Bài viết này mang tính tổng hợp của cá nhân sau khi đọc cuốn sách 12 quy luật cuộc đời của tác giả Jordan B Peterson. Các bạn có thể tìm đọc để tiếp cận kiến thức gốc. Mình cũng kết hợp thêm kiến thức bên ngoài của mình để giúp mình ghi nhớ kiến thức khi đọc cuốn sách này.

 Bạn đang bất công với chính bản thân mình

Bạn sẵn sàng yêu thương người khác hết mực, nhưng chưa chắc bạn đã làm thế với chính bản thân mình. 
Những người lụy tình hàng năm trời, những người sẵn sàng tự tử vì một người nào đó, những người gặp một vài khủng hoảng nhất thời nhưng lại dằn vặt bản thân cả năm trời. 
Liệu có quá bất công với chính bản thân mình không, bản thân ta cũng là con người và cũng đáng để chính mình yêu cái con người này mà. 
Thử tưởng tượng có 100 người đi lấy thuốc cho họ, thì 1/3 trong số đấy không lấy đủ liều thuốc, 1/2 trong số 67% còn lại uống thuốc không đúng theo chỉ định, họ sẽ bỏ vài liều hoặc không uống một viên thuốc nào.
Nhưng!
Cũng 100 người đi lấy thuốc, nhưng lần này họ đi lấy thuốc cho chú chó ở nhà bị bệnh. Thì lần này 2/3 số người xem rất kỹ hướng dẫn sử dụng, và sẵn sàng cho những chú chó uống đủ liều. 
Đây không phải là phép so sánh vật nuôi với con người, chỉ là có một điều thật ngớ ngẩn khi chúng ta quan tâm những thứ khác nhiều hơn là chúng ta quan tâm với chính bản thân. 
Bản thân chúng ta cũng xứng đáng được tôn trọng như chính chúng ta tôn trọng những người chúng ta yêu quý. Bổn phận đạo đức của con người khi sinh ra là phải biết chăm sóc bản thân mình. Nếu như chúng ta không có trách nhiệm chăm sóc bản thân mình nhiều như đối với người khác thì những điều tồi tệ sẽ đến, không sớm thì muộn.
Cơ thể này cũng như những đứa trẻ ngoài kia vậy. Bạn phải giúp đứa trẻ đó thành một người có đạo đức, có trách nhiệm và tỉnh táo.
"Bạn phải xác định được nơi bạn đang đến để chuẩn bị tinh thần cho bản thân, để không kết thúc trong oán giận, thù hằn và hung ác. Bạn phải đặt ra những quy luật cho riêng mình, để tự bảo vệ bản thân khi người khác lợi dụng bạn quá đáng và để bạn an tâm vừa an toàn khi làm việc cũng như vui chơi. Bạn phải giữ tính kỷ luật nghiêm ngặt cho bản thân bà phải giữ lời hứa với chính mình và tự thưởng cho bản thân, để có thể tin tưởng và động viên mình. Bạn cần phải quyết tâm hành động vì bản thân để tăng tối đa khả năng trở thành một người tốt và duy trì như thế."
Unfair Advantage: The SAT's New Adversity Score | The Harvard ...

Bạn muốn mình luôn an toàn hay mạnh mẽ?

Điều các bố mẹ không nên làm là quá bao bọc những đứa trẻ. Nhiều bậc phụ huynh hay nuông chiều con, để cho những đứa trẻ được làm điều mà chúng thích thú. Hay là đưa chúng vào một môi trường tốt, nơi không có tội phạm, bạn bè toàn người tốt, điều kiện học tập luôn đáp ứng xu thế và tiên tiến nhất trong giới hạn tài chính của từng gia đình. 
Trước khi đánh giá các quan điểm nuôi con của các vị phụ huynh này. Chúng ta cần phải hỏi là họ muốn con họ sống trong môi trường an toàn hay là họ muốn con của họ luôn mạnh mẽ trong mọi môi trường. 
Tất nhiên cuộc sống này chả có môi trường hoàn hảo nào cả, kể cả ở những nơi điều kiện tốt nhất trên thế giới, nơi xung quanh đều là những con người tiến bộ và phát triển, thì hẳn cũng sẽ có những mặt xấu của riêng nó. 
Thiện và ác luôn tồn tại song hành, ổn định và hỗn loạn cũng như vậy. Đường đời là một con đường hẹp và mỗi con đường chỉ dành cho một người, bên trái đường là bên ổn định là những quy luật bất biến, những thứ như đạo đức, tình yêu tốt đẹp,... còn bên phải là những thứ hỗn loạn như một vài sự kiện xấu ập đến, hay một vài nỗi buồn vu vơ. Lời khuyên là luôn đặt hai chân ở cả hai bên, để biết là mình đang đi trên con đường của chính mình, chân trái luôn biết là mình có những điều tốt bên cạnh, chân phải để biết thực tế cuộc sống mình đang ở đâu. 
Lời bàn cá nhân.
Ở chương này tác giả có đưa nhiều ví dụ từ Kinh thánh, Đạo Kito, Đạo giáo và Phật giáo. Bản thân mình thích những yếu tố mang tính khoa học hơn, vì chúng gần gũi và thực tiễn hơn. Mình đã cố gắng giản lược yếu tố tôn giáo để phù hợp với mọi người.
Các bài viết khác: