Image may contain: meme and text

14 đời Đạt Lai Lạt Ma của Phật Giáo Tây Tạng được xem là cùng một người - đều là hiện thân của Bồ Tát (Avalokiteśvara). Nghĩa là cứ sau mỗi lần Đạt Lai Lạt Ma qua đời, ông sẽ tái sinh ở cơ thể khác và tiếp tục hành trình của mình. Các môn đồ sẽ là người chịu trách nhiệm tìm kiếm vị Đạt Lai Lạt Ma kế nhiệm (tức người được tái sinh).
Tôi có một giả thuyết khác hay hơn: phía sau Đạt Lai Lạt Ma là ekip chuyên nghiệp, chuyên đào tạo biểu tượng cho người dân Tây Tạng để thực hiện mục đích nào đó, chính trị chẳng hạn. Họ chọn người phù hợp, giáo dục người này trở thành Đạt Lai Lạt Ma, sau đó lập nhiều chiến dịch để thuyết phục công chúng (viết sách, tung tin đồn, tổ chức những buổi thuyết giáo)... Và điều này không phải không có tiền lệ.
Vấn đề duy nhất trong giả thuyết của tôi là nó quá âm mưu và không thể hoàn toàn chứng minh là sai. Nhưng đây cũng là vấn đề trong câu chuyện tái sinh của Đạt Lai Lạt Ma, và là vấn đề chung của những giả thuyết phản khoa học.

“Phản khoa học” không phải một cụm từ có nghĩa tiêu cực, trừ khi…

Trừ khi bạn tin vào khoa học. Phản khoa học nghĩa là không phải khoa học, trái với khoa học. Nếu bạn không tin khoa học và đưa ra những giả thuyết phản khoa học, thì phải là thành công lớn, sao lại xem đó là tiêu cực?
Một tuyên bố phản khoa học là tuyên bố không đáp ứng và/hoặc tuân theo phương pháp luận khoa học. Có hai điều kiện lớn mà khoa học đưa ra: (1) “Không có tuyên bố nào là đúng trừ khi nó có thể được chứng minh một cách khoa học hoặc logic” và (2) “Không có tuyên bố nào là đúng trừ khi nó có thể được chứng minh bằng thực nghiệm”.
Vậy, bạn có quyền đưa ra bất kỳ tuyên bố nào, nhưng dưới góc nhìn khoa học, mọi tuyên bố bạn đưa ra đều sai cho đến khi nó được chứng minh bằng phương pháp luận khoa học hoặc thực chứng.
Vấn đề lớn nhất của những người không tin khoa học là không chấp nhận những phương pháp của khoa học, nhưng lại muốn những tuyên bố họ đưa ra… chuẩn khoa học. Ghét ai đó nhưng vẫn muốn nhận được sự công nhận từ họ là một kiểu tình cảm ẩn ức gì đó thú vị, kịch tính và có phần lãng mạn.
Sở dĩ xuất hiện sự mâu thuẫn này chủ yếu vì đa số chúng ta không có những kiến thức nền cơ bản về triết học. Trong khi khoa học (chủ yếu) có nền tảng dựa trên lý luận của chủ nghĩa hoài nghi (skepticism), chủ nghĩa duy lý (rationalism), chủ nghĩa kinh nghiệm (empiricism), chủ nghĩa thực chứng logic (logical positivism)**... thì tôn giáo là một phạm trù phức tạp hơn trong đó xem những lực lượng siêu nhiên là thế lực đã tạo ra không những sự vật, sự kiện mà còn tạo ra cách mà những sự vật/sự kiện này tương tác với nhau (duyên số, tiền kiếp, quả báo...).
Do đó, phần lớn chúng ta - những kẻ nửa vời - vẫn bị nhập nhằng trong phương pháp luận của cả hai trường phái, râu ông nọ cắm cằm bà kia. Thực tế, các nhà khoa học chưa bao giờ cần tôn giáo thừa nhận họ đúng, cũng như giáo sĩ chẳng quan tâm đến phương pháp luận khoa học. Hai bên đều có hệ thống thế giới quan của mình mà ở đó, mọi sự vật, sự kiện xuất hiện và diễn ra đều hợp lý dựa trên luật lệ và quy ước của chính họ.
Khoa học sẽ thua trong lập trường của tôn giáo và ngược lại. Cụ thể, sau nhiều “cú đấm” trực diện và đau điếng vào tôn giáo như “Trái Đất không phải trung tâm của vũ trụ”, “loài người chỉ là lũ vượn tiến hóa nên” và “Vũ trụ được sinh ra từ một vụ nổ”, khoa học vẫn không thể đưa ra bất kỳ tuyên bố cụ thể nào về việc Chúa có thật hay không. Tôn giáo vẫn thường chất vấn việc khoa học không thể chứng minh rằng Chúa không có thật.
Nhưng tất nhiên khoa học chẳng cần chứng minh Chúa không có thật làm gì, vì đã ai chứng minh được là Chúa có thật đâu mà cần phủ định? Đây là lý do rất hiếm nhà khoa học dành cả đời để đi tìm Chúa, dù số lượng nhà khoa học theo tôn giáo rất nhiều.
Vì vấn đề của tôn giáo là… không chứng minh được bất kỳ điều gì cả. Tôn giáo không thể chứng minh Chúa có thật, ngược lại, những tuyên bố của họ về vị trí độc tôn của Trái Đất, về sự vĩ đại của loài người hay về cách vũ trụ được tạo ra đều phá sản trong lý thuyết của khoa học. Tất cả những gì họ còn lại là câu hỏi mà giới khoa học vẫn đang im lặng: “Thế trước Big Bang thế giới có gì?”.
Không trả lời được à? Chúa chứ gì nữa.
Thực ra việc “phải chứng minh”, cũng là dựa trên phương pháp luận mà khoa học sử dụng. Tôn giáo có thể không cần phải chứng minh với bất kỳ ai về bất kỳ điều gì cả, nhưng họ vẫn đúng dựa trên thế giới quan và những quy ước của họ.
Đó là lý do cuộc chiến tôn giáo và khoa học vẫn chưa chấm dứt, và tất cả những gì chúng ta có thể làm được là chọn phe: (1) “chỉ công nhận điều đã được chứng minh dựa trên những nguyên tắc được quy ước” và (2) “mọi thứ là do Chúa sáng tạo ra, không thể và không cần phải chứng minh”.
Và chuyện “không cần phải chứng minh” không mang bất kỳ nghĩa tiêu cực nào cả, trừ khi, như đã đề cập ở trên, trừ khi bạn chọn tin vào các phương pháp của khoa học từ đầu.

Sự rẻ tiền của ngụy khoa học.

Tôi không thấy phiền với bất kỳ ai chọn tin vào tôn giáo, ngay cả khi họ thực hiện những hành vi kỳ quặc dựa trên đức tin đó. Vì nếu những điều kỳ quặc đó không vi phạm pháp luật ở quốc gia tôi và họ ở, không vi phạm quy ước đạo đức ở xã hội chúng tôi sống, tôi chẳng có bất kỳ cơ sở nào để đánh giá, buộc tội hay phán xét họ cả.
Cũng như ngược lại, họ không có bất kỳ cơ sở nào để buộc tội việc tôi ăn thịt lợn nếu tôi không theo đạo Hồi; phán xét việc tôi uống rượu nếu tôi không đi tu; hay đánh giá việc tôi ủng hộ phá thai khi tôi không theo công giáo. Nhưng nếu tôi theo đạo thì khác, tất nhiên lúc đó sẽ phải chịu hình phạt dựa trên giáo điều và bị đánh giá từ các đồng đạo mà không có quyền phàn nàn. Điều này cũng tương tự như việc chúng ta là công dân và phải nằm dưới luật pháp của quốc gia mình.
Tất nhiên tất cả chỉ là trò chơi và luật chơi thôi, bạn có thể sống ngoài vòng pháp luật và chấp nhận việc mình không có tư cách công dân của bất kỳ quốc gia nào. Còn khi bạn đã ở trong trò chơi, chơi trò đó với hàng tỷ người khác nhưng lại không tuân theo luật mà họ đặt ra, ngược lại còn yêu cầu được tôn trọng thì bạn mới là người có vấn đề.
Tương tự như vậy, như đã đề cập ở trên, chúng ta có quyền đưa ra bất kỳ tuyên bố nào, nhưng nếu chưa thể chứng minh những tuyên bố ấy bằng những phương pháp khoa học mà vẫn muốn những tuyên bố của mình là khoa học thì quả thật có vấn đề.
Bạn có quyền bảo thế giới do lũ mèo sáng tạo nên, có quyền cho rằng con người không có khả năng hiểu được loài mèo vì nhận thức hạn hẹp hay thực ra cục đá luôn mềm cho đến khi chúng ta chạm vào thì chúng mới cứng lại. Bất kỳ điều gì. Nhưng nếu không tuân theo nguyên tắc khoa học khi đưa ra những tuyên bố đó, bạn phải chấp nhận những tuyên bố của mình không có giá trị về mặt khoa học. Hay còn gọi là nhảm và những từ đại loại vậy.
Nếu như tôn giáo chẳng cần được công nhận bởi khoa học, thì ngụy khoa học (pseudoscience) là một kiểu phản khoa học đáng khinh bỉ vì luôn cố gắng núp bóng khoa học để trục lợi.
Trong thời đại khoa học lên ngôi, giá trị của một tuyên bố nào đó dường như nằm ở việc nó có khoa học hay không. Bất kể lời khuyên nào về cách ăn, ngủ, chữa bệnh hay thậm chí cách đối nhân xử thế… khi đưa ra đều vấp phải rào cản lớn là “nó có khoa học hay không?”.
Hàng loạt ấn phẩm self-help dạy cách làm người “theo khoa học” để bán chạy, chúng sẽ bảo rằng bạn nên bỏ ra 100 nghìn vì não bộ của bạn chia ra làm hai phần: não trái cho thấy bạn thích bị lừa và não phải chứng minh rằng bạn còn thích kẻ đã lừa mình. Hay những điều phản khoa học đại loại vậy, như nào thì cũng như nhau cả.
Buồn cười hơn là hàng loạt chiêu trò bói toán tự nhận mình là “khoa học” để thuyết phục người khác, mặc dù bản chất chúng chẳng có gì khoa học hay thậm chí xuất hiện trước khoa học nhiều thế kỷ. Hàng loạt bài báo khuyên bạn ăn thế nào, ngủ ra sao là “khoa học” để hút lượt xem.
“Khoa học” dần trở thành một loại nhãn dán giúp gia tăng giá trị lời tuyên bố hoặc sản phẩm nào đó, tương tự như hashtag #sapiosexual được ghi trong profile Tinder. Điểm chung của cả hai là đều rỗng tuếch và những thứ thực sự là khoa học và sapiosexual chẳng bao giờ làm vậy.
Nghịch lý là việc lạm dụng “khoa học” để nâng cao giá trị lại khiến khoa học ngày một trở nên “rẻ tiền”, tương tự với hashtag sapiosexual. Nhưng tất nhiên chỉ là định kiến với khái niệm “khoa học” phổ biến mọi người vẫn thường bàn tán (tương tự như chuyện 3 môn 9 điểm của báo chí), còn bản chất của khoa học và sapiosexual thì không.

Scientism và khoa học thực chất là gì?

Scientism là một thuật ngữ được tạo ra để gọi trường phái những người cho rằng khoa học là cách duy nhất, đúng đắn nhất mà loài người có thể sử dụng để tìm hiểu thế giới. Từ này cũng được dùng một cách châm biếm cho những người đánh giá quá cao khoa học, đến mức mù quáng.
Chúng tôi tuy là một tổ chức pro-science, nhưng không đến mức xem khoa học là cách duy nhất có thể giải thích thế giới. Đó chỉ là một hệ thống được xây dựng một cách kỹ lưỡng và đáng tin tưởng.
Khoa học với tôi là những bài nghiên cứu có phần “trừu tượng” (abstract) đúng nghĩa… trừu tượng; phần mô tả nghiên cứu với chữ nghĩa khô cứng, không dùng bất kỳ từ ngữ thừa thãi nào dù có thể như thế sẽ dễ đọc hơn; phần kết luận (conclusion) đầy khiêm tốn và đôi khi kèm theo cả những lời rào trước đón sau, kêu gọi nghiên cứu thêm để làm rõ vấn đề ở phần thảo luận (discussion).
Khoa học với tôi là những đoạn văn mà bạn không-hiểu-bất-kỳ-chữ-nào theo đúng nghĩa đen, mặc dù nó liên quan mật thiết đến cuộc sống của bạn. Và khoa học còn là những nghiên cứu, luận án tiến sĩ có thể chẳng ai đụng tới trong nhiều trăm năm nữa.
Tất cả những điều trên không làm khoa học trở nên cao siêu hay nhàm chán hơn, nó chỉ đơn giản là… khoa học.
Khoa học chỉ là một trường phái giải thích, dự đoán về thế giới một cách có hệ thống và có thể kiểm chứng bằng thực nghiệm/phương pháp luận mới xuất hiện gần đây. Và kể từ khi xuất hiện đến nay, khoa học cho thấy sự “được việc” của mình. Thế giới phát triển mạnh như vũ bão trong thời gian ngắn sau cách mạng khoa học cho thấy sự đúng đắn của khoa học. Hàng nghìn năm của tôn giáo còn chẳng bằng một góc (no offense/không có ý xúc phạm).
Trong một thế giới mà mọi thứ từ giáo dục, y tế, chính trị, xã hội, nhà bạn ở, nước bạn uống, bát cơm bạn ăn… đều vận hành theo và nhờ khoa học, thì không tin khoa học quả là lựa chọn tồi.
Bạn có thể tin vào Chúa, tin rằng đói thì phải ăn, ốm thì đến bệnh viện và chẳng có gì mâu thuẫn với nhau cả. Nhưng việc bạn tin rằng ăn lá đu đủ trị ung thư, ăn gạo để trở thành thiên tài hoặc không tiêm vắc-xin để tránh tự kỷ thì hoàn toàn phản khoa học.
Đáng buồn là cả Chúa lẫn khoa học đều không khuyên bạn làm thế, nhưng bạn vẫn làm.
Con người vốn luôn tin vào những thứ chẳng ai hiểu nổi. Nếu chuyện tin rằng Chúa hoặc lũ mèo đã tạo ra cả vũ trụ khiến bạn cảm thấy hạnh phúc, thì hãy tin như vậy. Vì thế thì vẫn tốt hơn tin vào lũ ngụy khoa học.
*Chúa ở đây đại diện cho toàn bộ đấng sáng tạo trong bất kể tôn giáo/tín ngưỡng nào.
**Triết học phía sau khoa học tương đối phức tạp và thay đổi liên tục theo tiến trình lịch sử.
Đọc những bài viết khác của chúng tôi tại: FANPAGE MONSTERBOX


WHY “SCIENCE” IS ALWAYS INFERIOR TO GOD

Tibetan Buddhism’s 14 Dalai Lamas are considered “all-for-one” - the embodiment of Bodhisattva (Avalokiteśvara). Every time a Dalai Lama goes the way of all the earth, he will be reincarnated in another form and resume his journey. The new Dalai Lama (the incarnated) will be tracked down by High Lamas.
A rather plausible hypothesis of mine is that: backing Dalai Lamas is an “équipe” specialized in shaping Tibetans’ belief, to, take, for example, politically maneuver them. The team first appoints the most felicitous individuals, educating them into Dalai Lamas, and eventually setting up campaigns to hook the public (publishing books, fanning out rumors and putting on lectures).
A scheme we’ve all too often witnessed.
Given the only problem of my hypothesis - it’s rather too conspiratorial - we as well could hardly prove it incredible. Still, the problem itself lies in Dalai Lama's reincarnation, a typical example of anti-science hypotheses.

"Anti-science" does not denote any negative meaning unless ...

Unless you believe in science.
Anti-science means non-science, or to reject science. Inasmuch as if those discrediting science and putting forward anti-scientific hypotheses have been outstanding, why am I hereby considering them cynical?
An anti-scientific statement does neither meet nor adopt any scientific methodology. The two acclaimed scientific sayings have it that: "No statement is true unless it can be (1) scientifically or logically substantiated and (2) consistent with experimental outcome(s)”.
You, thus, have every right to declare anything. Science, however, still has it that those are falsifiable until scientifically or experimentally proved.
The major problem with those rejecting science is that they’re, on the one hand, discrediting scientific methods; yet on the other hand, longing for their statements satisfying “science standards”.
Craving one’s recognition while loathing him is rather a pent-up, dramatic and somewhat romantic kind-of-feeling.
Such an emotional conflict, to all appearances, is derived from their inadequate philosophical foundation. While the theory of skepticism, rationalism, empiricism, logical positivism have given the very grounds for science, religion is howbeit a rather sophisticated category, wherein supernatural forces are looked upon as those creating not only things/events but also their interconnections (predestination, past life, karma and so on).
Since we’re, for the most part, lackluster, confused of the two schools’ methodologies, we’ve all too often put the “religious” peg in the “scientific” hole. In fact, scientists have hardly ever craved religious recognition, nor have clergymen been hooked by scientific methodology. Both have their own dogmas, wherein things and events exist in alignment with their own principles and conventions.
Science does never lose in the stance of religion and the other way around. After such crushing victories against religion as " the Earth is not the center of the universe", "humans are by nature evolved apes" or "the universe was born from a bang”, science still fails to demystify whether God is real or not. Forasmuch as religion has since hit up scientific evidence on God’s existence.
Given that religion is not evidencing anything, take, for example, God’s existence, science has so far cut down to size such religious bigot claims as the Earth’s superiority, human greatness or the birth of the universe. All what they have is the question scientists still struggling against what the world looked like before Big Bang.
Tabled? It must have been God.
"Falsifiable", is de facto what manifesting on the scientific methodologies. Even when religions could prove nothing, they’re still “dogmatic” from their own dogmas and conventions.
This helps further explain why the war between religion and science has yet to come to an end. All we can do is to pro tempore stand on one side: either "principles and conventions” or "God's dogmatic creatures".
Insomuch as this "dogmatic" is not of any negative connotations, unless you’re, as aforementioned, on the science side from the very beginning.

The gimcrack pseudoscience

I would hardly ever mind those on the religion side, even if they act bizarrely from such a faith. As long as those don't either violate international laws or turn unscrupulous within their society, I have no right to reckon, convict or judge any.
At a similar stake, they as well have no right to blame my eating pork, drinking alcohol or my abortion support as long as I’m not a Muslim, monk or a Catholic follower. It would be much different were I religious. I otherwise had to suffer from dogmatic punishments and fellow followers’ judgements, deprived of any right to bellyache. This as well applies to our citizenship, which maneuvers us to act upon our country’s laws.
That said, things still are purely games and their rules. It’s upon you whether to live an outlawed life and accept the citizenship deprivation. Once you've been in the game with billions of other “players”, your ruling out whichever rule they’ve set, yet still asking for respect would pretty much turn you something irksome.
Inasmuch one’s incapability of scientifically proving our declarations and his recognition thirst at a same time are indeed bothersome.
You as well have every right to presume that cats created this world, are creatures beyond human knowledge, or rocks are only solid before humans lay hands on them. W-H-A-T-E-V-E-R-Y-O-U-W-A-N-T. Still, as long as such proclaims are neither scientifically/experimentally proved, you must accept that those are not of any science value. Rather, they’re “nonsense, bullshit, crap” and stuff like that.
This is where pseudoscience, the truly gimcrack science springs up.
Given the rise of science, whether a statement is of any value seems contingent to its scientific evidences. Advices on how eating, sleeping habits, cancer treatment or how to account others, thus, are struggling. "Is it scientifically evident?".
Self-helps on how to "scientifically" live is to gain fame from and feast on “science”, they urge you to splurge 100K as your brain is divided into two sides: the left is to prove your fool and the right let you know you admire those who tricked you.
Bizarrely enough, proclaimed "science" divinations are in all likelihood, neither scientific nor preceding science. Forasmuch as articles on how to eat and sleep had better be tagged as "clickbait science".
"Science" itself has little by little become a “tag” that efficaciously boost the credibility of certain statements and products, akin to the #sapiosexual hashtag on Tinder profiles. Empty vessels make the most noise. Since scientific and sapiosexual individuals would hardly ever commit such a “heinous crime”.
Paradoxically, this "science" abuse is rather turning science somewhat "gimcrack" whilst science and sapiosexual are by all means not.

What’s actually scientism/science?

Scientism is a terminology on those of the “ultimate-science” school, wherein science is the only standard way to interpret this world. Still, it’s all too often been used to satirically refer to science “bigots”.
Given the fact that we’re a pro-science organization, we’re not bigoting science as the only optic to view our surroundings. Rather, it’s merely a system meticulously-well-built enough for us to count on.
Science, in my opinion, is the "abstract" studies (literally); bone-dry research description without using any redundant word, though it would be rather “readable”; modest “beating-around-the-bush” conclusions, or even calls for more research in the discussion.
It’s as well unreadable-even-a-word-in-in paragraphs (literally), even when they’re, to a certain extent, practical in our life. It can even be the research and doctoral thesis we would hardly ever read even once.
All what I’ve argued should hardly turn science either sublime or humdrum. Science is simply science.
A school of systematic interpretations and forecasts on the world, which has so far been verified thanks to newly developed experimental methodologies. From the very dawn, science has self-proved its “practicality". The world that has thrived shortly since the scientific revolution as well has evidenced science’s credibility.
A world wherein your education, health, political dogmas, society, home, fresh water and even the bowls you’re eating are operated from science would sooner or later prove your discrediting science an awfully terribly bad move.
You can at one time believe in God, in “a hungry belly has no ears”, and in the power of science without any emotional conflicts. However, your bigots in eating papaya leaves for cancer treatment, rice for exceptional intelligence, or anti-vaccination to prevent autism is as much absurd.
Dismal as it might sound, neither God nor science “enlightens” you to do any of which. Still, you’re following those.
We, by instinct, have many a time gone for “absurd” things. If believing that God/cats/dogs created this entire universe ecstasies your lives, I’ll give you a go-ahead.
It’s, to all appearances, still better than pseudoscience bigots.
- Trans: Heinous.
- Artist: Mỡ.