[Tóm tắt sách] Thao túng tâm lý
Lạm dụng tâm lý không để lại những vết thâm tím. Không có cái xương nào gãy. Cũng không có lỗ thủng nào trên các bức tường
“Lạm dụng tâm lý không để lại những vết thâm tím. Không có cái xương nào gãy. Cũng không có lỗ thủng nào trên các bức tường. Những đổ vỡ, những khoảng trống ăn sâu bám rễ trong những người sống sót. Đó chính là những điều mà những kẻ lạm dụng muốn. Đặc điểm thường thấy của những kẻ lạm dụng là chúng luôn giữ cho bàn tay sạch sẽ và thể hiện con người đó ra trước mọi người.”
Việc nhận ra mình là một phần của mối quan hệ lạm dụng là cả một quá trình. Thừa nhận bản thân là nạn nhân trong mối quan hệ là một hành động dũng cảm và cần có kiến thức, sự can đảm và kiên nhẫn.
Một số nạn nhân rất giỏi để che giấu vết thương của mình, nhưng nhìn chung tất cả nạn nhân đều chịu đựng đau khổ theo cách riêng của họ.
Ai có thể là kẻ lạm dụng tâm lý?
Họ có thể bất cứ ai - Một người ái kỷ, người chống đối xã hội, người thái nhân cách, là bố, mẹ, anh, chị, ông, bà, cô chú, em họ, bạn trai, bạn gái, chồng, vợ, người con trưởng thành, đồng nghiệp, sếp, mục sư, giáo viên.. bất cứ ai ở xung quanh chúng ta.
Điều bạn có thể thấy là sự độc hại của họ gây ra tổn thương to lớn những người xung quanh.
Thông thường rất khó để phát hiện ra hành vi lạm dụng, vì chúng có nhiều hình thái và đặc tính khác nhau.
Sự khác biệt lâm sàng giữa người ái kỷ, người chống đối xã hội, người thái nhân cách được mô tả như sau:
- Một người ái kỷ khi đâm phải bạn sẽ chửi mắng bạn vì đã đi vào đường của họ. Họ sẽ không ngừng phàn nàn về việc bạn đã phá hỏng chiếc ô tô của họ như thế nào.
- Một người chống đối xã hội khi đâm phải bạn sẽ chửi mắng bạn vì đã đi vào đường của họ và nở nụ cười tự mãn vì đang bị mật tận hưởng niềm vui nhờ mớ hỗn độn họ đã gây ra.
- Một người thái nhân cách còn đi xa hơn thế, họ tính toán từng bước để chắc chắn rằng họ sẽ đâm phải bạn, rồi vừa cười vui vẻ vừa làm điều đó, và quay trở lại để tổn hại khủng khiếp nhất đã xảy ra.
Một nhầm tưởng rằng những kẻ lạm dụng phần lớn là đàn ông. Điều này không hoàn toàn đúng. Phụ nữ cũng có thể là những người lạm dụng, tuy nhiên hành vi lạm dụng thường khác biệt và được che đậy kỹ càng hơn.
“Trong một khảo sát hỏi về mối quan hệ kẻ lạm dụng với nạn nhân. Kết quả đưa ra trong số 603 người trả lời câu hỏi. Thì có 121 người (20% trả lời người làm dụng có mối quan hệ thân thuộc với họ, như bố mẹ anh chị em, con, ông bà. Trong số 121 người này, có 87 người viết về người lạm dụng là người thân trong giá, 41 lần đến “Mẹ” (mẹ chồng/mẹ vợ hoặc mẹ kế). “Bố mẹ” được nhắc 27 lần, và “Bố” được nhắc đến 8 lần.
Kẻ lạm dụng là nam giới. Trong một nghiên cứu khác, 433 (72%) trong số 603 người tham gia trả lời thì người lạm dụng thường là những người có mối quan hệ yêu đương với họ. 102 trong 433, có 31 người nhận định đó là “ Bạn trai”; 30 người nhận định là “ Vợ chồng”; 27 người ghi là “Chồng”.
Những kẻ lạm dụng tâm lý thực hiện hành vi gây hại
Ở đâu?
Người độc hại có thể có mặt ở mọi nơi, thậm chí ngay cả trong lĩnh vực chăm sóc sức khỏe tinh thần.
Nhưng nhìn chung có thể chia lạm dụng thành hai phần:
Giữa cá nhân - cá nhân: cha mẹ - con cái, mối quan hệ yêu đương, bạn bè…
Trong một nhóm người: giữa các thành viên trong gia đình, tại nơi làm việc hoặc trong tổ chức tôn giáo..
Khi nào?
Những kẻ lạm dụng thích nhắm đến đến những người có những điều họ không có hoặc đã có. Việc lạm dụng đôi khi nhằm mục đích mang lại niềm vui, nâng cao lợi ích cá nhân, thỏa mãn cái tôi xấu xa bằng việc làm tổn thương, hủy hoại phẩm chất của nạn nhân.
Có hai sự thật về người sống sót mà kẻ lạm dụng yêu thích nhất:
+ Sự thiếu tự tin của người sống sót
+ Bí mật về quá khứ từng trải, trưởng thành của người sống sót.
Như thế nào?
Kẻ lạm dụng thường yêu thích quyền lực, sự kiểm soát, thú vui, cả trò chơi tâm trí họ đang chơi.
Kẻ lạm dụng sẽ đưa ra những thông tin không chính xác, sau đó âm thầm quan sát nạn nhân mắc lỗi. Họ sẽ chế giễu, bôi nhọ, chỉ trích người sống sót vì họ mắc sai lầm.
Những kẻ độc hại, lạm dụng còn thích gán cho người sống sót là ích kỷ khi nó đang nỗ lực một điều gì đó tốt, lành mạnh cho bản thân.
Những kẻ lạm dụng tâm sẽ cương quyết không thừa nhận những hành đồng của họ gây ra tổn thương đến người khác.
Có một chiến thuật lảng tránh thường xuyên được sử dụng để kẻ lạm dụng có thể vô tội, trở thành nạn nhân trong các tình huống hàng ngày trong cuộc sống. Ví dụ: “Những người bạn không keo kiệt với tôi như vậy” hoặc “Một người bạn đời tốt sẽ không bao giờ hành động theo cách đó”, “Tôi mong đợi hơn thế từ nhân viên chín chắn như bạn”.
Tất nhiên sẽ có rất nhiều hành động, lời nói tinh vi tiềm ẩn hơn, nó diễn ra trong suốt quá trình dài, rất khó nhận ra cho đến khi người sống sót nhận ra mình trải qua thao túng tâm lý nhiều như thế nào.
Tại sao?
Người có tổn thương sẽ gây ra tổn thương cho người khác.
Kẻ làm dụng có thể là những người mắc rối loạn nhân cách, có thể do sự thiếu thốn tình yêu thương lành mạnh từ thời thơ ấu và niên thiếu với những người chăm sóc của họ.
“Sự thiếu thốn tình yêu thương lành mạnh có thể xuất hiện do bị bỏ mặc về mặt cảm xúc trong suốt thời thơ ấu và những năm tháng thiếu niên. Những nhu cầu vật chất của đứa trẻ có thể được đáp ứng, những vẫn tồn tại sự thờ ơ bao gồm cả sự gắn kết giả tạo giữa các thành viên trong gia đình.”
Quá khứ có thể khiến một số người chững lại mắc chứng rối loạn nhân cách, nhưng đó không phải lý do ngụy biện cho hành vi lạm dụng của những kẻ muốn thao túng tâm lý.
Vẫn có những người lớn lên trong gia đình thiếu thốn tình yêu thương, nhưng họ vẫn rất đồng cảm, quan tâm, đối xử tốt với người khác.
Sự thật để những kẻ lạm dụng tiếp tục kéo dài hành vi lạm dụng độc hại của mình bằng Ý CHÍ TỰ DO của mình để phục vụ của nhu cầu, mong muốn, đòi hỏi, kỳ vọng, để có phải “có được thứ mình muốn” bằng mọi giá, bất chấp việc làm tổn thương người khác.
Tên gọi dành cho nạn nhân trong mối quan hệ lạm dụng
Người sống sót (survivor) để chỉ những người là nạn nhân của lạm dụng tâm lý. Thuật ngữ được sử dụng rộng rãi trong cộng đồng những người hồi phục sau khi lạm dụng.
The American Heritage Dictionary định nghĩa “Người sống sót” như sau:
“Người sống sót là những người vẫn còn sống; vẫn tiếp tục bước đi bất chấp khó khăn và tổn thương; kiên trì vẫn sinh hoạt bình thường, sống lâu howl vượt qua được khó khăn, kiên trì hoạt động, vẫn có ích cho đời, và đối phó với tổn thương và trở ngại, sau đó vẫn tiếp tục kiên trì.”
Sáu giai đoạn của quá trình phục hồi
Giai đoạn 1: Tuyệt vọng
Một người có thể không biết rằng mình đã bị lạm dụng, một số lại không biết những điều kẻ lạm dụng đã làm với họ.
Những trạng thái có thể thấy ở giai đoạn đầu người người bị lạm dụng. Họ ở trong trạng thái hỗn loạn, lo lắng, thất vọng, cuộc sống dần trở nên mất kiểm soát, mức độ nghiệm trọng nhất thường là họ có ý định sẽ tự sát.
Họ thường xuyên tự chất vấn bản thân: “Tại sao tôi không thể sửa chữa bản thân mình để tiếp tục mối quan hệ này?”, “Tại sao tôi không đủ mạnh mẽ để vượt qua điều đó?”, “Tại sao tôi lại là mối hỗn độn như vậy?”. Họ có những vấn đề, luôn cảm thấy bản thân không đủ tốt, cảm xúc thường bị tổn thương rất lớn.
Một số người sẽ cần điều trị tại bệnh viện để ổn định sức khỏe/ cảm xúc. Một số người trải qua sự cô đơn vì không ai biết được nỗi đau cuộn lên dữ dội trong họ. Một số che giấy sự tan vỡ một cách hoàn hảo. Nhìn chung họ luôn phải mình mang theo một tâm hồn mệt mỏi, kiệt quệ.
Giai đoạn 2: Nhận diện
Lạm dụng tâm lý quỷ quyệt đến mức khác thường, tinh vi, tiềm ẩn do vậy dễ gây hiểu lầm và khó phát hiện.
Thuật ngữ liên quan đến lạm dụng tâm lý
Gaslighting (Nghĩa đèn: Thắp sáng đèn gà): Đó là những kẻ lạm dụng cố gắng sắp xếp những tình huống khiến nạn nhân nghi ngờ trí nhớ và sự nhận định của bản thân về các tình huống diễn ra.
Mục đích: Khiến nạn nhân trở nên không chắc chắn về bản thân đến mức họ chuyển quyền cuộc sống của mình vào tay kẻ lạm dụng.
Chiến dịch bôi nhọ: là khi người lạm dụng sử dụng lời nói dối, câu chuyện phiếm, hoặc những hình thức thao túng, đe dọa cô lập khiến những người khác, hoặc một nhóm người khác quay sang chống đối nạn nhân
Flying Monkeys(Nghĩa đen: Nhưng con khỉ bay) mô tả những người bị lạm dụng bị vây quanh bởi những kẻ lạm dụng, kẻ lạm dụng thực hiện hành vi “bẩn thỉu” của mình một cách cố ý vô tình.
Sự xâm phạm người ái kỷ (Narcissistic Offense) là khi người ái kỷ, người chống đối xã hội, người thái nhân cách làm điều không đúng với họ và thổi phồng sự việc so với thực tế. Điều này được miêu tả khi người sống sót cố gắng cho người độc hại biết lỗi lầm mà họ gây ra. Thay vì tiếp nhận lời phê bình, những kẻ lạm dụng sẽ chửi mắng hoặc im lặng. Đôi khi những người độc hại sẽ tỏ vẻ không mảy may quan tâm, dần dần mọi thứ trở thành lỗi của người sống vì đã hỗn xược, không tôn trọng và làm họ khó chịu.
Củng cố gián đoạn: Là cách con người bị tẩy não. Điều này được mô tả theo thuật ngữ tâm lý học của nhà tâm lý học người Mỹ B.F. Skinner “điều kiện hóa từ kết quả”. Dạng điều kiện này khiến người sống sót hình thành sự liên tưởng lo âu khi những kẻ lạm dụng củng cố gián đoán mối quan hệ của hai người. Củng cố gián đoạn xuất hiện trong mối quan hệ, nơi làm việc, gia đình, nhà thờ. Trải nghiệm của củng cố gián đoạn là người sống sót không bao giờ biết trải nghiệm tiếp theo của mình là ấm áp nhẹ nhàng, chửi mắc, khiêu khích, hay sự dằn vặt đến từ kẻ lạm dụng.
Một câu nói ngắn gọn mô tả củng cố gián đoạn là: “Một kẻ lạm dụng không lạm dụng mỗi ngày.”
Các giai đoạn lý tưởng hóa, hạ thấp giá trị, loại bỏ
Lý tưởng hóa: là giai đoạn kẻ thao túng làm cho thế giới nạn nhân tràn ngập điều tốt đẹp, họ xuất hiện vị cứu tinh, người hoàn hảo, tin tưởng hoàn toàn lệ thuộc cảm xúc điều họ mang đến và tạo ra. Điều này thường thấy nhiều nhất trong giai đoạn đầu của mối quan hệ yêu đương.
Hạ thấp giá trị: Trong giai đoạn đối phương ngây ngất trong sự thăng hoa tình yêu, lúc này kẻ lạm dụng bắt đầu có hành vi làm tổn thương tâm lý và thể chất của nạn nhân.
Loại bỏ: Chối bỏ nạn nhân. Lý do khiến mối quan hệ khác mối quan hệ bình thường chính là người sót không chỉ mất đi mối quan hệ, mà toàn bộ nhân tính họ bị xét nát. Sự loại bỏ của kẻ lạm dụng thường rất xấu xa và đáng khinh. Chúng khiến cuộc sống nạn nhân đầy biến động và không an toàn. Cả tâm hồn và thể chất bị tổn thương một cách nặng nề.
Giai đoạn 3: Thức tỉnh
Là giai đoạn liên quan đến sự thay đổi nhận thức của người sống sót sau giai đoạn nhận thức. Nó bao gồm những suy nghĩ thoáng qua nhưng rõ ràng về những việc mà người sống sót phải thức sự đối mặt, giải quyết, họ bắt đầu có thêm sức mạnh để nói lên tiếng lòng của mình, bắt đầu thiết lập ranh giới với cảm nhận được tiếng nói trong thế giới nội tâm.
Giai đoạn 4: Những ranh giới
Việc xây dựng khoảng cách về cảm xúc với người độc hại bắt đầu được xác định.
Khi ranh giới lành mạnh được thiết lập, sự chữa lành, hồi phục mới được bắt đầu.
Không có một ranh giới cố định cho tất cả mọi người. Mỗi người sống sốt đều có ranh giới riêng phù hợp mục tiêu, giá trị, sự hồi phục của mình.
Nhưng về cơ bản, có thể tạm chia ranh giới thành hai phần:
Liên lạc tập trung: Mô tả trạng thái cảm xúc của người sống sót, đây là giai đoạn người sống sót quyết định xem điều gì để bước vào quá trình hồi phục sau lạm dụng và xác định mức độ phù hợp để giữ mối liên hệ với kẻ độc hại. Nó có thể bắt đầu với việc hạn chế tiếp xúc cơ thể, cảm xúc với người lạm dụng, học cách nói “không” với những những yêu cầu vô lý, quen thuộc, mang tính chất thống trị. Đây cũng chính là giai đoạn mà người sống sót cần hiểu đúng và chấp nhận bản chất thực sự kẻ lạm dụng, thừa nhận hành vi của họ.
Không liên lạc: Cắt đứt liên lạc với kẻ lạm dụng tâm lý. Không liên lạc là cách thực dụng nhất để giúp người sống sót tiến lên phía trước, rời xa sự độc hại.
Nhưng một số điều người sống sót nên lưu ý: Họ có thể bị thuyết phục từ bỏ quyết định liên lạc của mình, những kẻ lạm dụng có thể sử dụng chiến lược, khiến người sống sót phải quay lại nói chuyện hoặc tham gia vào cuộc tranh luận, cãi vã với họ.
Hoặc trong giai đoạn này người sống sót cũng có thể rơi vào giai đoạn nghi ngờ bản thân về ranh giới họ đang thiết lập. Lúc này người thực sống sót thực sự cần một người định hướng, có thể một người hỗ trợ tâm lý đủ vững vàng để giúp đỡ họ đi sự nghi ngờ tiếp tục kiên trì ranh giới lạnh mạnh họ đang tạo nên.
Giai đoạn 5: Phục hồi
Là giai đoạn lấy lại những điều cần thiết, những khoảnh khắc thoải mái trong cuộc sống, sự ổn định về sức khỏe tinh thần, thể chất, tài chính, bất kỳ những mất mát mà người sống sót phải trải qua trong giai đoạn bị lạm dụng.
Những người người sống sót có thể làm trong giai đoạn này:
Tận hưởng kỳ nghỉ, những chuyến đi chơi thư giãn.
Dành thời gian chăm sóc đến sức khỏe tinh thần và thể chất: tham gia các hoạt đồng lạnh manh rèn luyện cơ thể như thể dục, các hoạt động nghệ thuật
Phục hồi cảm xúc hạnh phúc: Dành thời gian suy nghĩ và bắt đầu làm những điều quan trọng mang lại niềm vui, hạnh phúc cho bản thân, làm những điều chưa thể làm cho bản thân từ trước đó.
Giai đoạn 6: Duy trì
Là giai đoạn mà người sống sót sẵn sàng quay ngược những giai đoạn trước và trải nghiệm chữa lành nhiều hơn:
Cho phép bản thân nghĩ về khoảng thời gian tích cực thoáng qua với kẻ lạm dụng, nhưng không kéo dài.
Để duy trì cân bằng, ở giai đoạn duy trì, người sống sót cần có cái nhìn cân bằng mối quan hệ của họ với kẻ lạm dụng, không ôm khư khư vết thương lòng, nhưng cũng không bóp méo sự thật về những hành động làm dụng.
Việc quan trọng nhất trong giai đoạn này là người sống cần nhận ra họ là một phiên bản mới, đã trưởng thành, thay đổi, đã nâng cấp bản thân, trao cho mình niềm hy vọng, niềm tin, và thực sự giúp cuộc sống bản thân thay đổi theo hướng tích cực và lạnh mạnh.
Bản ghi chép hàng ngày
Nếu bạn từng là nạn nhân trong mối quan hệ lạm dụng với kẻ độc hại, bạn đang bước đi trên hành trình chữa lành và hồi phục, một số gợi ý trong bản ý chép hàng ngày có thể giúp đỡ bạn:
- Nếu sự lạm dụng xảy ra trong mối quan hệ ( tình yêu đôi lứa, bạn bè, đồng nghiệp, bố mẹ), điều gì là đau khổ nhất mà bạn phải trải qua?
- Nếu sự lạm dụng xảy ra trong mối quan hệ ( tình yêu đôi lứa, bạn bè, đồng nghiệp, bố mẹ), kỷ niệm tồi tệ nhất trong mối quan hệ đó là gì?
- Lúc nào bạn biết minh đang vướng phải một người độc hại trong mối quan hệ? Hoàn cảnh cụ thể là gì?
- Điều gì khiến bạn tiếp tục duy trì mối quan hệ độc hại, khi phát hiện ra vấn đề?
- Ba phẩm chất bạn có hoặc đã có, mà thu hút những người ái kỷ, người chống đối xã hội, người thái nhân cách?
- Viết cụ thể những vấn đề mà kẻ lạm dụng tâm lý bắt đầu hủy hoại sự tự tin của bạn
- Những dấu hiệu cờ đỏ trong mối quan hệ mỗi khi bạn nhận ra vấn đề là gì?
- Bạn có bảng danh sách về ranh giới thiếp lập với kẻ lạm dung? Nếu khó khăn trong việc thiết lập ranh giới? Khó khăn đó là gì?
- Hãy viết về tình trạng sức khỏe ảnh hưởng mà bạn phải chịu đựng khi trải qua những mối quan hệ bị lạm dụng?
- Phần nào là khó khăn nhất trong giai đoạn phục hồi của bạn?
- Phần nào là tốt đẹp nhất trên hành trình chữa lành của bạn?
- Nếu bạn có thể đưa ra lời khuyên với một người sống sót còn bỡ ngỡ với quá trình phục hồi thì đó sẽ là gì?
- Phần thường bạn có thể trao cho bản thân khi đạt được sự trưởng thành cá nhân to lớn như thế nào?
Hãy nhớ rằng, quá trình nhận diện vượt qua lạm dụng tâm lý sẽ luôn cần nhiều thời gian để hồi phục và chữa lành.
Bạn và người bạn yêu mến có thể bị lạm dụng một cách liên tục, âm thầm, và có hệ thống bởi những kẻ lạm dụng.
Hãy nhớ trên hành trình, bạn cần cố gắng trang bị cho mình những hiểu biết kiến thức về những dấu hiệu của những kẻ lạm dụng, cả những thuật ngữ liên quan đến vấn đề lạm dụng tâm lý như Gaslighting, Flying monkeys, chiến dịch bội nhọ..
Trên tất cả, hãy tha thứ cho bản thân vì đã không chú ý đến sự lạm dụng. Hãy học cách vượt qua sự lạm dụng, bước về phía trước, trưởng thành và sống một cuộc đời tốt đẹp hơn bạn nhé. Luôn nhớ bạn xứng đáng có một cuộc đời tốt đẹp.
Sách
/sach
Bài viết nổi bật khác
- Hot nhất
- Mới nhất