Trong cuộc sống này, trẻ em được sinh ra mang ý nghĩa hy vọng, chúng non nớt nhỏ bé và cần được thế giới yêu thương. Và khi chúng lớn dần lên cha mẹ lại mong muốn chúng tự lập, tự tôn, kính trọng và tràn đầy yêu thương. Không một văn bản nào, không một ai ép chúng phải làm như vậy, nhưng từng hành động cử chỉ trong cuộc sống thường nhật đã tạo ra nếp sống “ép buộc trẻ em” như vậy.
Đồng ý với quan điểm rằng một đứa trẻ có đầy đủ những yếu tố trên là một đứa trẻ ngoan tiêu chuẩn, có thể được công nhận là “con nhà người ta trong truyền thuyết” vậy chúng ta đã từng một lần hỏi con trẻ mình đứa trẻ nhà người ta đó là hình mẫu của con mình sao hay đó chỉ là quan điểm chủ quan đến từ phía người lớn chúng ta. Người lớn chúng ta cũng từng là trẻ con, cũng từng nghịch ngợm, nô đùa, sai lầm và thậm chí là cả hỗn láo nhưng lại ép con cái chúng ta phải làm những điều ngược lại. Họ biện minh cho mình rằng những điều đó là đúng đắn và họ đã rất hối tiếc khi không làm được những điều đó sớm hơn. Họ muốn con mình không cần phải hối tiếc khi lớn lên giống như họ. Nhìn theo một góc độ khác, yêu thương như vậy thật không công bằng. Những gì cha mẹ làm trong tuổi ấu thơ cho dù họ có hối tiếc nhưng lại chưa từng nói một câu hối hận hối hận. Vậy tại sao con trẻ lại không được làm những việc mà vốn dĩ tuổi này được phép làm?
Họ dạy con mình phải tự lập trong tuổi ấu thơ nhưng họ lại không ngừng phủ định những yêu cầu, mong muốn và quyết định trên từng ngã rẽ nhỏ của cuộc đời con. Trong chúng ta chắc chắn không chỉ một lần chứng kiến khung cảnh hai mẹ con đi mua sắm. Người mẹ không ngừng hỏi người đi cùng rằng liệu con gái của mình có thích chiếc váy hồng này không? Có thích một chiếc nơ hình con thỏ không? Trong khi con gái họ đứng ngay bên cạnh. Hay một người mẹ sau khi hỏi ý kiến của con thì lại chọn một món mình ưng ý để mua cho con. Cho nên việc con đưa ra quyết định đã không ngừng được thời gian kiểm chứng là không quan trọng.
Họ dạy con cần kính trọng người lớn tuổi nhưng lại không cho con biết rằng người lớn tuổi cũng cần yêu thương con. Sự hài hòa trong cuộc sống chỉ tồn tại khi là dấu hai chiều. Nếu bạn từng sống ở một vùng nông thôn như tôi, khi một đứa trẻ chào hỏi người lớn mà chúng gặp thì 80 % người lớn sẽ chọn cách lờ nó đi. Vậy đứa trẻ sẽ đặt ra câu hỏi, rốt cuộc lòng kính trọng mà cha mẹ chúng dạy thật sự quan trọng như vậy sao.
Và cả câu chuyện yêu sớm. Tình yêu tuổi học trò mong manh và có quá nhiều rủi ro, họ luôn không ngừng răn đe và nhắc nhở cho đến khi đứa trẻ đó “phạm sai lầm”, họ ngăn cản, quát mắng, thậm chí là dùng biện pháp chia rẽ chúng. Họ coi chúng là trẻ con và không nghĩ rằng tình yêu của chúng có thể đi được bao xa. Nhưng họ không biết rằng, những đứa trẻ này có thể đang nghiêm túc thực hiện việc đại sự đầu tiên trong đời. Chúng nghiêm túc đưa nửa kia vào kế hoạch tương lai của cuộc đời mình, nghiêm túc cùng nhau cố gắng xây dựng tương lai nhưng người lớn họ sẽ không tin. Họ chỉ để lại cho con em mình chính là một gương mặt hung dữ cùng bóng lưng lạnh lùng. 
Dùng cùng một lý do “muốn tốt cho con” để con tự lập vào lúc cần yêu thương, kiểm soát vào lúc cần buông thả thực sự là tốt sao?