Tôi đi tàu Hải Phòng - Hà Nội
Vé tàu mình mua ở ga Hải Phòng (Chụp vội ngay khi vừa mua vé) Bài viết này là những suy nghĩ rời rạc của mình ghi lại ngay trên...
Bài viết này là những suy nghĩ rời rạc của mình ghi lại ngay trên lúc đi tàu Hải Phòng - Hà Nội vào sáng ngày thứ sáu đầu tiên của tháng 8 và khi mình viết lại bài này trên Spiderum.
5 giờ sáng. Tiếng chuông báo thức vang lên.
"Đã 5 giờ sáng rồi à?". Tôi uể oải dậy và mới chợt nhớ ra rằng mình hôm nay "được" đi du lịch lên Hà Nội (nói vậy là bởi tôi lên đó có đôi ba công chuyện, nhưng mà vì tôi cũng nhân dịp này ngắm nhìn Hà Nội nên cứ gọi là 'được' đi du lịch thôi).
Tôi là người con đất Cảng. Và tôi rất yêu mến vùng đất Hà thành. Dù thi thoảng tôi nghe thấy đôi ba tin kiểu đường Hà Nội quá tải, đông đúc tới tậm tám rưỡi tối hay lúc nào mưa ngập là tắt đường Hà thành tội tệ hơn ngày thường hoặc thậm chí là dù có lần được 'nếm mùi' tắt đường xứ Hà thành tầm 6 rưỡi sáng khi đi qua tuyến đường sắt Cát Linh - Hà Đông hai năm trước (khi ấy còn thi công dở dang) rồi tự nhủ "May mà mình không ở Hà Nội". Ấy thế mà tất cả vẫn không tài nào ngăn cản tình yêu Hà thành của một thằng con Hải Phòng 18 tuổi này.
Tôi đến ga Hải Phòng khi đồng hồ điểm 6 giờ kém.
Và còn kịp để mua cho mình tấm vé khi 6 giờ 10 tàu mới lăn bánh - nhân tiện, đó là chuyến tàu sớm nhất của Ga Hải Phòng đi Hà Nội.
Và còn kịp để mua cho mình tấm vé khi 6 giờ 10 tàu mới lăn bánh - nhân tiện, đó là chuyến tàu sớm nhất của Ga Hải Phòng đi Hà Nội.
Đôi điều tôi ngẫm về ga lớn nhất thành phố
Tôi bước vào ga Hải Phòng. Nhìn lại ga thấy nó chẳng mấy đổi thay gì nếu tôi so với cái hình ảnh nhà ga trong tâm trí mờ nhạt về ga Hải Phòng của một thằng bé mới có 5-6 tuổi cách đây gần chục năm. Vẫn là tay phải bán đồ ăn thức uống tạm cho ai phải tới ga mà chưa kịp nhét gì vào ổ bụng trống rỗng và tay phải là quầy bán ga. Ở giữa là hàng ghế hành khách chờ lên tàu và khách hàng chờ mua vé. Nhà xe vẫn ở bên ngoài. Và trước cửa nhà ga là một đài phun nước đã quá cổ khi so với tuổi đời của tôi rồi.
Điều tôi nhớ nhất về ga chính là một cô nhân viên bán vé. Cô ấy niềm nở với khách làm sao. Đi được gần tuần rồi mà tôi vẫn nhớ về nụ cười niềm nở và giọng nói ấm áp của cô.
Tôi chợt nhớ về những người phục vụ thượng đế. Vài ba lần tôi thấy đâu đó xôn xao mấy nhân viên phục vụ có thái độ chẳng hay ho gì với những người khách hàng. Từ vài người phục vụ trong nhà hàng, tới những người trong cơ quan hành chính sự nghiệp thi thoảng phải 'hành' dân và doanh nghiệp bằng vài ba thủ tục rườm rà khiến bộ máy công quyền sao cứ nặng nề (dù Chính phủ quyết tâm Cải cách hành chính từ lâu) rồi chuyện mấy cây xăng ăn theo cây xăng Nhật chỉ dựng biển bìa cát-tông chào khách để 'làm lệ'. Tâm lý 'người ta cần mình chứ mình chẳng cần người ta' ăn sâu vào tâm thức của những người phục vụ bấy lâu rồi chăng?
Chợt nhớ mẹ mình có lần căn dặn: Con nếu cần người ta cái gì thì con phải đến sớm, chứ nếu đến muộn thì người ta đi về mất rồi. Và bản thân cũng có vài ba lần được 'nếm trải' thái độ đáng buồn đó. Phải đứng cả tiếng chỉ để làm vài ba việc chỉ mất chừng nửa thời gian chờ đợi, thậm chí là ngắn hơn.
Giá mà ai cũng như cô nhân viên bán vé tàu ấy. Luôn có mặt khi khách cần - dù có lẽ chả mấy ai đi tàu hỏa và ân cần khi khách hàng có bất cứ câu hỏi gì. Cô ấy chưa chắc đã là người có 'học thức' nhưng cô ấy hơn hẳn họ ở tình cảm đối xử giữa người với người qua những cử chỉ và thái độ với khách như vậy.
Onboard... (Lên tàu...)
Bước ra ga tàu. Cái tàu sắt vẫn thế. Tuổi đời của nó chắc còn lớn hơn thời gian của cả một đời người. Có chăng thay đổi là khoang ghế mềm hiện đại và đẹp hơn nhiều. Hơi tiếc khi vì lý do sức khỏe một thành viên trong đoàn tôi đi, nên tôi không được trải nghiệm cảm giác ngồi trên khoang ghế mềm ra sao.
Bước lên tàu. Tôi thấy hình ảnh nhân viên gác tàu giúp người hành khách cầm hành lý cồng kềnh lên tàu an toàn. Tôi thấy có vẻ ngành đường sắt đang muốn cố gắng xây dựng một hình ảnh thân thiện hơn với hành khách đi tàu. Chuyện đó tôi tâm sự sau vì giờ vẫn còn ngồi nhớ hình ảnh đẹp giữa bình mình đó.
Hơi thiếu sót nếu tôi không kể cho các bạn một người nữa. Khi vừa bước chân tới khu vực tàu sắt, tôi đã được nhân viên soát vé chỉ dẫn luôn ở khoang ghi trên vé nằm ở đâu chứ không cần phải mất công tìm đỏ cả mắt nữa. Đó cũng là minh chứng cho việc xây dựng hình ảnh nhân viên ngành đường sắt thân thiện, ân tình và chu đáo. Hoặc chí ít, đó là cảm nhận của một người đã gần chục năm mới lại đi đường sắt như tôi.
6 giờ 10. Tàu rời ga. Tiếng còi tút tút của một toa tàu nhiều năm tuổi vang lên. Tàu lăn bánh. Đoàn tàu xóc lên xóc xuống. Tôi đặt bút viết những dòng đầu tiên của bản thảo bài viết các bạn đang đọc ngay trên tàu còn thấy hơi khó khăn. Và có tiếng lọc xọc của bánh xe sắt pha với cả tiếng còi tàu. Có thể với người khác sẽ thấy phiền hà khi phải ngồi trên một đoàn tàu như vậy. Nhưng tôi lại không thấy vậy. Nó lại khiến tôi có được một trải nghiệm rất riêng mà chỉ có đoàn tàu sắt cũ kỹ ấy mang lại. Phải chăng do cậu bé này sau gần chục năm mới lại được ngồi trên 'con ngựa sắt' huyền thoại?
Và từ khoang ghế cứng của con ngựa sắt đó, tôi đã được ngắm nhìn bao quát khung cảnh của một Việt Nam đang dần dần thức giấc. Một khung cảnh thật đẹp mà tôi tin rằng không có một loại phương tiện đường bộ nào có thể đem đến một khung cảnh như vậy.
Đó là lúc người người ùn ùn ra đường để kịp đi làm, chở con đến lớp đúng giờ. Một số cung đường không phải đường trọng điểm có khung cảnh yên ả hơn với vài ba xe đạp, xe máy chở hàng. Đó là khung cảnh của những hộ dân 'xóm đường tàu' kịp thức giấc trước tiếng còi tàu. Là khung cảnh của những con sông đường tàu chạy ngang qua, của những tuyến đường dân sinh thay vì có những gác xép lại là những người đứng gác đảm bảo người người đi lại an toàn.
Là khung cảnh những bà cụ nói chuyện rôm rả chuyện đời, chuyện họ và những người họ quen. Đó cũng là cảnh những người người lên người lên tàu, kẻ xuống ga; những người bán hàng rong tranh thủ khi tàu dừng chân để kiếm thêm chút tiền làm kế sinh nhai.
Dừng lại ở ga Hải Dương lâu hơn các ga khác, tôi chợt nhớ tới những người với một cái nghề nghe khá lạ tai - nghề ngửi tàu. Các anh phải dùng mọi giác quan, mà như lời các anh trên sóng truyền hình quốc gia vào buổi sáng đầu tiên của tháng 8: mắt thấy, tai nghe, mũi ngửi, để ra soát từng chi tiết dù là nhỏ nhất ở gầm tàu đảm bảo chuyến tàu lăn bánh an toàn.
Tàu tiếp tục lăn bánh, vẫn xóc và ồn ã như vậy - ồn tới nỗi người đối diện thi thoảng phải ... gào lên khi muốn nói gì đó. Tôi chợt nhớ về những trải nghiệm của người bạn tôi. Chuyện là năm ngoái, bạn tôi được cùng gia đình đi một chuyến du lịch Singapore - Malaysia. Bạn ấy khen ngợi hết lời tuyến tàu điện ngầm của Singapore: hiện đại, tàu sạch đẹp, vé tháng bằng thẻ tiện dụng với hình những nhân vật hoạt hình ngộ nghĩnh và đáng yêu - nhằm khuyến khích trẻ em tham gia giao thông công cộng. Chợt nhìn đoàn tàu mình thì thấy ôi chao là lạc hậu cho dù có vài ba 'nỗ lực đổi mới'. Để tôi kể cho các bạn nghe vài ba trải nghiệm 'phụ'.
Tới ga Cẩm Giàng, tôi thấy nhiều anh chị phục vụ trên đường tàu phải vội vàng lấy chìa mở cửa để khách xuống thay vì cửa tự động mở như nhiều đường tàu hiện đại khác.
Hay chuyện tôi đi 'giải quyết' trên tàu. Thú thực, chẳng là một trải nghiệm thú vị gì khi nhà vệ sinh chẳng khác nào 'bình mới rượu cũ' cả. Có chăng thay đổi là chỗ xả nước làm cảm biến: chỉ cần giơ tay trước cảm biến một chút là nước tự xả. Nhưng cái tôi nhớ nhất là khi 'giải quyết', tàu quá xóc đến nỗi không sao mà 'giải quyết' cho xong được - trời ơi, nhớ lại mà thấy 'thốn'. À, chưa kể cả cửa sổ lấy sáng được đặt ở vị trí sao mà 'có duyên' quá trời.
Đó, tàu sắt Việt Nam mình còn lạc hậu nhiều thứ lắm. Ai cũng ngao ngán khi nói tới đường sắt. "Đầu tàu" giao thông cũng phải thừa nhận đường sắt Việt lạc hậu và xin nhận trách nhiệm. Bác Vượng từ Vingroup thấy thế cũng xin phép được đầu tư để 'vực dậy' ngành đường sắt như họ đã và đang làm với ngành công nghiệp ô tô (VinFast), sản xuất phim hoạt hình (VinTaTa) và điện thoại thông minh (Vsmart).
Bộ trưởng Giao thông nhận 'tham mưu kém về đường sắt'
TPO - Trả lời chất vấn các đại biểu Quốc hội về những yếu kém, lạc hậu, trì trệ của ngành đường sắt, Bộ trưởng Bộ Giao thông Vận tải (GTVT) Nguyễn Văn Thể thừa nhận trách nhiệm về việc tham mưu kém.www.tienphong.vn
TPO - Trả lời chất vấn các đại biểu Quốc hội về những yếu kém, lạc hậu, trì trệ của ngành đường sắt, Bộ trưởng Bộ Giao thông Vận tải (GTVT) Nguyễn Văn Thể thừa nhận trách nhiệm về việc tham mưu kém.www.tienphong.vn
Khi đó, đường sắt Việt Nam sẽ hiện đại hơn biết bao, trải nghiệm sẽ tốt hơn. Điều đó sẽ rất tốt. Nhưng tôi vẫn sẽ nhớ về những tiếng còi tàu, về tiếng bánh xe của con ngựa sắt cũ kỹ ấy. Lòng tôi chợt tự vấn: Phải chăng đôi khi để phát triển người ta phải đánh đổi thứ gì đó?
Và, xin được phép hết phần 'tản mản' dài dòng này.
Chuyện trò - Tâm sự
/chuyen-tro-tam-su
Bài viết nổi bật khác
- Hot nhất
- Mới nhất