Hình ảnh sách
Hình ảnh sách
Động lực nội tại - cuốn sách chia sẻ những phương pháp, công cụ hữu ích giúp bạn học cách yêu thích công việc, vượt qua thử thách, gặt hái được thành công được viết bởi tác giả Stefan Falk - Nguyên cố vấn quản trị tại McKinsey & Company.
Nếu bạn đang tìm kiếm một cuốn sách chia sẻ, xoa dịu những áp lực căng thẳng nơi làm việc. Động lực nội tại có thể làm bạn thất vọng, cảm thấy bị tổn thương bởi sự bác bỏ khá thẳng thắn từ tác giả, khi cho rằng đó chỉ là những lời bào chữa của một cá nhân chưa làm chủ tâm trí, chưa trang bị đủ kỹ năng để đương đầu với những thử thách trong công việc cũng như chưa tối ưu hóa năng lực của bản thân.
Tác giả không phủ nhận những yếu tố độc hại ở môi trường làm việc, những nhiệm vụ khó khăn, phiền toái liên quan đến công việc, tuy nhiên ông quả quyết đó không nên là lý do khiến bạn ghét công việc.
“Đúng là có những công sếp tồi, môi trường làm việc không công bằng và độc hại.. Nhưng và đây là một chữ nhưng quan trọng, hầu hết đó không phải đó không phải lý do bạn ghét công việc, mà là lý do bạn ghét nơi làm việc. Tôi xin nói với bạn rằng trừ khi bạn đang làm việc trong một môi trường làm việc vô cùng tồi tệ, trong trường hợp đó bạn nên rời đi, nếu không những lời bào chữa chỉ là trở ngại do chính bạn tạo ra.
“ Lời bào chữa phổ biến nhất tôi được nghe là họ có quá nhiều việc phải làm, quá căng thẳng và cần giảm tải khối lượng công việc. Đây là một lầm tưởng. Tôi chưa gặp một ai có nhiều việc phải làm. Lý do thực sự khiến họ nghĩ có quá nhiều việc phải làm là do chưa suy nghĩ thấu đáo về cách thực hiện sao cho thông minh và hiệu quả. Hầu hết mọi người không thể mô tả quá trình thực hiện hàng ngày, bởi họ thực hiện chúng một cách tự động, không suy nghĩ về cách thức cũng như không xem xét liệu mình có đang làm việc theo thói quen hiệu quả hoặc đã lỗi thời hay không.” 

Vì sao hầu hết mọi người lại khó yêu thích và tận hưởng những khía cạnh trong công việc nhiều như vậy?

Ngoài những lý do liệt kê như người lao động chịu sự chi phối của ông sếp tồi, đồng nghiệp xấu, áp lực làm việc lớn, theo tác giả lý do khiến nhiều người không thể tận hưởng là bởi họ đã đánh mất đi sự tò mò, niềm say mê, cũng như khả năng đạt được những mục tiêu dài lâu đòi hỏi sự nỗ lực. 
Theo bản năng, con người có khuynh hướng yêu thích những điều thuận lợi, dễ dàng, niềm vui ngắn hạn không cần phải đặt nhiều nỗ lực. 
Trong khi đó, công việc luôn đòi hỏi sự tập trung cao độ, yêu cầu có mục tiêu cụ thể, đòi hỏi sự kỷ luật, nỗ lực không ngừng, điều này thường mang lại cảm giác cực kỳ khó chịu. 
Do chưa có đủ kỹ năng, chưa có phương pháp làm việc thông minh, tối ưu, chúng ta dễ dẫn đến tình trạng mệt mỏi và không hài lòng với công việc.

Tại sao yêu thích công việc lại quan trọng? 

Khi bạn thích làm một điều gì đó, bạn sẽ muốn làm nó thật nhiều. Càng làm nhiều, bạn sẽ càng giỏi hơn, việc này tiếp tục truyền thêm “lửa” cho bạn. Khi bạn có nhiệt huyết, khi làm tốt trong công việc, điều này sẽ giúp bạn phát triển về mặt cá nhân và nghề nghiệp, bạn có được thành công, những giá trị tiền bạc bạn nhận lại từ công việc từ đó cuộc đời trở nên ý nghĩa và đáng sống hơn.
Bên cạnh đó công việc luôn mang đến vô vàn cơ hội khiến cho bạn hăng say và vui thích. Vì nó luôn có nhiều mức độ phong phú,đa dạng.
“Bất kể bạn làm gì để kiếm sống thì nó đều đem lại vô vàn cơ hội sáng tạo và thử nghiệm, học hỏi những điều mới, tìm kiếm những trải nghiệm mới, hiểu sâu về mối quan hệ với những người xung quanh, cũng như học cách giải quyết đủ loại vấn đề khác nhau.”
Nỗ lực và đam mê với công việc mang lại nhiều lợi ích cho chúng ta hơn là căm ghét. Vì vậy, việc học cách yêu thích công việc là điều quan trọng đối với tất cả chúng ta.

Vậy làm thế nào để yêu thích công việc?

Một phương pháp tiếp cận được tác giả giới thiệu trong cuốn sách là phương pháp FEO -  đề cập việc chúng ta rèn luyện não bộ tập trung về kết quả của từng nhiệm vụ khiến bản thân hào hứng, điều này có nghĩa trước khi làm điều gì đó hãy hình dung về kết quả bạn muốn có được.
Ví dụ lên ý tưởng cho dự án mới, bạn muốn nhận được sự khen ngợi của sếp, rằng đây ý tưởng sáng tạo có giá trị, bạn muốn nhìn thấy đồng nghiệp bất ngờ trước sự đột phá của bản thân, thì bạn cần hình dung trong đầu trước hình ảnh kết quả bạn muốn đạt được trước, sau đó bắt tay vào làm việc.
Việc hình dung nghĩ về kết quả hào hứng tích cực sẽ giúp bạn có động lực chuẩn bị tốt lên kế hoạch cho dự án, khi chuẩn bị tốt khả năng thành công mục tiêu nhiệm vụ bạn càng cao.
Nguồn ảnh: Pinterest
Nguồn ảnh: Pinterest
Những điều này hoàn toàn khác việc kiểm soát, kỳ vọng quá mức với kết quả bạn tạo ra, hào hứng chuẩn bị tốt nhưng sẵn sàng tách mình ra khỏi kết quả cuối cùng tận hưởng quá trình làm công việc mới chính là mục tiêu FEO hướng đến.
Hào hứng công việc cũng có nghĩa là bạn đi tìm câu trả lời cho câu hỏi làm thế nào để những hoạt động công việc bạn đang làm chúng trở nên đáng yêu hơn, hãy luôn suy nghĩ cách thức giúp cho bạn làm mọi thứ thú vị khác đi, tập loại bỏ cụm từ nhàm chán ra khỏi công việc cuộc sống của bạn.
Điều thứ hai bạn cần biết rằng, bất cứ công việc nào cũng có căng thẳng áp lực và mệt mỏi, ngay cả khi bạn làm công việc bạn luôn mơ ước. Vì vậy chủ động tận dụng sự phức tạp, đa dạng công việc học cách quản lý căng thẳng lo âu trong quá trình là điều cần thiết.
Mọi thứ sẽ là một quy trình, bạn cần tiến hành thử nghiệm cho đến khi thông thạo đối với cả sự phức tạp đa dạng công việc nhằm đạt được hiệu suất, chất lượng trong công việc.
Tất nhiên nỗ lực kể trên hoàn toàn không dễ dàng, nó đòi hỏi bạn phải bắt đầu suy nghĩ có chủ đích, tiến hành thử nghiệm các phương pháp để hoàn thành tốt trong công việc. Nhưng nếu bạn có thể cam kết thực hiện, dần dần mọi thứ sẽ trở nên dễ dàng.
Để học cách yêu thích công việc, bạn cần có phương pháp,công cụ hữu ích. Các phương pháp, công cụ bạn có thể áp dụng:

Đưa toàn bộ cuộc sống của bạn lên lịch

Bạn cần có một bảng lịch, nơi bạn sẽ ghi ra mọi nhiệm vụ sự kiện liên quan đến cần làm về mọi mặt như công việc, đời sống cá nhân, ý tưởng, mong muốn mà bạn biết và cần thực hiện. 
Việc ghi lại nhiệm vụ lịch trình sẽ giúp bạn có cái nhìn bao quát về điều bạn cần làm, giúp bạn học được cách sử dụng thời gian thông minh, giữ được quyền kiểm soát cho riêng mình.
Mỗi lần nhớ ra hay có thêm ý tưởng hãy điền mở lịch và điền vào, việc ghi ra toàn bộ sẽ giúp đầu óc bạn không cần luôn chăm chăm ghi nhớ.
Mình sử dụng Notione và phân chia nhiệm vụ lớn, nhỏ theo tuần
Mình sử dụng Notione và phân chia nhiệm vụ lớn, nhỏ theo tuần
Tất yếu trong cuộc sống, vẫn sẽ có những chuyện trái như ý, những điều tồi tệ khiến cho cho bạn không thể duy trì năng suất và bị cảm xúc chi phối, vì vậy hãy có cho mình cột ghi ngày giải phóng cảm xúc mình, điều này giúp thư giãn và có thể sắp xếp lại cảm xúc và công việc

Đặt kỳ vọng làm việc mỗi ngày

Cách để tái cấu trúc não bộ là chủ động quản lý những kỳ vọng đối với ngày làm việc của bạn.
Hầu hết con người đều làm việc theo quán tính, chúng ta thức dậy, đến công ty, làm mọi việc theo những cách giống nhau, điều này vô hình tạo nên thói quen tự động, chúng ta cảm thấy công việc buồn tẻ và nhàm chán, đặt kỳ vọng theo tác giả chính là chủ động đặt ra mong muốn về ngày làm việc của mình. 
Ví dụ như bạn có đặt kỳ vọng rằng hôm nay bạn sẽ ghi lại những phản hồi tích cực của đồng nghiệp về ý tưởng dự án mới, những nhiệm vụ bản thân bạn đã hoàn thành tốt hơn mong được. 
Viết vào nhật ký hoặc chia sẻ mỗi sau mỗi ngày, chính điều trở thành động lực khiến chúng ta tập trung điều tích cực và nhận biết điều thú vị khi nói đến trong cuộc sống.

Theo đuổi chủ đề giúp bạn phấn khích

Đó có thể là tìm hiểu điều mới về đồng nghiệp, đó cũng có mục tiêu nhỏ khi bạn mong muốn tập trung mặt tích cực nơi làm việc hoặc viết những suy nghĩ tiêu cực suy ngẫm về ngày làm việc

Nắm vững nghệ thuật từng bước nhỏ

- Đừng chần chừ, hãy bắt đầu ngày thời điểm bạn đang có. Hãy quên đi logic phải bắt đầu như thế nào mới đúng, hãy cứ bắt đầu thôi, bắt đầu với những thứ nảy ra ngay trong đầu bạn. Vì nếu bạn chần chừ, hãy tiếp tục suy nghĩ quá khứ nó sẽ khiến rơi vào trường tiến thoái lưỡng nan, không làm bất cứ điều gì.
- Ăn mừng khoảng thời gian bỏ ra kết quả chứ không phải kết quả. Việc ăn mừng não bộ cảm giác thành tựu, nó sẽ tiết ra dopamin để chứng phấn khỏi muốn nỗ lực nhiều hơn. Lý do ăn mừng khoảng thời gian bỏ ra vì nó giúp bạn có động lực để tiếp tục làm việc, nếu chỉ mong chờ kết quả, khi kết quả không như mong muốn, có thể bạn sẽ mãi bị kẹt lại với nỗi buồn.
- Tăng thời gian bỏ ra cho hoạt động bạn đang làm: Đôi khi bạn đặt mục tiêu làm việc gì đó trong thời gian 20 phút, những 20 phút chưa thể hoàn thành, vậy thì hãy cho mình thêm khoảng thời gian 1 - 2 giờ  để hoàn thành xong nhiệm vụ, nhớ là bất kể khi nào não bộ cảm nhận sự tiến bộ, chúng ta muốn tiếp cận công việc này thêm nữa

Mỗi ngày hãy đặt ra một mục tiêu quan trọng và giải quyết triệt để

Luôn luôn có quá nhiều việc để làm, điều này sẽ khiến chúng ta trở nên choáng ngợp, tiêu cực, dẫn đến thất vọng, nếu không thể giải quyết mục tiêu do bản thân đề ra.
Vì vậy phương pháp tối ưu là mỗi ngày đặt ra một mục tiêu quan trọng, giải quyết triệt để, đồng thời giải quyết công việc nhỏ khắc khiến phấn khích, tạo cảm giác thành tựu về bản thân mình.

Đặt những mục tiêu “căng” theo tuần hoặc tháng để phát triển kỹ năng và sự hiệu quả.

Mục tiêu căng có thể những mục tiêu buộc bạn rút ngắn thời gian mình xuống để làm việc, mục tiêu căng cũng có thể bạn rèn luyện tâm trí mình làm nhiều việc hơn ban đầu, điều này giúp não bộ học cách vượt ra khỏi vùng an toàn, thách thức vùng tiềm năng trong bạn.

Tạo quỹ thời gian và theo dõi mỗi ngày

Một bản kế hoạch chi tiết các công việc cần làm sẽ giúp bạn nắm rõ công việc cần thực hiện và quản lý tốt bản thân.
Hãy xác định tổng số giờ làm việc mỗi tuần, bao gồm cả thời gian để suy nghĩ về công việc, thời gian bạn muốn làm việc khác, chẳng hạn như sở thích, gia đình, bạn bè, bạn có thể tham bảng dưới đây:
Sau mỗi tuần, bạn có đánh giá lại bằng những câu hỏi như sau:
- Mình có tuân thủ đúng quỹ thời gian đề ra?
- Nếu không thì sao?
- Cách cải thiện những lỗ hổng, những kiến thức bạn có tận dụng trong tương lai?

Trong công việc, đừng là nạn nhân, hãy trở thành thám tử

Đây là một ý tưởng mới mẻ, rất đáng để suy ngẫm.
Tư duy nạn nhân chính là một trong loại tư duy mặc định của con người. 
Tư duy nạn nhân có thể khiến cho ai đó dễ nhận được sự đồng cảm của mọi người xung quanh. Ai trong chúng ta cũng có thể từng mang theo tư duy, mình là nạn nhân của các vấn đề trong cuộc sống.
Nhưng với lối tư duy nạn nhân chỉ khiến cho vấn đề mãi không được giải quyết, khiến cho bạn trở nên bất lực, thụ động.
Thật dễ để cảm thấy mình là nạn nhân của hoàn cảnh, của hành động cũng như yêu cầu người khác mà bản thân không cần làm gì cả. Vì vậy nếu từng mang theo tư duy hãy mau chóng từ bỏ lối suy nghĩ tư duy này, chọn rèn luyện tư duy thám tử.
Tư duy thám tử là trước mọi vấn đề sự kiện xảy đến, dù là thành công hay thất bại hãy mau chóng thoát khỏi sự chế ngự cảm xúc, tập phân tích tình huống để có cái nhìn lý trí và cân bằng.
Một số câu hỏi bạn có hỏi bản thân: Có phải mình đã thiếu sự chuẩn bị? Có phải kế hoạch của mình có nhiều lỗ hổng và không thấu đáo? Có phải quá trình thực thi của mình còn thiếu nỗ lực và niềm tin? Mình cần làm gì khác đi vào lần sau.
Tư duy thám tử cũng rất quan trọng khi bạn đối diện với những thách bất khả thi, điều này bạn nhớ rằng bất cứ điều gì cũng cách giải quyết và thận trọng lùi lại xem xét các vấn đề tìm cách giải quyết, đây là lối tư duy giúp bạn tách bản thân ra khỏi căng thẳng trong quá trình giải quyết công việc.

Hoàn thành mục tiêu và cam kết công việc đề ra: 

Một bí mật đơn giản vô cùng quan trọng của những người thành công là họ luôn cảm kết hoàn thành đúng thời hạn. 
Việc làm đúng thời gian không chỉ giúp họ được lợi ích từ công việc, mà còn trở thành người đáng tin cậy hơn.
Nhưng điều này thường bị mọi người làm sai, chẳng hạn như đến buổi họp muộn hoặc không hoàn thành deadline đã đặt ra. Những lỗi nhỏ này thường bị xem nhẹ, nhưng thật sự chúng rất quan trọng. 
Cam kết hoàn thành đúng thời hạn không chỉ mang lại hiệu suất cao trong công việc, mà còn giúp chúng ta xây dựng lòng tin trong mắt người khác.

Áp dụng các phương pháp tư duy để giải quyết vấn đề nơi làm việc

Trong quá trình, gặp phải khó khăn là điều không tránh khỏi, sử dụng những phương pháp tư duy, đặt ra những câu hỏi để tìm ra cách giải quyết là một điều quan trọng bạn cần thực hiện.
5 câu hỏi bạn có thể sử dụng khi làm việc một mình, hay làm việc cùng đồng nghiệp:
1. Tôi đang cố gắng giải quyết vấn đề gì? 
2. Vấn đề lớn đến mức nào? Tần suất xảy ra của nó là bao nhiêu, nó gây ra hậu quả tiêu cực như thế nào? Những dữ liệu khách quan nào chứng minh được điều đó?
3. Nguyên nhân gốc rễ của vấn đề đó là gì?
4. Có phương pháp thay thế không?
5. Giải pháp tốt nhất bạn có là gì?
Trước mỗi câu hỏi, hãy cố gắng tìm ra lời giải đáp.

Không tham gia vào các cuộc nói chuyện tiêu cực nơi làm việc

Tham gia vào các cuộc nói chuyện tiêu cực trong môi trường làm việc sẽ khiến bạn gặp rắc rối phát sinh. Nó cũng làm bạn mất tập trung trong quá trình làm việc và tạo cảm giác tự ti vì bạn biết rằng phàn nàn, nói xấu sau lưng người khác là không đúng, dù điều đó có phản ánh sự thật.
Vậy nên nếu có ai đó kéo bạn cuộc nói xấu đồng nghiệp hãy từ chối tham gia, đồng thời không nên chia sẻ mâu thuẫn xung đột giữa bạn và một người đồng nghiệp với một người khác, trừ khi là bạn quyết định nói chuyện thẳng thắn với người bạn có mâu thuẫn.

Trân trọng những người khó tính trong công việc

Theo tác giả thì mỗi khi gặp những người khó tính trong công việc, đừng né tránh họ, thay vào trân trọng. Trân trọng những người này bởi chính họ đang giúp bạn bồi đắp khả năng thích nghi, suy nghĩ về cách ứng phó tài tình. Những người khó tính cũng có thể giúp cho bạn kích hoạt tư duy thám tử, một trong những cách thức quan trọng giúp bạn xây dựng sức mạnh nội tại trong công việc.

Cam kết viết nhật ký hàng ngày

Việc viết nhật ký hàng ngày là một trong những cách điều tiết cảm xúc, xoa dịu căng thẳng, lo lắng một cách hiệu quả. 
Viết cũng giúp chúng ta sắp xếp lại các ý tưởng, suy nghĩ, giúp bạn suy ngẫm về những trải nghiệm trong ngày, tuần, tháng của bạn thân.
Các nghiên cứu đã chỉ ra rằng những người thường dành thời gian suy ngẫm về cách mình hoàn thành một nhiệm vụ hoặc giải quyết một vấn đề sẽ tốt hơn rất nhiều so những người không suy ngẫm khi thực hiện nhiệm vụ hay giải quyết vấn đề.
Hình ảnh: Pinterest
Hình ảnh: Pinterest
Nhưng bạn phải cam kết với việc viết nhật ký, lên lịch hàng ngày cho việc viết nhật ký, bất kể bạn có căng thẳng eo hẹp thời gian. Cam kết lâu dài viết lâu dài bạn mới cảm nhận tính hiệu quả phương pháp viết nhật ký.
Thực tế, có nhiều khách hàng của tác giả Stefan Falk khi cam kết thực hành viết nhật ký đã giảm được 15 đến 20 phần trăm thời gian làm việc và thúc đẩy hiệu suất làm việc.
Vậy bạn nên tập trung vào điều gì khi viết nhật ký?
Câu trả lời là bất cứ thứ gì quan trọng với bạn, có thể là những suy nghĩ của bạn, những điều bạn cảm thấy biết ơn, cảm xúc mạnh mẽ nhất trong ngày, những sai lầm của bạn, hay một cảm xúc với ai đó. Hãy thành thật viết tất cả suy nghĩ của bạn ra trên giấy.

Ghé thăm “Vùng Xanh” mỗi ngày

Vùng Xanh chính khoảng thời gian bạn dành cho các hoạt động thể chất rèn luyện sức khỏe. Việc tham gia vào các hoạt động thể chất thường xuyên sẽ đem lại nhiều lợi ích, như giảm bớt sự lo lắng, căng thẳng, giảm huyết áp và cholesterol xấu, cải thiện khả năng lưu thông máu lên não.
Một nghiên cứu cho thấy những người chưa dành đến hai tiếng rưỡi mỗi tuần cho hoạt động thể chất vừa phải có tỷ lệ mắc các vấn đề về sức khỏe nghiệm trông cao hơn với những tham gia thực hiện, ví dụ như tỷ lệ tử vong cao hơn 41%, bệnh động mạch vòng tăng 43%, ung thư đại tràng tăng 85%
Nghiên cứu của tổ chức Y tế thế giới với 200.000 người cho thấy không thể dục còn có hại hơn việc hút thuốc lá..
Vì vậy mỗi ngày cần lên lịch tham gia hoạt động thể chất để cải thiện sức khỏe, một trong yếu tố quan trọng để duy trì công việc dài lâu.

Có chiến lược riêng để ứng phó với việc cảm thấy không chắc chắn

Trong cuộc sống hiện tại, chúng ta liên tục phải đối mặt với sự không chắc chắn, không biết trước điều gì sẽ xảy ra. Não bộ chúng ta được thiết kế xem những không chắc chắn như một mối nguy hiểm, đe dọa sự an toàn. Những lúc như vậy, nó sẽ kích hoạt trạng thái căng thẳng hoạt động quá sức trong tâm trí con người.
Vì vậy cần có chiến lược đối phó với sự không chắc chắn trong cuộc sống, một số gợi ý sau đây bạn có áp dụng:
Viết ra những điều không chắc chắn, mô tả về chúng dù đó là nghề nghiệp hay vấn đề cá nhân
Lập kế hoạch đơn giản về những điều bạn cần làm để cải thiện những điều bạn không chắc chắn.
Bắt đầu làm việc nho nhỏ dựa trên kế hoạch đề ra.

Chủ động quản lý âu lo

Thiền định hàng ngày là một trong những cách hiệu quả để giảm bớt âu lo trong cuộc sống. Bên cạnh đó, bạn cũng cần có cho mình một số công cụ để chủ động quản lý căng thẳng trong cuộc sống.
Cách giúp bạn chủ động quản lý lo âu:
Hãy dành thời gian quan sát lịch trình và dự đoán xem, những sự kiện, công việc, cuộc hẹn nào sẽ khiến cho bạn cảm thấy lo âu.
Từ đó hãy đề ra những phương pháp hiệu quả nào bạn có thể giúp cho những sự kiện ấy trở nên thuận lợi hơn
Ví dụ như bạn ngày mai bạn có một buổi thuyết trình trước công ty, bạn vốn không giỏi nói trước đám đông, dù là những người đồng nghiệp thân quen trong công ty, sự kiện này khiến bạn lo lắng.
Bạn có thể viết ra: Buổi thuyết trình ngày mai khiến tôi lo lắng. Sau khi viết ra những giải pháp giúp bạn chuẩn bị buổi thuyết trình tốt hơn. Ví dụ viết ra ý chính vào một tờ giấy cầm trong tay để lúc nào quên có nhìn vào đó. Hai là bạn đọc đi đọc lại nhiều lần để có thể nhớ rõ ràng sẽ hạn chế việc quên bài.
Trên đây, là những gợi ý mình cảm thấy giá trị trong cuốn sách động lực nội tại, một cuốn sách đưa ra rất nhiều công cụ phương pháp giúp một người xây dựng chiến lược làm việc hiệu quả.
Đúng như thông điệp mà tác giả mong muốn truyền tải. Một người có thể yêu thích và tận hưởng công việc khi anh ta có thể tăng cường khả năng, sự ảnh hưởng mình trong việc chủ động tạo niềm vui, chủ động tìm kiếm sự thú vị, đồng thời tăng cường khả năng ứng phó đói căng thẳng, áp lực, rủi ro. 
Còn rất nhiều chia sẻ cụ thể chi tiết về các phương pháp và công cụ để giúp bạn có thể học được cách làm việc hiệu quả hơn, cuốn sách sẽ cần bạn dành thời gian nghiền ngẫm và thực hiện phương pháp chiến lược do tác giả đề xuất. 

Ba gợi ý của tác giả mình thích và áp dụng trong công việc hiện tại:

- Đưa toàn bộ cuộc sống bạn lên lịch: Vốn là người hay quên và luôn cảm thấy áp lực mỗi khi phải nhớ những nhiệm vụ nhỏ nhặt trong ngày. Sau khi đọc nguyên tắc này tác giả, trên trang Notion mình đã lập phần To do list, mỗi lần nhớ ra cần làm gì, mình đều mở lịch và điền nhiệm vụ, điều này giúp não bộ bớt áp lực căng thẳng và liên tục nhớ những gì trong đầu.
Mỗi tháng mình sẽ ghi riêng lịch trên Notion
Mỗi tháng mình sẽ ghi riêng lịch trên Notion
- Chủ động quản lý lo âu: Mình thấy hữu ích khi dành khoảng thời gian để suy xét về lo âu, tìm ra phương án dự phòng, dù không phải lúc nào mình cũng lường trước những biến cố chuyện không hay xảy ra, nhưng chủ động quản lý giúp mình bình tĩnh hơn với các vấn đề xảy đến.
- Mình rất thích ý tưởng trở thành thám tử trong công việc, học cách trân trọng người khó tính trong công việc. Dù mình chưa hoàn toàn làm được, nhưng đây là ý tưởng thú vị mình định hướng bản thân học, áp dụng.

Một vài đánh giá về cuốn sách

Thật ra lúc ban đầu đọc cuốn sách, mình không đồng tình với quan điểm, cách tiếp cận có phần hơi “độc tài” của tác giả.
Vì bản thân mình cũng từng làm việc trong môi trường độc hại, từng bị quỵt lương, liên tục stress vì áp lực công việc, vậy nên mình cảm thấy không có gì sai khi phàn nàn trong những tình huống căng thẳng như vậy.
Nhưng không thể phủ nhận, những giá trị từ phương pháp mà tác giả cung cấp trong cuốn sách.
Nhìn chung bất cứ ai khi trưởng thành, đều cần một công việc để kiếm tiền, duy trì cuộc sống.
Vì vậy nếu có thể học được cách yêu thích công việc, nâng cao năng lực, nỗ lực vượt qua áp lực, thách thức trong công việc, tạo ra nhiều giá trị, có thêm thu nhập, điều đó sẽ tốt hơn cho chúng ta thay vì luôn sống trong cảm giác chán ghét công việc, mỗi ngày đi làm trở thành một cơn ác mộng.
Bạn không cần đồng ý hoàn toàn với quan điểm của tác giả, chỉ cần tập trung vào những thông tin, kiến thức hữu ích, có giá trị đối với bạn.
Với tư cách là một người mong muốn học cách yêu thích công việc, phát triển kỹ năng làm việc. Mình đánh giá cao những phương pháp mà tác giả đề xuất.
Hiện tại mình cũng đang đọc lại cuốn sách để hiểu sâu hơn các phương pháp, học cách thay đổi tư duy, có thêm kỹ năng đối phó với áp lực, căng thẳng.
Cá nhân mình nghĩ, cuốn sách này phù hợp cho bạn chọn dũng cảm đối diện cảm xúc khó chịu, mong muốn tìm kiếm các phương thức làm việc tối ưu, thực hành có kỷ luật để thay đổi và phát triển.
Cuốn sách cũng hữu ích cho các nhà lãnh đạo, giúp họ dẫn dắt công ty đạt được thành công.
Một cuốn sách giá trị để học hỏi và thực hành.