? Hay FTU không hợp với mình. Nói chung là 50 sắc thái liên quan tới việc học ở Phờ Tu.
Nhưng….
các bạn cần biết, vấn đề nó không phải nằm ở mấy câu hỏi bạn đặt ra ở trên, mà nó nằm ở tư duy của chính bạn về việc học ở đại học. Đối với bản thân mình, đơn giản: “Đại học có 4 năm, sao không học cho nó nghiêm túc? Bỏ tiền ra để nộp học phí, thế nếu không tận dụng khai thác và học hỏi, phải chăng đó là sự lãng phí?”.
Nhiều anh chị nói với mình, là học ở đại học chẳng là cái gì, ra cũng áp dụng chả được gì nhiều. Are you sure? Ủa ngộ! Tư duy phản biện xíu ở chỗ này nè. Đó chỉ là một vài lời nhận định, chả phải là chân lý, mà dù kể cả là chân lý, thì cũng chả có chân lý vĩnh cửu, mắc gì tin. Đại học, bản chất của nó sinh ra để làm gì? Ắt hẳn phải có ý nghĩa của nó, chỉ là chúng ta chưa hiểu được nó chứ không có nghĩa là nó không có ý nghĩa gì. “Nhiều người làm sai không thể biến một cái sai thành một cái đúng" - Cô Huyền Trân (nói tới cô Trân bỗng nhớ cô và nhớ Incoterms dữ dội nhưng hổng muốn thi vấn đáp đâu nha).
Việc học cũng có cái quan trọng và cái hay của nó, nếu bạn không hiểu rõ về những cái mình đang học, khi ra nói chuyện với người khác về chính ngành mình học, thì lỗ hổng nó sẽ lộ ra rất là nhiều, vì vậy chưa chắc học ra là đã xài nhiều, nhưng chí ít, nó cho bạn một cái cơ sở để từ đó có các lập luận bảo vệ quan điểm của mình, tránh bị người ta nói là walnut (bạn nào hông biết khỏi tra từ điển, nó nghĩa là ocs chos :v)

Bản thân mình học một cách nghiêm túc, đàng hoàng và nhận ra rằng chưa ở trường nào mà việc học nó dễ dàng như ở FTU cả (các bạn hãy hỏi những bạn UEH hay các trường khác và đối chiếu các bạn sẽ thấy nó học khó hơn mình như thế nào).
Nên, để xác định chuỗi ngày ở FTU2 bạn làm cái gì, việc học là thứ bạn cần phải tư duy về nó một cách dứt khoát ngay từ đầu. Nếu bạn muốn học giỏi, đạt kết quả xuất sắc, điểm thấp là một sự sỉ nhục đối với bản thân thì hãy học thật kĩ, thật chăm, đầu tư vào việc học. Nếu bạn nghĩ thời gian học bạn có thể dùng để làm nhiều việc đáng giá hơn, hãy làm những việc bạn muốn làm.
Tất nhiên khi đó, việc học sẽ bị ảnh hưởng, nhưng PHẢI DÁM ĐÁNH ĐỔI. Quyết định ưu tiên gì hơn là của mình, đã quyết, đã chấp nhận thì KHÔNG ĐƯỢC than vãn hay buồn, stress vì nó. Mình từng thấy một chị, chấp nhận điểm thấp để tham gia vào các cộng đồng, tham gia vào các lớp học, các sự kiện, các chương trình liên quan đến lĩnh vực chị yêu thích là Marketing. Kết quả học tập của chị nếu nói cho nó hoa mỹ là tạm tạm còn nói toẹt ra là nát bét. Nhưng, offer xịn sò từ các công ty lớn đối với chị, chỉ như việc đi siêu thị lựa cái này cái kia.
Khi các bạn xác định rõ, việc học quan trọng như thế nào với mình, mình học để phục vụ cho cái gì, học để chỉ cần tốt nghiệp loại giỏi, XS, khá là đủ, hay học để qua môn đi kèm với việc DÁM CHẤP NHẬN thì việc học sẽ không phải là một quả tạ trên vai các bạn, các bạn sẽ gỡ được một vướng bận để tiếp tục hành trình xác định bản thân mình là ai.
Chú ý: người ta nói điểm không quá quan trọng, đúng! Nhưng nếu bạn cân đối được, hãy cố gắng học, vì ở một xã hội mà chưa hoàn toàn nhìn còn người theo năng lực mà vẫn trọng bằng cấp như nước ta, thì nếu có thể, hãy cố gắng nhé.
--------------------
2.Câu lạc bộ và hoạt động ngoại khoá: phát triển kĩ năng, tĩnh luỹ kinh nghiệm?
--------------------
Kĩ năng, thật sự theo mình thấy, là không phải quan trọng mà phải nói là cực kì quan trọng. Nếu bạn đã dám nộp nguyện vọng vào ngôi trường FTU2 này, nếu bạn đã chọn học tại ngôi trường FTU2 này, thì hãy luôn nhớ: “sinh viên FTU2 thành công, đa số là nhờ kĩ năng là chính, chứ chưa chắc là nhờ học giỏi.”
Đối với cá nhân mình nghĩ, những kĩ năng mà một FTUer cần phải master, phải giỏi và thuần thục thật sự, đó chính là public speaking, communication, leadership, critical thinking (cái này là tư duy, nhưng mình vẫn muốn coi đó là kĩ năng), risk management & problem solving.
Nhiều bạn khóc bù lu bù loa, viết confession, quyết tâm năm sau thi lại khi rớt câu lạc bộ, rớt ban chấp hành đoàn, hội,... Giây phút nhận kết quả rớt đối với nhiều bạn nó còn tồi tệ hơn việc dính chưởng 6.944, 8.4444 nữa. Đáng không ta? Đối với cá nhân mình và nhiều đứa bạn, việc rớt câu lạc bộ, là một chuyện rất bình thường. Khi các bạn buồn vì rớt, là các bạn đang tự giới hạn lại phạm vi mà mình có thể phát triển kĩ năng của mình. Ngoài các câu lạc bộ ở trong trường, ở ngoài có rất nhiều chương trình, tổ chức, câu lạc bộ, cuộc thi sẵn sàng chào đón bạn tham gia mà nhiều cái còn không có cái trò tuyển, phỏng vấn, thi teamwork như các câu lạc bộ ở trường mình đâu. Nói chung là các bạn phải xác định, mình tham gia một tổ chức, một đội nhóm là để làm gì. Xác định được mục tiêu, và nếu đi một thời gian mà thấy nó không hợp theo định hướng, BUÔNG PHÁT MỘT. Lớn rồi, lập trường vững vàng lên, dứt khoát cho nó quen nhé.
--------------------
3. Mạo hiểm dấn thân và dám chịu trách nhiệm.
--------------------
Có lẽ đây là cái mà nhiều bạn cảm thấy đắn đo mỗi khi nghĩ tới nó. Nhiều bạn kể cả là sinh viên năm cuối, hay là đã tốt nghiệp, khi được hỏi, lĩnh vực bạn mạnh nhất hay theo đuổi hoặc là thích là lĩnh vực nào, thì câu trả lời hầu hết là “biết chết liền". Ủa là sao ta? Các bạn hiểu hôn?
Các bạn nên nhớ hai điều sau:
• Thứ nhất, LÀM TRÁI NGÀNH đối với sinh viên FTU2 nói chung và trong thời đại này nói riêng là một chuyện RẤT BÌNH THƯỜNG.
• Thứ hai, nếu bạn muốn kiếm được nhiều tiền và đạt được thành công trong công việc, thì chuyên môn của bạn về lĩnh vực đó, PHẢI GIỎI.
Từ đó, các bạn mường tượng được việc mình nói là mạo hiểm dấn thân và dám chịu trách nhiệm là gì chưa? Là nếu các bạn đang phân vân, không biết mình hợp với ngành gì, không biết mình hợp với HR, Marketing, Quản trị, Logistics, PR, Finance hay hợp với các ngành khác, hãy tìm cơ hội và dấn thân vào nó. Hãy bản lĩnh tìm hiểu về nó, làm nó và sống thử với nó. Có vậy bạn mới nhìn ra được cái nào hợp hay không hợp với bản thân mình, nhìn ra được những ngành đó nó có cái gì. Nhiều bạn, không biết mình thích gì, nhưng lại không dám dấn thân vì sợ đi làm rồi học kém đi, sợ mình thiếu kinh nghiệm, kiến thức, đợi tới kì thực tập mới làm, sợ kĩ năng mình chưa đủ,...Đó là tư duy sai lầm, không có gì phải sợ hãi cả, bản lĩnh lên, tìm, dấn thân và nghiên cứu nó, sống chết với nó để biết được cái nào là cái mình cần. Và các bạn thấy không, mình làm vậy, cũng chính là đang xác định xem mình là ai đó, mình phù hợp với cái gì và đâu là cái mà mình có khả năng làm tốt nó được. Bên cạnh đó, phải có đủ bản lĩnh dám chịu trách nhiệm với hành động của mình, phải luôn đặt tâm thế dám làm dám chịu, có vậy bạn sẽ trở thành một con người mạnh mẽ.
Đối với mình, FTU cho mình cái tiếng của trường, cộng thêm một chút tự tin và kĩ năng, mình rotate qua rất nhiều mảng, cũng có làm sell, cũng có tìm hiểu Marketing, cũng có HR, cũng có Logistics, và nhờ vậy cuối cùng mình xác định được mảng mình muốn làm là làm giảng viên đại học và Start-up (nghe hơi bị liên quan ha). Từ đó, mình đầu tư thời gian, tâm huyết vào hai mảng đó là chính, các bạn thấy nó easy hơn so với việc mình chơi vơi không biết mình thích gì mà vẫn cứ bình chân như vại rồi đúng không? Nhiều bạn hỏi mình học làm sao để điểm cao, làm sao để vừa học vừa tham gia hoạt động vừa đi làm thêm mà không ảnh hưởng. Thì đáp án sẽ là: mình xác định phải học tốt vì mình muốn làm giảng viên, mà giảng viên thì phải có kiến thức rộng(ý kiến cá nhân). Mình làm thêm nhưng làm đúng việc mình mong muốn (việc đó cũng do chính mình tự xây dựng lên), nên mình sẽ có nhiệt huyết để làm chứ không phải làm chỉ vì tiền hay vì lý do khác - dễ dẫn tới chán nản. Và hơn nữa là như mình đã nói, dám đánh đổi, chịu trách nhiệm. Có khi phải tập trung việc mình làm hơn việc học thì chấp nhận điểm thấp, có khi phải tập trung việc học thì phải gác lại chuyện làm thêm.
Lời khuyên cho các bạn là, hãy liều mạng tìm hiểu xem mình thích cái gì, cố gắng va vấp nhiều để thấy đâu là nơi mà bản thân mình thuộc về nhé.
--------------------
4. FTU2 là nơi có khả năng làm cho bạn ngộ ra nhiều điều và thay đổi tư duy
--------------------
Thứ nhất, bạn hoàn toàn có thể thành công theo cách riêng của bạn, miễn là bạn dám sống chết với nó. Các bạn nhìn ra cũng có thể thấy, sinh viên FTU2 làm hoa hậu, ca sĩ, người mẫu, diễn viên, tiếp viên hàng không, nhà văn, MC truyền hình nổi tiếng,... rất rất nhiều ngành, nghề lĩnh vực khác nhau. Do vậy, vào FTU2 rồi, không nên nghĩ là mình sẽ chỉ có thể làm những công việc liên quan tới ngành mình học, LẦM TO!. Mình có thể làm một việc khác dù chẳng liên quan, nhưng chưa chắc nó thất bại, nếu có fail phải chăng chỉ là do cố gắng chưa đủ.
Thứ hai, muốn thành công, phải khác biệt và sáng tạo. Cái này mình ngộ ra từ việc làm thuyết trình các môn học. Trong một nùi bài thuyết trình chắc chắn sẽ có một đến hai bài thu hút được rất nhiều sự chú ý của mọi người. Có thể là do cách trình bày khác (các nhóm khác nói thông thường, nhóm khác làm clip, đóng kịch,...) hoặc là do cách chọn chủ đề không theo một khuôn khổ có sẵn. Bài học rút ra là nếu bạn muốn ghi dấu ấn, hãy tìm cách tạo ra sự khác biệt so với những người còn lại. Rộng ra, là bạn hãy học cách Marketing bản thân của mình.
Thứ ba, dám nghĩ lớn. Chắc hẳn bạn đã từng nghe rất nhiều chuyện chẳng hạn như sinh viên năm 2,3 mà có thể kiếm 1000 đô 1 tháng hay 2000 USD các kiểu. Hoặc cũng có nghe sinh viên năm 3, 4 làm tới trưởng phòng của công ty này công ty kia, hay nghe sinh viên FTU làm chủ start up này kia,... những điều đó gợi cho bạn suy nghĩ gì? Đối với mình nó làm mình phải đặt câu hỏi, người ta làm được, tại sao mình lại không thể? Và người khác dám nghĩ tới những việc đó và làm nó khi học đang ở tầm tuổi của mình, còn mình, mình đang nghĩ lớn tới mức nào?
Thứ tư, đời không hề công bằng và bạn phải chấp nhận nó. Cái này là bản thân mình cảm nhận được từ mấy vụ thi vấn đáp cũng như quá trình học mấy môn ở trường. Ở trên đời này, công bằng vốn dĩ là một khái niệm khó để định lượng được nó. Ở trường, nhiều lúc bạn sẽ cảm thấy đứa này sao được thầy cô ưu ái, điểm sao dễ với nó hay sao điểm rèn luyện của nó lại cao như vậy, nhỏ lớp trưởng sao không làm gì mà điểm cũng cao này nọ… Hãy tập quen với điều đó, tập cho mình sự chấp nhận những điều như vậy vì sau này khi ra đời bạn sẽ thấy, mình chẳng là cái gì để người ta phải dành cho bạn một sự bình đẳng cả.
Thứ năm, không bao giờ so sánh bản thân mình với ai khác. Đây là điều làm cho các bạn đánh mất đi bản lĩnh và niềm tin vào chính các bạn đó. Các bạn thông thường chỉ nhìn vào kết quả của người khác mà lại quên đi nhìn vào quá trình của người ta. Và các bạn lại hầu như lấy quá trình của mình ra so sánh với kết quả của họ. Khập khiễng và vô lý! Hãy luôn nhớ, mình phải biết mình là ai, và mình đang làm cái gì, và đừng lấy một ai ra làm một cái thước đo cho thành công của mình cả.
Thứ sáu, phải biết mình là ai và mình có gì đặc biệt. Nhiều bạn nhìn xung quanh thấy ai cũng tài năng, lồng lộn, fancy các kiểu rồi mong muốn được như người ta rồi tự coi mình kém cỏi. Cái đó là quả bom nổ chậm nha các bạn. Mình phải tự ý thức được mình là ai và mình có cái gì, cái gì có thể thay đổi, cái gì là bản tính. Tập cho mình suy nghĩ rằng, ADN mỗi thằng đều khác nhau, do vậy chắc chắn bạn sẽ có gì đó khác biệt, làm bạn không bị hoà tan.
Thứ bảy, phải luôn có tư duy chủ động. Nói chung cuộc sống vận hành một cách rất nhanh chóng. Khẩu nghiệp đó rồi quả báo đó, tới và đi như một cơn gió. Các bạn phải luôn có tư duy rằng mọi thứ không thể an yên hoài được, trong lúc thoải mái phải tính tới những lúc khó khăn. Trong lúc hạnh phúc phải dự trù những lúc mình đau khổ. Đừng để những sự việc tự nhiên như mất người thân, thất bại cái này, mất mát cái kia làm bạn suy sụp. Phải thật bản lĩnh, có bản lĩnh là có tất cả bạn nhé.
--------------------
Khi mình viết bài này xong thì mình thật sự rất nhớ ông nội của mình. Nội muốn mình trưởng thành hơn, suy nghĩ chín chắn, học tập thật tốt, trở thành người mà mình mong muốn. Mình hứa là ngày mình tốt nghiệp sẽ book vé máy bay, lo tất cả mọi thứ để ông vào dự bằng chính tiền mà mình lao động có được. Nhưng có lẽ, bây giờ, nội chỉ có thể dõi theo mình từ thiên đường mà thôi.
--------------------
Nói chung mình cũng chả phải là thành công hay là tài giỏi gì, chỉ là gần đây mình thấy nhiều em sinh viên mới vào trường than thở nhiều quá. Với lại bản thân mình không bao giờ nhìn một sự việc theo một chiều cả, không phủ định sạch trơn FTU2. Hi vọng bài viết sẽ cho các bạn một góc nhìn khác về FTU2. Nếu bây giờ cho mình chọn lại trường đại học, mình vẫn sẽ chọn FTU2 (sau một hồi dài suy nghĩ :)))