
Donald Trump - Tổng thống thứ 47 của Hoa Kỳ, cùng Đệ nhất phu nhân Melania Trump.
Cuộc bầu cử Tổng thống Mỹ 2024 đã kết thúc với chiến thắng vang dội của Donald Trump, người sẽ trở thành Tổng thống thứ 47 (và cũng là thứ 45) của nước này. Trump giành được 312 phiếu đại cử tri, vượt xa đối thủ Kamala Harris, người chỉ đạt 226 phiếu. Trump cũng trở thành tổng thống thứ 2 (sau Grover Cleveland) đắc cử hai nhiệm kỳ tổng thống không liên tiếp. Nhiều người so sánh ba cuộc bầu cử gần nhất - nơi Donald Trump đại diện cho Đảng Cộng Hòa - với ba phần ra đầu tiên trong series phim Star Wars: A New Hope – The Empire Strikes Back – Return of the Jedi. Cuộc bầu cử giờ đã kết thúc, bên thắng cuộc ăn mừng chiến thắng, bên thua thì tiếc nuối, đau khổ, gào thét. Tạm bỏ qua những cảm xúc nhất thời sang một bên, và tạm bỏ qua điều hiển nhiên là Trump không phải một Jedi (???), tôi tự hỏi, chúng ta có thể rút ra được những điều gì từ sau cuộc bầu cử này?
Kết quả bầu cử Tổng Thống Mỹ 2024: https://www.foxnews.com/elections
Nền chính trị phân cực của Mỹ
Điều nổi bật và dễ nhận thấy sau cuộc bầu cử này là sự phân cực sâu sắc trong nền chính trị Mỹ. Nó được phản ánh rất rõ ở bản đồ dự đoán kết quả bầu cử, được vẽ ra khi phiếu bầu còn chưa được kiểm.
Dự đoán trước ngày bầu cử tổng thống Mỹ 2024. Nguồn: https://www.270towin.com/maps/consensus-2024-presidential-election-forecast
Donald Trump được dự đoán giành ít nhất 230 phiếu ở các bang nhà của Đảng Cộng Hòa, trong khi Harris được dự đoán giành ít nhất 226 phiếu ở các bang nhà của Đảng Dân Chủ. Với việc chỉ cần 270 phiếu là giành chiến thắng, hai ứng cử viên - khi chưa kiểm phiếu - đã cầm chắc tới 84 - 85% cột mốc cần thiết. Điều này giống như bạn xem một cuộc thi chạy 100m giữa hai vận động viên, nhưng họ không bắt đầu ở vạch xuất phát, mà họ đứng ở vạch … 85m. Bạn đã bao giờ thấy một cuộc thi chạy nào kỳ lạ như thế chưa?
Kết quả của cuộc bầu cử đã chứng minh rằng những dự đoán nói trên là hoàn toàn chính xác. Mặc dù 15m cuối cùng vẫn vô cùng căng thẳng và hấp dẫn, hiện trạng phân cực này không khỏi làm cho chúng ta phải suy nghĩ, liệu 85m đầu tiên có thực sự còn có ý nghĩa hay không. Quan trọng hơn, nó làm cho không ít những người sống trong các bang thành trì này, đóng góp tới 85% phiếu đại cử tri, và chiếm tổng cộng 82% dân số nước Mỹ, có thực sự tin rằng họ cần phải đi bỏ phiếu. Hậu quả thứ nhất của một nền chính trị phân cực, đó là rất nhiều người cảm thấy tiếng nói của mình trở nên vô nghĩa.
Về mặt đường lối chính trị, hai đảng phái lớn là Đảng Cộng Hòa và Đảng Dân chủ hiện đang tồn tại trong tình trạng đối đầu gay gắt, với những quan điểm chính trị hoàn toàn trái ngược dường như không thể dung hoà. Thử điểm qua diễn ngôn của hai phe trong các vấn đề nổi cộm nhất:
- Trong vấn đề người nhập cư, một bên cáo buộc bên kia là phân biệt chủng tộc; ngược lại, bên kia cáo buộc bên này là phản bội tổ quốc.
- Trong vấn đề nạo phá thai, một bên cáo buộc bên kia là giết trẻ em; ngược lại, bên kia cáo buộc bên này là kiểm soát thân thể của người phụ nữ.
- Trong vấn đề môi trường, một bên cho rằng đó là một trò lừa bịp; ngược lại, bên kia cáo buộc bên này là huỷ hoại thế giới tương lai.
Việc hợp tác giữa hai đảng vì thế trở nên vô vọng. Rõ ràng, làm sao chúng ta có thể hợp tác với những kẻ mà ta cho là phân biệt chủng tộc, kẻ phản bội đất nước, kẻ giết trẻ em hay kẻ muốn biến phụ nữ thành nô lệ cho được!
Thậm chí chưa nói tới chuyện hợp tác, chỉ là nói chuyện với nhau cũng gần như không thể. Hãy nhìn vào những cuộc tranh luận Tổng Thống Mỹ năm nay, giữa Trump và Biden, Trump và Harris, hay J.D. Vance và Walz. Trong khoảng thời gian 90 phút, có cả tá vấn đề được nêu ra, đều là các vấn đề vĩ mô to lớn phức tạp. Mỗi ứng viên được trình bày trong 1-2 phút, rồi có 1 phút để phản biện đối phương. Đó tuyệt đối không phải là cách để người ta có thể trình bày quan điểm của mình một cách cụ thể và nghiêm túc. Người ta càng không có thời gian để thảo luận với nhau, chưa nói tới hiểu ý kiến của đối phương. Với cái format này, người ta chỉ có đủ thời gian để hô khẩu hiệu của mình, rồi rình rình tấn công cá nhân đối phương mà thôi. Một ví dụ rất cụ thể cho việc này đó chính là câu chuyện “good people on both sides” - phát biểu của Trump về sự kiện Charlottesville bị truyền thông bóp méo. Fake news này đã bị debunked không biết bao nhiêu lần, nhưng chính Harris vẫn dẫn lại nó trong cuộc tranh luận tổng thống.
Cứ thế cứ thế, hết chủ đề này đến chủ đề khác lướt qua tai người nghe mà không đọng lại bất kỳ một điều gì có ý nghĩa, cũng chả có bất kỳ vấn đề nào được giải quyết. Sau mỗi cuộc tranh luận là cỗ máy media của cả hai bên được khởi động, họ cắt ghép thành những clip còn ngắn hơn, 15s, 30s, để … tiếp tục bôi xấu và tấn công cá nhân. Nói cách khác: họ nói chỉ để họ thắng mà thôi. Hậu quả thứ hai của một nền chính trị phân cực, đó là hai phe không còn khả năng để nói chuyện và hiểu nhau nữa.
Và khi người ta không thể hợp tác, không thể đàm phán, thậm chí không thể nói chuyện với nhau, thì người ta sẽ phải tìm những công cụ “khác”. Mục tiêu của họ bây giờ không còn là tìm điểm chung, thoả thuận, chưa nói tới việc cố gắng hiểu đối phương, mà mục tiêu của cả hai bên chỉ còn là phải chiến thắng đối phương, thậm chí chiến thắng bằng mọi giá. Mà lời nói rõ ràng không phải là cái giá duy nhất mà họ có thể bỏ ra để trả cho chiến thắng. Nói xấu, bôi nhọ Trump, bẻ cong sự thật, thậm chí gọi Trump là Hitler, là những việc mà Đảng Dẫn Chủ đã làm từ rất lâu rồi.
Vậy thì cái “giá” ở đây còn bao gồm những gì nữa? Có lẽ phải dành cả một bài viết riêng cho nội dung này, nhưng những điều hiển hiện mà ai cũng nhìn thấy là Đảng Dân Chủ đã tìm đủ mọi cách để loại Donald Trump ra khỏi cuộc đua Tổng Thống để thậm chí ông còn không có cơ hội thua trong một cuộc bầu cử chính thức. Họ sử dụng Department of Justice để kiện tụng Trump liên tục trong suốt 2 năm. Họ đưa ra những cáo buộc vô căn cứ rằng Trump đã kích động nổi dậy (incite insurrection) trong sự kiện bạo loạn đồi Capitol năm 2021 nhằm đưa tên Trump ra khỏi lá phiếu (điều cuối cùng thì đã bị phủ nhận bởi Tối Cao Pháp Viện Hoa Kỳ - SCOTUS).
Đỉnh cao của việc này là bạo lực chính trị. Chỉ trong vòng chưa đầy 2 tháng, Trump trở thành nạn nhân của 2 vụ ám sát hụt - điều chưa từng có đối với một ứng cử viên là cựu tổng thống. Hai hung thủ - một là Thomas Matthew Crooks, 20 tuổi, người kia là Ryan Wesley Routh, 58 tuổi - đều được điều tra ra là những người có cảm tình với Đảng Dân Chủ, và nhiều lần donate cho các chiến dịch tranh cử của Đảng Dân Chủ. Hậu quả thứ ba của một nền chính trị phân cực, đó là bạo lực chính trị.
Ơn Chúa phù hộ, Donald Trump đã vượt qua cả 2 lần chết hụt, một lần nữa trở thành người lãnh đạo nước Mỹ, người lãnh đạo của thế giới tự do.

Trump hô vang "Fight! Fight! Fight!" ngay sau khi bị ám sát hụt ở Butler, Pennsylvania
Tác hại của nền chính trị phân cực không chỉ dừng ở 3 điểm đó, Nhưng đâu mới là giải pháp cho sự phân cực chính trị 2 đảng phái này? Chắc hẳn sẽ cần một bài viết khác để giải quyết vấn đề đầy rắc rối nêu trên. Trong hiểu biết hạn hẹp của mình, tôi cho rằng ở khía cạnh đảng phái, không có bất kỳ giải pháp nào cả, mà nó là một kết quả tất yếu của một nền chính trị tự do, nơi mà các đảng nhỏ buộc phải khắc nhập để tìm kiếm chút cơ hội chính trị. Chúng ta đã và vẫn đang quan sát thấy lưỡng cực ở nhiều nước khác - như tại Anh là cuộc đấu Conservative vs Labour, tại Canada là Conservative vs Liberal, tại Australia là Labor vs Liberal. Điều theo tôi có thể được thay đổi, không phải ở khía cạnh đảng phái, mà là ở khía cạnh cá nhân. Những người dù theo đảng phái nào, thì đều có những mối lo đời thường như cơm áo gạo tiền cả. Ít khi hai cá nhân mâu thuẫn nhau ở mức độ ý thức hệ. Khi bạn vào siêu thị mua một đôi giày, bạn không quan tâm người bán giày là Dân Chủ hay Cộng Hoà. Vì thế, nếu có giải pháp, thì đó là giải pháp sao cho ở mức độ cá nhân, con người có thể thoải mái hợp tác với nhau trong hầu hết các hoạt động bình thường của cuộc sống.
Một chiến thắng vẻ vang, áp đảo của Donald Trump và Đảng Cộng Hoà
Với một nền chính trị phân cực như vậy, việc một ứng viên có thể chiến thắng 49/50 bang như Richard Nixon năm 1972 hay Ronald Reagan năm 1984 là hoàn toàn không thể. Cuộc chiến chủ yếu diễn ra ở 7 bang chiến trường: Nevada (6 phiếu đại cử tri), Arizona (11), Georgia (16), North Carolina (16), Wisconsin (10), Michigan (15) và Pennsylvania (19). Donald Trump đã giành chiến thắng tuyệt đối cả 7 bang này, đó là chiến thắng áp đảo nhất có thể trong bối cảnh hiện tại. Một cú flip tại một trong các bang xanh sẽ là the cherry on the top, và điều đó là hoàn toàn có cơ sở khi khoảng cách đã bị thu hẹp lại rất nhiều ở các bang xanh thành trì nếu so sánh với cuộc bầu cử 4 năm về trước, như New Hampshire (7% xuống còn 1.5%), New Jersey (16% xuống 5%), Virginia (10% xuống 4%), thậm chí bang nhà Minnesota của Tim Walz (7% xuống 4.2%). Ngay cả New York cũng chứng kiến khoảng cách giảm từ hơn 22% xuống một nửa, chưa tới 11%.

Kết quả bầu cử Tổng Thống Mỹ 2024: https://www.foxnews.com/elections
Chiến thắng này của Donald Trump còn thuyết phục hơn cả chiến thắng năm 2016, không chỉ vì ông có thêm một bang tô đỏ (Nevada) và được thêm 6 phiếu đại cử tri, mà là vì lần này Trump giành được nhiều phiếu phổ thông hơn đối thủ của mình ở một khoảng cách xa (khoảng 4.3 triệu), điều mà lần trước ông không làm được. Thành tích này cũng dập tắt những chỉ trích nhằm vào việc Trump và Đảng Cộng Hoà chỉ thắng nhờ hệ thống Electoral College. Lần này thực sự là một chiến thắng toàn diện.
Chưa hết, Đảng Cộng Hòa còn giành chiến thắng giòn giã ở cả hai viện Quốc Hội. Tại Thượng Viện, cho đến nay Đảng Cộng Hoà đã giữ chắc 53 ghế, chiếm đa số. Tại Hạ Viện, mặc dù chưa hoàn toàn kiểm phiếu xong, Đảng Cộng Hoà cũng đang dẫn trước với khoảng cách 211 - 199, và được dự kiến sẽ giành thêm khoảng 11 ghế nữa để vượt qua mức đa số 218 ghế. Đảng Cộng Hòa kiểm soát 2 viện sẽ giúp cho Trump có nhiều không gian hơn để triển khai các chính sách của mình trong ít nhất là 2 năm tới.
Đảng Cộng Hoà giành đa số tại Thượng Viện.
Đảng Cộng Hoà đang dẫn trước và được dự đoán sẽ giành đa số tại Hạ Viện.
Kết quả của cuộc bầu cử năm 1972: Richard Nixon giành chiến thắng tại 49/50 bang với tổng cộng 520 phiếu đại cử tri.
Kết quả của cuộc bầu cử năm 1984: Ronald Reagan giành chiến thắng tại 49/50 bang với tổng cộng 525 phiếu đại cử tri.
Gia đình Trump
Gia đình Trump và bạn bè.
Một trong những yếu tố khiến nhiều người tôn trọng Donald Trump là ông ấy có một gia đình tuyệt vời. Trump có những người con (trai, gái, dâu, rể đủ cả) trưởng thành, không chỉ thông minh, tài năng, mà còn rất đoàn kết giúp cha mình tranh cử, thể hiện đó là một gia đình hết sức hoà thuận. Các con của Trump đều có sự nghiệp riêng và đều rất thành đạt, bên cạnh đó, họ còn là những người vợ/chồng và cha mẹ rất trách nhiệm. So với những gia đình chính trị gia khác, như Clinton (hãy hỏi Monica), Obama (con gái hút cỏ), Joe Biden (con trai Hunter vừa nghiện vừa phá) hay Kamala Harris (không có con), gia đình Trump cho thấy sự thành công rõ rệt, một điều hiếm hoi trong thế giới chính trị phức tạp. Tạm bỏ qua cái ghế tổng thống, thì Trump vẫn là một người đàn ông thành đạt, một người chủ gia đình, người chồng, người cha, người ông hạnh phúc và có một gia đình đáng mơ ước đối với bất kỳ ai.
J.D. Vance

J.D. Vance - Phó Tổng Thống thứ 50 của Hoa Kỳ, cùng Đệ nhị phu nhân Usha Vance.
Lời đầu tiên, tôi khẳng định rằng J.D. Vance là một người cực kỳ cực kỳ thông minh. Khả năng hùng biện của Vance ít nhất là ngang với những chính trị gia giỏi ăn nói hàng đầu trong vài chục năm trở lại đây, như Barack Obama, Bill Clinton, Emmanuel Macron hay Justin Trudeau. Vance xứng đáng được đánh giá còn cao hơn một bậc, vì luôn phải “chơi game ở chế độ khó”. Thứ nhất, Vance không có cái đặc quyền màu da như Obama, trái lại Vance thuộc nhóm bị identity politics đặt ở hạng thấp nhất với combo đàn ông + da trắng + theo đạo Thiên Chúa. Thứ hai, những “chiến trường mồm” mà Vance chiến đấu là những nơi coi Vance mặc định là kẻ thù, đó là mainstream media cánh tả như CNN hay MSDNC, đầy những kẻ thích bới móc, đặt bẫy, hở ra câu nào là bị cắn câu đó mà thậm chí không hở còn bị xuyên tạc, đặt điều. Thứ ba, Vance nhiều lần vào thế phải bảo vệ những phát biểu của Trump, người thường xuyên “cho mồm đi chơi xa”. Nhưng Vance vượt qua hết, ngay kể cả những câu hỏi rất khó, như là bình luận về “childless cat lady”, về việc Trump cáo buộc gian lận bầu cử năm 2020, hay như “they are eating cats and dogs” chẳng hạn.
Nhìn những lần “lật kèo” của Vance đủ thấy đây là một con người cực kỳ thông minh, từ kiến thức cho tới khả năng ứng biến hay bản lĩnh chính trị đều xuất chúng, nhất là so với tuổi đời còn tương đối trẻ (40 tuổi) và khoảng tham gia chính trường chưa phải là quá lâu.
Đây là một trong những bài phát biểu đầu tiên của Vance, thực hiện trên Ted, rất đáng để nghe.
Mặc dù có sự thể hiện lão luyện tới như vậy, nhưng Vance lại có một phong cách rất đời thường và gần gũi. Nhìn cách Vance ứng xử khi đi thăm cử tri tại nhà hàng Primanti Bros ở Pittsburgh mà bị đuổi về, hay khi trò chuyện 3-4 tiếng đồng hồ với Joe Rogan, đây là một người mà chúng ta có thể nghe và tin rằng mình hiểu anh ấy, và là một người mà chúng ta muốn làm bạn.
Không khó để hiểu vì sao Vance được Trump lựa chọn. Nên nhớ, bang nhà Ohio của Vance giờ đã được coi là một thành trì Cộng Hoà rồi. Trump chọn Vance không vì phiếu đại cử tri, mà hoàn toàn là vì khả năng của Vance. Cách Vance áp đảo hoàn toàn bộ máy truyền thông của phe cánh tả, bao gồm luôn cả cuộc tranh luận với Walz, và không biết bao nhiêu cuộc phỏng vấn đầy thù địch khác, trong khi thậm chí không cần sử dụng đến phong cách “đanh đá” của Trump, mà vẫn cao cao tại thượng, đầy thuyết phục mà vẫn gần gũi, là việc mà ngay cả Trump cũng không thể làm được.
Còn quá sớm để nói Vance có phải tổng thống tương lai của Hoa Kỳ hay không. Chúng ta cùng chờ xem vai trò của Vance trong 4 năm tới sẽ là gì (vì thông thường vai trò của phó tổng thống luôn mờ nhạt, nhất là khi anh sếp Trump có tính cách tương đối độc đoán, việc gì cũng muốn đến tay mình quyết). Vance có tiếp tục con đường MAGA của Trump không cũng là một dấu hỏi. Nhưng chắc chắn, nếu muốn, Vance có thể tiếp tục sự nghiệp chính trị một cách ít controversial hơn rất nhiều so với Donald Trump.
Vì sao Donald Trump chiến thắng Harris ?
Có nhiều yếu tố góp phần vào chiến thắng của Trump. Trong đó, có thể kể tới 4 năm tệ hại của Biden và Harris: kinh tế tệ hại dẫn tới lạm phát, chính sách nhập cư ồ ạt dẫn tới bất ổn xã hội và tội phạm gia tăng là những yếu tố chủ chốt. Đảng Dân Chủ có một chiến dịch tranh cử tồi tệ: lúng túng trong việc giữ hay bỏ Biden, bỏ rồi cũng không biết chọn ai thay thế, không dám tổ chức primary để đảng viên được lựa chọn ứng viên. Khi Harris được chỉ định thì lại chọn running mate là Walz thay vì Josh Shapiro, dẫn tới mất luôn Pennsylvania. Ngược lại, Trump có chiến lược tranh cử hợp lý, chính sách thoáng về kinh tế và rắn về nhập cư đánh vào các điểm yếu của cả Biden và Harris. Không những chọn được phó tướng Vance thông minh, Trump còn thành công lôi kéo được rất nhiều nhân vật chính trị có sức ảnh hưởng lớn, đang theo đường lối trung dung hoặc từng theo cánh tả, giờ ngả về phía mình: Robert F. Kennedy Jr. và Tulsi Gabbard đều từng là thành viên Đảng Dân Chủ, Dr Phil và Joe Rogan cũng là các commentator trung lập có thâm niên và tên tuổi. Thậm chí những nhân vật nước ngoài nổi bật như Dr Jordan B. Peterson, Konstantin Kisin hay Piers Morgan cũng lên tiếng ủng hộ Trump. Cuối cùng, Elon Musk mua lại X, biến X thành mạng xã hội lớn nhất, bảo đảm Trump có một kênh tự do ngôn luận để “cân” với mainstream media cánh tả và có thể truyền tải thông điệp của mình. Đó là những lý do chính dẫn tới chiến quả ngoạn mục này.

The Trump Team: Ron Paul, Tucker Carlson, Elon Musk, J.D. Vance, Robert F. Kennedy Jr., Vivek Ramaswamy, Tulsi Gabbard và Donald J. Trump.
Tôi muốn bổ sung thêm một lý do nữa, mà theo tôi rất quan trọng nhưng ít người nhắc tới, đến từ chính hai ứng cử viên của chúng ta, Trump và Harris. Harris chắc chắn phải thua, vì đó là một người vô cùng giả tạo. Trump nhiều khiếm khuyết, nhưng ít ra ông ấy dám nói thật. Nếu Trump trúng cử, chắc chắn Trump sẽ là người điều hành nước Mỹ, còn nếu Harris trúng cử, không ai biết ai sẽ là người thực sự lãnh đạo nước Mỹ.
Trump tính khí bốc đồng, ăn to nói lớn, ăn nói không "chuẩn mực", nhưng dấu ấn của Trump trong những chính sách ông ấy đưa ra là rất rõ. Chính sách đối nội có cắt giảm thuế, cắt giảm thủ tục hành chính, xây tường biên giới, trục xuất người nhập cư bất hợp pháp. Chính sách đối ngoại thì càng rõ, từ việc đánh tariff với Trung Quốc, vỗ về Bắc Triều Tiên, doạ dẫm đồng minh NATO, ra mặt ủng hộ Israel ở mức không tổng thống Hoa Kỳ nào dám làm, cho đến thẳng tay răn đe Iran và Taliban. Phần lớn đây là những cách làm rất không chính thống, chỉ có Trump nghĩ ra, chúng ta biết đó là ông ấy quyết như thế. Kể cả ông ấy có quyết định sai thì cũng là quyết định của ông ta, và người dân sẽ biết họ phải quy trách nhiệm cho ai.
Còn Harris thì sao? Từ lúc trở thành ứng viên của Đảng Dân Chủ, tất cả các cuộc phỏng vấn của Harris đều được mớm lời trước. Rally thì đọc theo teleprompter, mà khi teleprompter hỏng thì đứng hình luôn không biết nói gì. Rally nào cũng từng ấy câu nói, động tác tay, cử chỉ lặp đi lặp lại như được diễn tập từ trước. Đi Town Hall lý ra là để trả lời chất vấn của cử tri với những câu hỏi không chuẩn bị trước, thế quái nào vẫn có teleprompter nhắc vở. Điều đó chứng tỏ tất cả những cái chúng ta thấy ở Harris chỉ là những màn trình diễn chứ không phải những gì thực sự có trong đầu. Nói cách khác, Harris chỉ là một con rối. Nếu Harris lên làm tổng thống, sẽ không ai biết người nào đang thực sự điều hành nước Mỹ. Những kẻ đó sẽ đứng sau tấm màn nhung, thả sức múa may với những sợi dây và không phải chịu bất kỳ một trách nhiệm nào cả.
Và điều này không mới đối với Đảng Dân Chủ. Nói đâu xa, bây giờ liệu còn có ai tin rằng Biden đang thực sự điều hành nước Mỹ hay không?
Việc Harris chỉ là một con rối cũng giúp giải thích tại sao số lần quay xe, nói một đằng làm một nẻo, tiền hậu bất nhất trong sự nghiệp của Harris có thể nói là nhiều đếm không xuể. Ta có thể kể đến việc ban hay không ban fracking, cấm hay không cấm sử dụng súng, cho tới no tax on tips, và rất nhiều việc khác. Harris hoàn toàn không có chính kiến trong bất kỳ vấn đề nào cả. Ngược lại, Harris sẵn sàng nói và làm bất kỳ điều gì theo chỉ đạo, miễn sao có lợi và chiếm được cảm tình của đám đông trước mặt.
Trump đã hoàn toàn có lý khi bỏ qua cuộc tranh luận lần 2 với con rối Harris. Đổi lại, Trump dành thời gian cho các buổi phỏng vấn dài hơi với không gian thảo luận thoải mái hơn, trên những nền tảng trung lập lâu năm như Dr Phil, Lex Fridman và Joe Rogan. Bạn có thể đồng ý hoặc không đồng ý với những câu trả lời của Trump, nhưng ít nhất bạn biết ông ấy nghĩ gì. Trái lại, Harris không có gì để chia sẻ, vì một con rối thì đâu có suy nghĩ của riêng mình, đó chính là lý do vì sao Harris không dám thực hiện những buổi phỏng vấn dài như vậy. Dr Phil đã gửi lời mời tới Harris ít nhất 25 lần, không một lần được đồng ý. Joe Rogan cũng mời Harris tới studio của mình, như đã mời Trump, Vance và Musk, và họ đều đồng ý, chỉ riêng Harris lấy cớ yêu cầu Rogan phải tới chỗ mình và giới hạn thời gian phỏng vấn xuống còn một tiếng, để né tránh.
Muốn hy vọng người ta làm tốt, trước hết phải chắc chắn rằng họ sẽ chịu trách nhiệm cho những gì họ làm đã. Người dân Mỹ đã nhận ra Harris chỉ là một con rối, bầu cho một con rối sẽ miễn trừ trách nhiệm cho những kẻ giật dây. Vì thế, họ lựa chọn Trump - người rõ ràng là không hoàn hảo, nhưng có chính kiến, dám nói thật với lòng mình, và có thể chịu trách nhiệm.
Để nói về sự tương phản giữa Trump và Harris, tôi xin trích dẫn một câu nói rất hay của Dr. Thomas Sowell - một nhà kinh tế và cũng là một trong những free thinker thông thái của nửa cuối thế kỷ 20. Xin tạm dịch: Nếu ai đó muốn giúp bạn, họ sẽ nói cho bạn sự thật; nếu ai đó muốn lợi dụng bạn, họ sẽ nói cho bạn thứ mà bạn muốn nghe.
Thomas Sowell - Nhà kinh tế học tại Đại học Chicago, học trò của Milton Friedman, cộng tác viên lâu năm của Hoover Institution - một trong những think tank có tầm ảnh hưởng lớn nhất thế giới. Ông là tác giả của hơn 40 đầu sách kinh tế học, trong đó bao gồm The Vision of the Anointed, Discrimination and Disparities và A Conflict of Visions.
Có hay không gian lận bầu cử năm 2020?
Biểu đồ popular vote của 4 cuộc bầu cử TT Mỹ gần nhất.
Trước hết ta cùng nhìn vào biểu đồ trên về số lượng popular vote của 4 kỳ bầu cử gần nhất. Đầu tiên phải nói là Trump 2024 nhận được ít phiếu hơn chính bản thân ông ấy năm 2020. Vậy tại sao năm nay thì thắng đậm mà 4 năm trước nhiều phiếu hơn lại thua? Hoá ra, trong các kỳ bầu cử gần đây, bên Dân Chủ đều nhận được khoảng 65 - 67 triệu phiếu, chỉ riêng 2020 đột biến Biden nhận được tới … 81 triệu phiếu.
Vậy thì, 15 triệu người từng bỏ cho Biden, 4 năm sau họ đã đi đâu???
Tôi nghĩ câu hỏi đáng lẽ phải là, 4 năm trước, 15 triệu người này đã từ đâu chui ra, mới đúng.
Liệu có gian lận bầu cử năm 2020 hay không? Nếu tôi nói là mình không nghi ngờ chút nào, thì hẳn là không thật lòng. Tuy nhiên, tôi không có bằng chứng. Thậm chí tôi tin rằng, mãi mãi không bao giờ có một câu trả lời xác quyết cho câu hỏi này. Giống như nhiều bí ẩn của lịch sử, con người sinh ra từ đâu, UFO có thật hay không, cái bánh vòng tôi ăn sáng hôm qua có vị dâu tây hay chấm bi …, có những bí ẩn mãi mãi là bí ẩn. Cũng có người nói với tôi, Biden chính là hiện thân của Aragon trong The Lord of the Ring. Đội quân người chết đã trả nghĩa cho ông bằng cách … bỏ phiếu, cuối cùng họ cũng được siêu thoát, một lần và mãi mãi.
Lời cuối: Chia tay Biden
Hôm nay, Biden đã có buổi phát biểu về chiến thắng của Trump cũng như đảm bảo về một sự chuyển giao quyền lực có trật tự và trong hòa bình.
Hãy thử nghe video đó ít nhất một lần trọn vẹn. Bạn có thấy gì lạ không? Các bạn có nhớ, lần cuối cùng Biden ăn nói gãy gọn rõ ràng như thế này là khi nào chưa? Wow.
Nghe nói, mấy tháng trước, sau khi đã rút lui và nhường vị trí ứng cử viên cho Harris, Biden đã cùng vợ nghỉ ngơi tắm biển tại quê nhà ở Delaware. Carl Jung từng nói, biển là biểu tượng tự thân của mọi tiềm thức, vì dưới mặt biển mênh mông là đáy sâu vô hạn chứa đầy những ký ức xa xăm. Không rõ biển đã cho Biden nhìn thấy gì khi lục lại ký ức mấy chục năm tranh đấu đời mình. Có người bảo rằng, trong một lần đi dạo bên bờ biển, có một con rùa vàng khổng lồ hiện ra. Biden, dường như không tin vào mắt mình, tiến lại gần từng bước dè dặt (thực ra ông ấy cũng không tin vào mũi, tai hay não của mình còn đôi chân thì không cho phép ông chạy). Rùa Vàng thầm thì điều gì đó vào tai Biden và biến mất. Mắt ông sáng lên, miêng ông khẽ mỉm cười, thầm cảm ơn Rùa Vàng, rồi bất chợt ông … từ từ quay về ghế ngồi, tiếp tục nghỉ ngơi để hôm sau còn có sức đi gặp MAGA supporter ở Pennsylvania.

Biden đội mũ vận động tranh cử của Trump. Great smile!
Dù thế nào tôi cũng chúc mừng ông. Có vẻ như cuối cùng thì Biden đã được “unburdened by what has been”.
Chuyên mục đố vui kỳ này
- Hãy nêu 3 lý do chứng minh Trump không phải là Jedi.
- Rùa Vàng đã nói gì vào tai Biden?

Quan điểm - Tranh luận
/quan-diem-tranh-luan
Bài viết nổi bật khác
Theo như bài viết, hoặc theo như những người ủng hộ Trump, thì Harris chẳng có gì tốt đẹp. Bà ta chỉ là con rối, là kẻ giả tạo, và là một bản sao của Biden. Nhưng rõ ràng là Harris vẫn được rất nhiều người bầu chọn, chỉ là sự ủng hộ đó không lớn bằng Trump.
Khi nhắc đến vụ bạo loạn đồi Capitol, nhiều người khẳng định Trump không liên quan vì tin rằng tối cao pháp viện đã phủ nhận điều này, như thể họ rất tin tưởng vào hệ thống tư pháp Mỹ. Thế nhưng, khi tòa án tối cao bác bỏ các cáo buộc về gian lận bầu cử, thì họ lại xem đây là hành động che đậy sự thật. Bởi vì người ta nghĩ rằng lời nói của Trump mới là sự thật.
Tôi không biết người khác thế nào nhưng tôi tin hay không phán quyết của scotus hay của ai, là vì tôi đã đọc phán quyết đó chứ ko phải họ nói gì cg tin. Bạn có biết trên cơ sở nào mà Scotus reject case gian lận bầu cử, và trên cơ sở nào mà Scotus reject case Jan 6th không? Làm sao so sánh 2 việc đó với nhau được.
Các vụ kiện gian lận bầu cử đã bị bác bỏ là do thiếu bằng chứng thuyết phục. Bởi vì không chỉ cần chứng minh có gian lận, mà bằng chứng còn phải chỉ ra gian lận diện rộng hoặc sai phạm đủ lớn để ảnh hưởng đến kết quả bầu cử.
Còn vụ bạo loạn tại đồi Capitol thì không bị "reject", mà đang được điều tra và truy tố. Trong đó, Trump bị truy tố 4 tội. Nhưng khi Trump đắc cử, ông có quyền miễn trừ. Vậy nên vụ này sẽ bị đóng lại.
Dựa trên đó, các cáo buộc đã được điều chỉnh để nằm ngoài phạm vi miễn trừ, và vì thế Trump vẫn bị truy tố (khi đã mãn nhiệm).
Nhưng khi Trump đắc cử lần nữa, ông sẽ có thêm "miễn trừ" từ bộ tư pháp. Bộ này có chính sách là không truy tố tổng thống đương nhiệm. Hơn nữa, Trump có thể tự "miễn trừ" bằng cách bổ nhiệm một bộ trưởng bộ tư pháp mới. Tân bộ trưởng này sẽ đóng lại các vụ án liên quan đến Trump.
1 - Sức mạnh lớn nhất của mỹ là bộ máy truyền thông khổng lồ, và bộ máy đó chống lại Trump. Tôi nhớ trong buổi phỏng vấn với Tucker Carlson, Putin nói không ai có thể thắng nước Mỹ trong cuộc chiến về tuyên truyền, media của Mỹ thậm chí kiểm soát phần lớn media của phương Tây. Có một thống kê chỉ ra rằng từ 80 đến hơn 90% người dân của các nước phương Tây phản đối Trump. Con số này lớn hơn hẳn so với nước Mỹ, bởi vì người dân các nước phương Tây chỉ thấy những thứ được media muốn họ thấy. Ở nước Mỹ, tuy rằng người dân được đối mặt với thực tế và chính sách của Trump nhắm thẳng vào những vấn đề mà người dân gặp phải, nhưng không ít người vẫn bị tẩy não bởi truyền thông. Theo thống kê thì phần lớn sự đề cập đến Kamala đều là tích cực, trong khi hơn 90% là tiêu cực đối với Trump. Thành phần dân số dễ bị tẩy não nhất là thế hệ cùng tuổi với cha ông chúng ta (hay còn gọi là thế hệ boomer), vì họ có thói quen xem TV mỗi ngày, và không rành công nghệ để tìm hiểu thông tin 2 phía từ trên mạng.
2 - Bắt đầu từ hàng chục năm trước, những lý tưởng đi ngược lại với giá trị nền tảng của nước Mỹ được đưa vào mọi khía cạnh đời sống của người dân. Ví dụ về những lý tưởng "tiến bộ": socialism thay vì capitalism; equality of outcome thay vì equality of opportunity (hay equity vs meritocracy); identity politic, "anti-racism" thay vì "no racism"; political correctness, censorship thay vì free speech; etc. Những lý tưởng trên được đưa vào nền giáo dục dưới dạng các môn học như critical race theory, gender theory, african-american studies, women's and gender studies, etc: Tại nơi làm việc, những lý tưởng đó được đưa vào dưới dạng chỉ số DEI (Diversity, equity, and inclusion). Chỉ số này mang tính quyết định đối với việc được cấp vốn đối với một công ty. Muốn có chỉ số DEI cao, công ty phải đạt một hạn ngạch nhất định về sự đa dạng chủng tộc, giới tính của nhân viên, sản phẩm mà công ty tạo ra cũng phải đồng nhất với những tư tưởng của lãnh đạo của một "chính phủ ngầm". Biểu hiện dễ thấy nhất là những phim Disney, Sony, vũ trụ điện ảnh Marvel, DC, và những game AAA những năm gần đây. Việc tẩy não và khiến người Mỹ ghét chính đất nước của mình đã được châm ngòi từ rất lâu. Trump lại bảo vệ những giá trị truyền thống của nước Mỹ, nên việc kháng cự lại thông điệp của phe Trump là điều hiển nhiên.
3 - Echo chamber. Với thuật toán của các trang mạng xã hội thì việc thoát khỏi echo chamber càng khó. Mặc dù chỉ cần dặt vài câu hỏi thôi là sẽ thấy rất nhiều vấn đề với chiến dịch bầu cử của Kamala: Ví dụ: trong 4 năm qua, kinh tế khó khăn, tệ nạn ngày càng nhiều, Kamala đang tại chức, sao không giải quyết vấn đề luôn? sao phải đợi được bầu cử mới giải quyết? Kamala quản lý biên giới, tại sao lại để hơn 15 triệu người nhập cư bất hợp pháp vào nước Mỹ? Tại sao Kamala không được bầu cử nhưng lại được làm ứng viên phe Democrat? Trump là người xấu, tại sao hơn phân nửa nước mỹ lại ủng hộ ông? ... . Vậy tức là hơn 70 triệu người không có khả năng tư duy phản biện? Nhưng hãy tưởng tượng một người trí tuệ trung bình mà bạn biết, rồi hãy tưởng tượng hơn phân nửa dân số không được sáng sủa như vậy. Bạn ở spiderum tức là ít nhất bạn có mong muốn hỏi, khả năng cao là người xung quanh bạn cũng vậy. Tôi cũng không bất ngờ nếu bạn nghĩ khả năng tư duy phản biện không hiếm, nhưng thực tế là nó khá hiếm hoi.
Nhưng tại sao cánh trái lại chọn một chiến lược tồi như vậy? Theo tôi thì họ không có lựa chọn nào tốt hơn. Bởi vì thứ cánh trái tuyên truyền, và Kamala một mực ủng hộ là những tư tưởng woke và gender identity, những tư tưởng có khiếm khuyết từ gốc rễ. Những tư tưởng như thế không thể tồn tại dưới sự tra xét kỹ càng, nên họ phải tránh tranh luận mở. Với tôi woke hay gender identity không khác gì một tôn giáo cực đoan: rao giảng sự khoan dung, nhưng thực tế thì ngược lại; chỉ những người cảm tính và không có khả năng tư duy phản biện mới là những tín đồ sùng đạo nhất; bất kỳ ai đặt câu hỏi sẽ bị trục xuất, vì đối với những con chiên sùng đạo, mental dissonance là một trạng thái cực kỳ khó chịu, tiếp tục tin những thứ mình đã tin thì dễ hơn nhiều.
Nền tảng của tư tưởng woke đó là niềm tin rằng Mỹ và phương tây bất bình đẳng do sự phân biệt chủng tộc có hệ thống (systemic racism) và chế độ gia trưởng (patriarchy). Dẫn chứng chính của họ là sự chênh lệch về thu nhập giữa nam giới và nữ giới, giữa chủng tộc khác nhau; phần lớn vị trí cao nhất trong các công ty lớn là đàn ông da trắng; chênh lệch về tỷ lệ bị cầm tù giữa các chủng tộc; etc. Thực tế thì thu nhập, mức sống, địa vị xã hội và tỷ lệ ngồi tù đều là những phương trình đa nghiệm. Giới tính và chủng tộc cũng là một nghiệm trong những phương trình đó, nhưng nó đóng góp rất ít. Nhưng thứ duy nhất woke nhìn thấy đó là giới tính và chủng tộc. Họ tuyệt đối không chịu thừa nhận rằng sự khác biệt giữa người với người, giữa nam giới với nữ giới, và giữa các văn hoá khác nhau mới là lý do lớn nhất cho sự bất bình đẳng này.
Nền tảng của gender identity hay gender theory là một nghiên cứu bịa đặt của Dr John Money. Ông có một niềm tin rằng giới tính thực ra được áp đặt lên chúng ta (social construct), và chúng ta có thể chọn trở thành bất kỳ giới tính nào nếu xã hội không áp đặt lên chúng ta vai trò xã hội của nam hay nữ. Để chứng minh điều đó ông đã làm một thí nghiệm khá tàn nhẫn lên một cặp song sinh. Câu chuyện khá dài nên bạn có thể tự tìm hiểu thêm (Dr John Money Twins Experiment). Nhưng cơ bản kết quả thí nghiệm ông công bố hoàn toàn không đúng với thực tế. Gender theory hiện đại còn tin rằng giới tính không cố định, nó phụ thuộc vào cảm nhận của mỗi người vào mỗi lúc khác nhau; phụ nữ chuyển giới là phụ nữ, và đàn ông có thể mang thai. Thực tế thì chỉ có hai giới tính: nam và nữ. Đây là sự thật không thể thay đổi vì nó được quyết định từ cấp độ ADN và chromosome. Việc phẫu thuật để thay đổi giới tính là bất khả thi. Trừ khi họ có thể thay đổi tất cả các tết bào trong cơ thể. Chỉ có xu hướng tính dục và tính khí là nằm trên một phổ. Xu hướng tính dục là việc bạn thích nam hơn hay nữ hơn, hay thích cả 2 như nhau, ... . Tính khí theo ý của tôi là sở thích và biểu hiện của bạn thiên về nam tính hay nữ tính. 3 thứ trên có tương quan với nhau, nhưng không hoàn toàn phụ thuộc vào nhau. Tuy xu hướng tính dục nằm trên một phổ, không có nghĩa là nó có thể thay đổi liên tục. Tôi từng đọc đâu đó rằng cấu trúc não của đồng tính nam giống với nữ giới hơn là với nam giới dị tính. Điều đó được quyết định bởi quá trình phát triển trong bụng mẹ.
Ngoài ra còn rất nhiều vấn đề với việc giới thượng lưu/ưu tú nghĩ rằng mình hiểu hơn về những vấn đề này và nghĩ mình nên đưa ra quyết định thay cho mọi người. Nhưng mà comment này quá dài rồi.
Còn về việc cánh trái đi quá xa nhưng những Dem lão làng vẫn trung thành, và thậm chí hùa theo những gì Dem đang làm, tôi nghĩ tôi có thể thông cảm được. Dr JB Peterson có một cách lý giải tôi thấy khá hợp lý: ác quỷ/cái ác sẽ lấn tới từng chút một, đủ nhiều để khiến bạn khó chịu, nhưng đủ ít để bạn không làm gì cả. Đến khi bạn nhận ra thì nó đã là chủ ngôi nhà.
Cho hỏi bạn học liên quan đến chính trị hay triết học mà biết nhiều về mấy vấn đề này thế? Bạn hay xem nguồn ở đâu?