Giselle Chapman on Vimeo
Giselle Chapman
Năm 1991, Giselle Chapman muốn trở thành chuyên viên bán hàng cho công ty dược phẩm, là những công ty bán thuốc ấy. 
Nhưng cô bị tất cả công ty từ chối ngay khi tới vòng phỏng vấn.
Cô hỏi vì sao cô lại không được nhận và biết được rằng họ yêu cầu ít nhất phải có 2 năm kinh nghiệm cơ. 
Ồ, như thế thì thật nghịch lý.
Nếu họ không cho người ta vào thì làm sao mà có 2 năm kinh nghiệm được cơ chứ? 
Phải làm sao đây? Sinh viên mới ra trường thường thì lắc đầu ngán ngẩm rồi chấp nhận thôi.
Nhưng cô không nghĩ đó là lỗi của mình. Thay vào đó, cô lắng nghe kỹ hơn lời từ chối, cô tiếp tục khám phá cho tới khi tìm được lời đáp. 
question-mark-woman | GLC
Hãy chú ý, Giselle không tìm cách trốn tránh sự khước từ, cô tìm cách hiểu chúng 
Cô tiếp tục hỏi thêm. "Tại sao 2 năm kinh nghiệm lại quan trọng như vậy?" 
Người quản lý trả lời, Ừ thì chuyên viên có kinh nghiệm sẽ có cơ hội gặp được những khách hàng then chốt cao hơn là bác sĩ và dược sĩ chứ sao.
Ông nói, Phải có thời gian thì mới hiểu được thị trường, các văn phòng y tế, bệnh viện, cách giao tiếp đúng cách và cuối cùng là gặp được bác sĩ. 
Giselle nói cảm ơn người quản lý. 
Vài ngày sau, cô tới 1 trung tâm y tế, vào thang máy, ấn vào tầng cao nhất. Cô bắt đầu từ đó và đi xuống. 
Cô vào từng văn phòng của từng tầng và hỏi liệu cô có thể gặp người tiếp những chuyên viên bán dược phẩm không?
Đa số trả lời không.
Nhưng cũng có vài trường hợp đồng ý. Và trong số đó có những vị bác sĩ. Những người trực tiếp quyết định nhập thuốc về trung tâm để kê đơn cho bệnh nhân. 
Giselle nói với các vị bác sĩ rằng: "Tôi đang làm khảo sát để cải thiện dịch vụ mà các vị đang trải nghiệm, hãy cho tôi biết chúng cần cải thiện những điều gì."
Tua nhanh tới đoạn kết thúc của buổi phỏng vấn tiếp theo của cô. Một lần nữa, cô bị từ chối vì thiếu kinh nghiệm.
Giselle hỏi: "Nếu tôi có thể tiếp cận được các vị bác sĩ thì quý công ty có đủ tự tin với chương trình đào tạo của mình để chỉ tôi những thứ còn lại của ngành không?"
Người quản lý nhân sự đáp: "Tất nhiên rồi"
Họ có chương trình đào tạo cho nhân viên được xếp là tốt nhất trong ngành mà lị. 
Giselle tiếp tục hỏi: "Tuần trước tôi đã tới gặp 10 vị khách hàng của quý công ty. Ngài có muốn nghe những gì tôi đã tìm được không?"
Ông ta hỏi lại: "Cái gì cơ?"
"Tôi đã gặp các vị dược sĩ từ 10 trung tâm y tế khác nhau vào tuần trước. Sau đó tôi tổng hợp lại thông tin về những gì họ chưa hài lòng về các công ty dược phẩm. Ngài muốn nghe tiếp chứ?"
"Cô tiếp cận được các vị bác sĩ mà không cần bất kì danh thiếp hay sự giới thiệu nào ư?"
"Đúng vậy"
"Nếu chính xác là như thế thì xin cô hãy ở yên đó. Tôi sẽ tuyển cô trước khi cô sang công ty đối thủ."
Giselle Chapman được tuyển vào Bristol-Myers Squibb, một trong những công ty dược phẩm lớn nhất thời bấy giờ. 
Cô trở thành chuyên viên kinh doanh số một tại tập đoàn khổng lồ này và sau đó tự mở công ty tư vấn riêng của mình. 
Giselle không xem sự khước từ là kết thúc. Cô truy lùng chúng, biến chúng thành hành động, có được công việc cô mong muốn và làm nên lịch sử chưa từng có của công ty.
Đa số chúng ta đều không thích bị từ chối. Nhưng đây là những gì Giselle nói, tôi thích biến câu trả lời từ "không", hay sự từ chối, thành đầu mối,  hay sự hiểu biết. Từ đó, hiểu biết trở thành sức mạnh. 
Vì vậy, hãy xem thách thức như cơ hội. Đừng cự lại những kháng cự, đừng chối những lời từ chối. 


Bài viết được dựa trên phần lớn nội dung từ video: Turn objections into action 
Sau khi đọc lại cuốn "Một với một là ba" của Dave Trott thì mình muốn thử phong cách viết của Dave Trott, mình thấy phong cách viết này gây ấn tượng mạnh và hiệu quả. Bạn nào chưa quen và không thích với việc đọc nhiều dòng thì hãy tha thứ cho kẻ bất tài này.