Có một số "học giả" người Việt (trong đó có cả giáo sư đại học ở nước ngoài) cứ tưởng mình là học thật đi dẫn hết nguồn này tới nguồn khác về những nghiên cứu về IQ hay điểm thi, hay một chỉ số gì đó của người da đen và da trắng.
Ý tưởng của những lập luận này là dẫn chuyện người da đen có chỉ số trí tuệ kém thông minh hơn người da trắng. Nếu ai trí tuệ thấp hơn thì dẫn đến khả năng họ là tội phạm cao hơn. Vì người da đen trí tuệ thấp hơn người da trắng, nên họ có khả năng thành tội phạm cao hơn, chứ không phải chỉ tại người ta đối xử không công bằng -- cả trăm năm nay họ vẫn không bắt kịp người da trắng. Vì thế có một số người da đen là "nạn nhân học" của chính những yếu kém trong bản chất con người mình.
Bây giờ để mình ra tình huống hỏi bạn -- một người Việt -- một câu hỏi IQ như thế này (xin không tra từ điển):
"Find two words, one from each group, that are the closest in meaning:
Group A
isotope, garnet, heterogeneous
Group B
emerald, meteorite, loquacious
a. isotope and meteorite
b. garnet and emerald
c. heterogeneous and loquacious
d. isotope and loquacious"
Xin bình tĩnh hãy cuộn xuống
.
.
.
.
.
.
.
.
.
.
.
.
.
.
.
Câu trả lời: B vì nó là tên hai loại đá quý.
Bạn sẽ nhận ra ngay đây là một câu hỏi logic, nhưng vấn đề không chỉ là logic mà là vấn đề là ngôn ngữ. Bạn không hiểu từ đó có nghĩa gì thì bạn trả lời thế nào?
Khi người ta ra câu hỏi thử "trí thông minh," người ra đề có rất nhiều giả định ở đấy: Hiểu ngôn ngữ, hiểu văn hóa, hiểu chương trình học. Một người thông minh mà không hiểu tiếng Anh, hoặc hiểu tiếng Anh mà nhà không giàu không biết cách loại đá quý tên là gì thì câu đó sẽ chịu thua. Bạn nghĩ ai sẽ là một người có "IQ" cao hơn khi đề thi có những câu hỏi như vậy: Một người giàu hay một người nghèo? Và trong xã hội Mỹ, ai sẽ dễ sinh ra ở trong một gia đình giàu có hiểu về đá quý hơn? Ai sẽ là người được đọc nhiều sách vở để quen với những câu hỏi kiểu đó hơn -- người da trắng hay người da đen?
Walk to the sky
Khi mình đi so IQ hay điểm thi tức là mình coi IQ hay điểm thi là cái thang đo công bằng của trí tuệ. Có điều ngay cả cái thang đo như vậy nó cũng không có lợi cho người da đen. Còn rất nhiều ví dụ khác cho thấy phép thử IQ không phải là cái thang đo tuyệt đối, lại càng không phải là thang đo công bằng của trí tuệ, khi người ta sinh ra ở trong những hoàn cảnh khác nhau.
Xin đừng lấy danh nghĩa nghiên cứu khoa học này kia để đi biện minh cho những tư tưởng lạc hậu và ngu dốt. Bạn chẳng chứng minh được bất cứ cái gì về người da đen, kể cả về trí tuệ, khi đi viện dẫn những tài liệu như thế. Những ai làm như vậy, dẫn như vậy, là lưu manh giả danh trí thức.