Tôi tiết kiệm được 200 triệu thế nào
Quản lý tài chính cá nhân là một kỹ năng sống quan trọng được nhiều chuyên gia và tổ chức quốc tế khuyến nghị nên được phổ cập từ khi còn trên ghế nhà trường.
Quản lý tài chính cá nhân là một kỹ năng sống quan trọng được nhiều chuyên gia và tổ chức quốc tế khuyến nghị nên được phổ cập từ khi còn trên ghế nhà trường.
Tuy nhiên, tại Việt Nam nhiều người trong chúng ta vẫn còn mơ hồ về kỹ năng này, do chưa được giảng dạy đúng mức, đúng cách. Hậu quả là có không ít gia đình thường xuyên rơi vào tình trạng thiếu hụt tiền bạc mỗi cuối tháng và phải vay mượn để bù đắp chi tiêu. Tệ hơn, khi căng thẳng về tài chính, các thành viên trong gia đình cũng trở nên khó chịu hơn, dễ gắt gỏng, làm ảnh hưởng đến các mối quan hệ trong cuộc sống như vợ chồng, con cái v.v.
Trong khi đó, chỉ cần có chút hiểu biết và kỹ năng về quản lý tài chính, cuộc sống của bạn sẽ khác đi với rất nhiều lợi ích, mà trước hết là bạn sẽ tích luỹ được nhiều hơn. Một khi an tâm về tài chính, tinh thần của bạn cũng sẽ thoải mái, phấn chấn hơn. Đặc biệt, nguồn vốn dư dả sẽ mở ra cho bạn nhiều cơ hội phát triển và lựa chọn cuộc sống như theo đuổi học vấn cao hơn, hay đầu tư sinh lợi v.v.
Rõ ràng, lợi ích của việc biết quản lý tài chính cá nhân là không thể chối bỏ. Nhưng bạn có thể làm gì để có được kỹ năng đó? Các bước đơn giản sau sẽ giúp bạn có một số kiến thức cơ bản về cách lập ngân sách và cải thiện tình hình tài chính của bản thân.
1. Rà soát chi tiêu
Đây là bước quan trọng trong quản lý tài chính cá nhân, bởi lẽ nếu bạn không biết mình đã chi tiêu cho những gì thì bạn sẽ không thể quản lý nổi đồng tiền của mình đang đi về đâu. Và kết cục thường là bạn sẽ nhanh chóng tiêu hết số tiền mình có vào những việc không quan trọng, hoặc kém quan trọng.
Để làm được điều này, bạn hãy ghi nhận lại các khoản thu chi của mình trong vài tháng liên tục. Có thể ghi nhận bằng tay với sổ và bút, hoặc tận dụng các công cụ như Excel, phần mềm trên mạng hay điện thoại, miễn là bạn thấy tốt và phù hợp cho mình.
2. Lập mục tiêu tài chính
Sau khi đã rà soát chi tiêu, bạn hãy xác định xem bạn muốn dùng tiền vào những việc gì, trong ngắn hạn, trung hạn và dài hạn. Ví dụ, trong ngắn hạn, bạn dự định dành dụm tiền trong một năm tới để đi du lịch cùng gia đình. Trong khi đó, mục tiêu trung hạn là tích lũy tiền trong 4-5 năm tới để thanh toán tiền cọc mua nhà. Mục tiêu dài hạn có thể là nghỉ hưu vào năm 55 tuổi và thăm thú những đất nước bạn luôn ao ước được bước chân đến.
Hãy nhớ rằng mục tiêu có thể là bất cứ điều gì bạn ước muốn. Điều quan trọng là bạn đặt ra và bàn bạc với người thân, nếu đó là mục tiêu chung của gia đình.
Mục tiêu tài chính giúp bạn có động lực để dành dụm, tích lũy và kiểm soát chi tiêu. Và việc lập ra mục tiêu rõ ràng cũng chính là bước khởi đầu cần thiết trong quá trình bạn biến ước mơ thành hiện thực.
3. Xác định lộ trình để đạt được mục tiêu
Sau hai bước trên, giờ đây bạn có thể bắt tay vào sắp xếp chi tiêu hiện tại của mình sao cho cân bằng với các mục tiêu tương lai. Một quy tắc đơn giản mà bạn có thể áp dụng là 50/30/20. Trong đó:
50% thu nhập dành cho các chi phí sinh hoạt cần thiết như nhà ở, thực phẩm, đi lại.30% chi cho các chi phí linh hoạt như giải trí, hiếu hỉ … mà bạn có thể cắt giảm, nếu cần.20% sẽ dành để trả nợ cũng như tiết kiệm cho các mục tiêu. Bạn có thể chia phần dành dụm này thành nhiều khoản ứng với từng mục tiêu để dễ theo dõi.
Kỹ năng
/ky-nang
Bài viết nổi bật khác
- Hot nhất
- Mới nhất