Trần Khánh Dư – vị tướng “lắm tài nhiều tật” và chiến thắng Vân Đồn lừng danh.
Bài viêt dựa trên các tư liệu lịch sử phổ biến như Đại Việt sử ký toàn thư, Lịch triều Hiến chương loại chí.
Trần Khánh Dư được biết tới là một võ tướng lừng danh,
tên tuổi gắn liền với chiến thắng Vân Đồn - một trong những chiến thắng quyết định của nhà Trần trước quân Mông Nguyên. Nhưng cuộc đời của ông cũng có một số “vết đen” mà ít người biết tới.
Vị tướng tài ba
Ông là người huyện Chí Linh ( Hải Dương); vì là người
tôn thất nên được phong tước Nhân Huệ Vương. Lúc quân Nguyên vào cướp, ông thường thừa cơ đánh úp. Trần Thánh Tông khen ông là người trí Dũng, phong ông là thiên
tử nghĩa nam. Sau ông đi đánh người man ở núi, đại thắng, được phong làm phiêu kỵ tướng quân. Chức Phiêu Kỵ nếu không phải là hoàng tử thì không được phong, vì ông là con nuôi vua nên mới được. Ông được vua yêu, từ tước hầu mấy lần được phong lên Thượng vị hầu áo tía, rồi cất lên làm phán thủ. Sau vì bị tội, ông bãi bị bãi chức lui về cơ nghiệp nhà cũ ở Chí Linh làm nghề bán than.
Trong đời Thiệu Bảo, quân Nguyên sang xâm chiếm, vua
Nhân Tông thấy thuyền than; ông chèo chiếc thuyền chài, đội nón lá, mặc áo tơi vào yết kiến. Vua nói:” kẻ nam nhi lỡ bước khốn khổ đến thế ư?”. Rồi xuống chiếu tha tội, ban cho áo ngự , cho ngồi bàn việc binh, phần nhiều hợp ý vua. Vua lại cho ông làm phó đô tướng quân”.
Đầu đời Trùng Hưng, ông làm phó tướng ở Vân Đồn. Khi
quân Nguyên lại sang, Hưng Đạo Vương ủy ông gữ việc biên cương[1].
Chiến thắng Vân Đồn, một bước ngoặt trong cuộc kháng
chiến Mông Nguyên lần 3
Chiến công vang dội nhất của Trần Khánh Dư lại là chiến
thằng của ông trong trận Vân Đồn. Trong trận đánh đó, vị tướng lĩnh tài ba đã phán đoán đúng tính hướng, phá tan kịp thời phát hiện và lợi dụng sai lầm của địch,
từ đó triển khai thế trận tiêu diệt địch.
Chuyện là, khi thủy quân Nguyên đến Vân Đồn, Hưng Đạo
Vương giao hết công việc ở biên thùy cho Trần Khánh Dư. Ban đầu, ông đánh giặc bị thua. Thượng Hoàng Trần Thánh Tông nghe tin, sai trung sứ giải ông về Kinh Đô. Trung sứ đến, ông bảo rằng: “Lấy quân luật mà xử, tôi xin chịu tội, nhưng xin hoãn cho 3 ngày, để tôi lập công chuộc tội, rồi sẽ chịu búa rìu cũng chưa muộn”. Trung sứ đồng ý.Khi đó, ông đoán là quân giặc đi rồi, thuyền lương chắc
chắn cũng đi theo sau, bèn thu nhặt quân mình lại rồi đợi. Không lâu sau, thuyền lương của giặc quả nhiên đến. Ông lúc này dẫn quân ra tấn công, giặc thua to, quân ta bắt được khí giới, lương thực của giặc nhiều không kể xiết.
Thượng hoàng nghe tin, bèn tha tội cho trước không hỏi
đến và nói: “Quân Nguyên chỉ chờ có lương cỏ khí giới, nay ta bắt được, sợ nó chưa biết tin, hoặc giả còn hung hăng chăng? ” rồi tha cho tên bị bắt đến doanh quân Nguyên để báo tin. Quả nhiên quân Nguyên rút lui.
Về phần giặc, chúng bị mất hàng chục vạn thạch lương
thảo, đạo quân viễn chinh của đế quốc Nguyên gặp khó khăn về việc đảm bảo hậu cần mà không có cách nào khắc phục được. Kế hoạch chiến lược của Thoát Hoan bị đảo
lộn. [2].
Chiến thắng Vân Đồn đầu năm 1288 đã đẩy quân Nguyên vào thế cùng quẫn, phải tìm cách rút về.
Tháng 4/1288, chiến thắng Bạch Đằng lịch sử thắng lợi đã kết thúc cuộc xâm lược của quân Nguyên. Khi Hưng Đạo
Vương Trần Quốc Tuấn biên soạn xong bộ Binh thư yếu lược, Trần Khánh Dư vinh dự được viết lời tựa. Trần Khánh Dư là vị tướng giỏi, lập nhiều công, trải thờ ba đời vua, khi mất được truy phong Đại Vương[3]
Tư thông với con dâu Hưng Đạo Vương, lợi dụng chức vụ,
quyền hạn để trục lợi.
Theo Đại Việt Sử ký toàn thư thì lý do ông bị bãi chức,
phải lui về cơ nghiệp nhà cũ ở Chí Linh vì ông đã tư thông với Thiên Thụy công chúa. Mà công chúa Thiên Thụy khi đó lại sắp làm dâu nhà Hưng Đạo Vương.
Khi Trần Khánh Dư đến giữ Vân Đồn, nhận thấy người dân
nơi đây làm nghề buôn bán sinh nhai, ăn uống, y phục cho đến quần áo, đồ dùng đều giống khách buôn phương Bắc. Khánh Dư thấy thế mới điểm duyệt quân các trang, hạ
lệnh rằng:” Quân đóng ở Vân Đồn là để ngăn giữ giặc Hồ, không nê đội nón của người phương Bắc, trong khi vội vàng khó lòng phân biệt; nên đội nón Ma Lôi( Ma
Lôi là tên một hương ở Hồng Lộ, làng này khéo nghề đan cật tre làm nón, cho nên lấy tên làng làm nón), ai trái thế tất phải phạt”.
Trong khi đó, ông đã sai người nhà mua nhà mua nón Ma
Lôi từ trước , chở thuyền đến đậu trong cảng rồi. Bởi thế nên thơ của một người khách mừng Trần Khánh Dư mới có câu: “ Vân Đồn kê khuyển diệc giai kinh” (nghĩa là: gà chó Vân Đồn cũng đều sợ) để nói về sự uy danh của ông nhưng thực ra có ý mỉa mai ngầm.
Đại Việt Sử ký toàn thư cũng ghi ông là người có tính
tham bỉ, phàm người trong quản hạt ai cũng ghét cả. Nhân Tông vì tiếc người tài nên không nỡ bỏ[4].
Trong cuốn “Lịch triều Hiến chương loại chí”, Phan Huy
chú cho rằng danh tướng nhà Trần như Hưng Đạo Vương không mấy đời có, kiêm văn võ, thừa trí dũng dựng lên công lao sự nghiệp kỳ vĩ mà giữ vững trung nghĩa. Thứ
đến là Chiêu Văn( Trần Nhật Duật ) mưu mô tài giỏi, độ lượng nhã nhặn, làm việc gì cũng được. Phạm Ngũ Lão thì lập nhiều công to, trước sau giữ trọn danh dự.
Duy Khánh Dư có vết nhỏ tổn đến danh vọng có khác[các ông kia] một chút, nhưng có mưu liệu địch, có công phá giặc cũng là một kỳ công đáng kể[1].
1: Lịch triều hiến chương loại chí, nhân vật chí – tác
giả Phan Huy Chú
2: Nghệ thuật quân sự Việt Nam Cổ - Trung đại, Tập 1,
Viện Lịch sử quân sự Việt Nam, Bộ quốc phòng.
4: Đại Việt sử ký toàn thư.
Chuyện trò - Tâm sự
/chuyen-tro-tam-su
Bài viết nổi bật khác
- Hot nhất
- Mới nhất