1. Tiếng Nghệ An dịch vần A, B

Ả: Chị
Ví dụ người Nghệ Tĩnh nói: Ả em du nhu bù nước đấy = chị em dâu như bầu nước tiểu. Ngoài ra, người Nghệ còn hay nói chắt ả/chắt em = gái lớn, gái bé. Ả chắt chỉ người đàn bà Ở Nghệ Tĩnh xưa, khi con gái sinh ra, mà trong nhà đang có cụ còn sống thì được gọi là chắt ả, chắt em, nếu chỉ có ông bà thì gọi là cháu ả, cháu em. Cũng như tên thường gọi ở nhà của các bé bây giờ. Quen mồm khi lớn lên dân làng vẫn cứ gọi là ả chắt, ả cháu...
Ầy, ày: Ừ 
Khi người Nghệ nói "ầy" hoặc "ày" có nghĩa họ đồng ý. Còn họ nói thêm "ầy hè" có nghĩa "ừ nhỉ".
Bả nhả hoặc bà nhả: Nhiều
Ví dụ người Nghệ nói "năng lưa cả bà nhả" có nghĩa là "đang còn nhiều lắm".
Bà trắp hoặc cà trắp: Ba trợn ba trạo
Ví dụ người Nghệ nói đồ cà trắp thì họ đang nói người kia hay nói xạo, không thật lòng...
Bậm: Bụ bẫm, to mập
Ví dụ người Nghệ nói: "Mía trên nương mùa ni cơn mô cũng bậm" thì hiểu ý là mía trên vườn cây nào cũng tốt, to.
Bạo: Mạnh khỏe
Người Nghệ hay nói: Hèn tru hơn bạo bò có nghĩa "Hèn trâu hơn mạnh bò"
Bấp: vấp, té
Ví dụ: Ra đàng bấp cục đá = ra đường vấp cục đá.
Bàu: hồ nước tự nhiên
Người Nghệ An nổi tiếng với món cá rô bàu Nón kho với tương Nam Đàn
Bâu: túi áo, túi quần
Ví dụ: "Bâu lắm bạc hè" có nghĩa "túi nhiều tiền thế".
Bạy, nạy cạy = bẩy, lật lên
Ví dụ "cậy hòn đá lên bay" có nghĩa "lật hòn đá lên bây ơi".
Be hiêu, hươu: chai 1/4 lít
Rượu ngon chẳng quản be sànhÁo rách khéo và hơn lành vống may
Bénh = bánh
Bénh đúc, bénh độ ai chộ cụng sèmNhông hay đánh em cụng vì đúc độ
Bẹo: Véo
Ví dị: Tau bẹo cho dừ = tao véo má cho đấy.
Bít: bứt, cắt, thái
Ví dụ, bạn nghe nói "bít cỏ cho tru" thì tiếng Nghệ dịch ra có nghĩa là "cắt cỏ cho trâu".
Bíu: Bấu víu, níu
Chường ơi đừng bíu áo emNữa mà trưa chuyến chợ Nghèn em ra
Bổ: Té, ngã
Ví dụ người Nghệ An Hà Tĩnh hay nói "bổ cấy đệt" có nghĩa "ngã đánh uỳnh".
Bơng: rinh, bưng
Ví dụ: "bơng cho cha đọi nác" có nghĩa "bưng lại cho cha chén nước".
Bộông: lỗ
Mồ cha nỏ khoóc, khoóc bôộng mối = mồ cha không khóc đi khóc cái lỗ mối.
Boóc: bóc vỏ
Nếu bạn nghe "Boóc cấy bénh mà ăn" có nghĩa là "bóc cái bánh mà ăn".
Bót: bàn chải đánh răng/ bàn chải giặt đồ
Bu: Bâu
Ròi bu kiến đút = ruồi bâu kiến đốt
Bù: quả bầu
Khoai chợ Lù, bù chợ Huyện
Bửa: bổ
Ví dụ, nếu bạn nghe nói "năng bửa củi" thì tiếng Nghệ An dịch là "đang bổ củi" nhé.
Bựa: bữa
Người Nghệ hay nói "bựa mai, bựa mốt" có nghĩa là "ngày mai, ngày kia".
Mời bạn xem thêm tại: