Nói về trầm cảm, đây là một căn hội chứng thuộc nhóm rối loạn khí sắc. Trầm cảm nổi bật với việc những người có hội chứng này thường có sắc thái trầm buồn (đây có lẽ là lý do tại sao người ta sử dụng từ depress để đặt tên cho nó khi đây là một triệu chứng khá rõ ràng và rất quan trọng). Trầm cảm có nhiều dạng và ở đây tôi chỉ nói về hội chứng trầm cảm chính (Major Depressive Disorder)
Theo Cẩm nang Chẩn đoán và Thống kê Rối loạn Tâm thần, Phiên bản Thứ năm (DSM-5) thì người bị trầm cảm sẽ có những 5 hay nhiều hơn các triệu chứng sau, đặc biệt là phải có một trong hai triệu chứng 1 hoặc 2.
1. Khí sắc trầm buồn suốt ngày
2. Mất hứng thú trong hầu hết các hoạt động trong ngày.Giảm cân hoặc tăng cân dù không ăn kiêng (trong DSM-5 có thêm cụm từ significant nhưng tôi không biết diễn tả cụm từ này như thế nào cho chính xác)
3. Mất ngủ hoặc ngủ quá nhiều gần như cả ngày.Kích động hoặc giảm vận động thể lý.
4. Mệt mỏi hoặc mất năng lượng gần như cả ngày.Cảm giác vô dụng hoặc thấy tội lỗi quá mức.
5. Giảm khả năng suy nghĩ hoặc ra quyết định.
6. Suy nghĩ tái diễn về tự tử và cái chết hoặc thực hiện hành vi tự tử.
Từ mà có lẽ nhiều người Việt Nam cho là trầm cảm, thế nhưng đây chỉ là một từ thể hiện sắc thái buồn mà thôi!
Có nhiều bạn sẽ cho rằng: “mình có 5 triệu chứng kìa! Vậy nghĩa là mình bị trầm cảm sao!!!!” Thế nhưng chớ hãy vội kết luận vì:
Các triệu chứng trên phải xuất hiện liên tục trong vòng 2 tuần.
Các triệu chứng này ảnh hưởng trực tiếp đến các quá trình học tập và làm việc
Các triệu chức này xuất hiện không phải do ảnh hưởng từ việc sử dụng thuốc hay các quá trình y tế
Chưa từng có các pha hưng cảm (là pha mà trong đó đối tượng thể hiện sự vui hoặc quá khích, tôi sẽ giải thích rõ hơn về chi tiết này ở bài rối loạn lưỡng cực)
Các triệu chứng này không phải kết quả của một hội chứng khác.

Dài dòng, phức tạp và rối rắm có lẽ là những gì bạn nghĩ sau khi đọc những dòng trên. Trầm cảm được nhắc đến trên nhiều phương tiện thông tin đại chúng, nhưng tôi chỉ thấy họ nói về những ý nghĩ tự tử, những cơn buồn bã dài dằng dẳng (đây chỉ là ý kiến cá nhân). Thực ra, đó chỉ là tầng nổi mà truyền thông có thể cho bạn thấy được của một tàng băng khổng lồ. Tâm trí của môt người bị trầm cảm không chỉ đơn giản là một màu xám xịt. Không muốn làm gì, cảm thấy buồn chán cùng sự vô dụng, cuối cùng là sự thôi thúc được kết liễu chính mình là điều đáng sợ nhất mà một người bị trầm cảm có thể nghĩ tới.
Có nhiều người nói rằng: “nếu chỉ lý thuyết suông thôi thì làm sao tôi biết liệu bạn hay tôi có trầm cảm?”. Nếu không thể đọc lý thuyết, chúng ta có thể tiếp cận thông qua những gì gần gũi hơn! Thực ra, đây cũng là một chủ đề được nhiều nhà làm phim chú ý. Tất nhiên không có nhiều bộ phim trầm cảm là bom tấn khiến cả triệu người mong chờ. Chúng có thể chỉ dài 5 -10 phút, nhưng tin tôi đi chúng sẽ làm bạn thay đổi góc nhìn về một người trầm cảm. Nếu như các bạn lười đọc những dòng chữ loằng ngoằng khó hiểu kia, Youtube luôn có một kho tàng học thuật tuyêt vời (nếu bạn biết cách sử dụng cho đúng).
Vào năm 2005, một nghiên cứu về trầm cảm, cùng các ảnh hưởng của nó tới người già của 3 nước Indonesia, Việt Nam và Nhật Bản đã được xuất bản. Sử dụng thang đo GDS-15 (thang đo trầm cảm ở những người lớn tuổi, đây chỉ là mình tạm dịch nên có thể chưa sát nghĩa) chúng ta có một kết quả đáng chú ý. Nếu sử dụng 6 yếu tố trong thang đo để xác định rằng người đó có trầm cảm không, kết quả cho thấy 17,2% của 379 người tham gia nghiên cứu có nguy cơ bị trầm cảm, 21,6 % của số lượng người nữ nghiệm thể có thể đang chịu ảnh hưởng của hội chứng này, trong khi đó ở nam là 11,7%. Kết quả này là thấp nhất so với hai nước “hàng xóm”. Thế nhưng, nhóm nghiên cứu cho rằng việc sử dụng thang đo chưa chuẩn hóa với hai nước Việt Nam và Indonesia có thể dẫn đến sai số. Vì vậy, họ đã quyết định kiểm tra dựa theo 9 yếu tố trở lên. Lần này Việt Nam đứng thứ 2 so với hai nước bạn với 11,7 % số người tham gia, 15,8% số nữ, 5,5 % số nam có thể bị trầm cảm. Điều đáng chú ý nhất là số lượng cụ bà có thể bị trầm cảm của nước ta cao hơn hẳn so với hai nước bạn. Một điều cần quan tâm nữa là tỉ lệ nữ có thể bị trầm cảm luôn cao hơn nam. Mặc dù, nghiên cứu này đã được xuất bản quá lâu nên nó không thể hiện được thực trạng hiện nay mà chỉ đóng vai trò tham khảo trong quá trình tìm kiếm thông tin. Nhưng nghiên cứu trên là một hồi chuông cảnh báo khi mà tỉ lệ trầm cảm xuất hiện ở người già thực sự rất đáng chú ý. Đang tiếc là tôi không tìm thêm được tài liệu nào về trầm cảm ở các độ tuổi khác
Thang 6 yếu tố
Thang 9 yếu tố trở lên
Bạn có biết rằng Abraham Lincoln bị trầm cảm? 

Người đàn ông vĩ đại này thường được biết đến với công lao to lớn của mình trong việc xóa bỏ chế độ nô lệ, Thế nhưng, có những người biết đến ông như một ca mẫu của người có trầm cảm. Lincoln được sinh ra trong một gia đình có nhiều người có tâm bệnh, từ người mẹ hay trầm lặng, vị cha u ám, kì lạ, tới người chú của Lincoln có nhiều người trong gia đình bị tâm bệnh. Các bạn nên biết rằng, trầm cảm có tính di truyền và đây là một trong các chi tiết được xem như là nguyên nhân của pha trầm cảm của Lincoln. Lincoln đã từng sợ hãi việc ra ngoài mà đem dao trong người vì ông sợ sẽ tự kết liễu mình khi nào không hay. Hội chứng này cũng là cảm hứng cho một bài thơ đăng trên Sangamo Journal:
Here where the lonely hooting owl
Sends forth his midnight moans,
Fierce wolves shall o’er my carcase growl
Or buzzards pick my bones.
No fellow-man shall learn my fate,
Or where my ashes lie;
Unless by beasts drawn round their bait,
Or by the ravens’ cry.
Yes! I’ve resolved the deed to do,
And this the place to do it:
This heart I’ll rush a dagger through,
Though I in hell should rue it!
Hell! What is hell to one like me
Who pleasures never knew;
By friends consigned to misery
By hope deserted too?
To ease me of this power to think,
That through my bosom raves,
I’ll headlong leap from hell’s high brink,
And wallow in its waves.
Though devils yell, and burning chains
May waken long regret;
Their frightful screams, and piercing pains,
Will help me to forget.
Yes! I’m prepared, through endless night,
To take that fiery berth!
Think not with tales of hell to fright
Me, who am damn’d on earth!
Sweet steel! come forth from out your sheath,
And glist’ning, speak your powers;
Rip up the organs of my breath,
And draw my blood in showers!
I strike! It quivers in that heart
Which drives me to this end;
I draw and kiss the bloody dart,
My last—my only friend!
Cuối cùng thì đây cũng chỉ là những gì tôi tìm hiểu được trong 2 ngày, chúng còn thiếu sót rất nhiều và còn mang đậm tính cá nhân. Bài viết này chỉ mang tính chất tham khảo chứ không thể sử dụng cho mục đích học thuật hay chứng mình một điều gì khác! Tôi hi vọng sẽ nhận được thêm những lời nhận xét, phê bình để tiếp tục viết ra những bài viết chính xác hơn!
Tài liệu tham khảo: 
DSM-5
Depression, activities of daily living, and quality of life of community-dwelling elderly in three Asian countries: Indonesia, Vietnam, and Japan - Taizo Wada, Masayuki Ishine, Teiji Sakagami, Toru Kita, Kiyohito Okumiya, Kosuke Mizuno, Terry Arthur Rambo, Kozo Matsubayashi
Bài giảng về trầm cảm của Thạc Sĩ Nguyễn Huỳnh Luân dạy tại trường đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn.
Lincoln’s Melancholy - Joshua Wolf Shenk