Kháng isulin gây béo phì tiểu đường hay béo phì tiểu đường gây kháng isulin?
Bài viết này sẽ giải đáp cho bạn.
Tinh bột là gì?
Tinh bột là poplysacarit carbohydrate chứa hỗn hợp hai loại amylose và amylosepectin. Cả hai đều cùng cấu tạo từ đường đơn glucose nhưng do sự liên kết các đơn phân glu với nhau có sự khác biệt nên chúng có cấu trúc và đặc tính không giống nhau.
Amylose và amylopectin
Amylose và amylopectin
Amylose có dạng mạch thẳng dài không phân nhánh và mạch xoắn lại với nhau tạo lên cấu trúc xoắn ốc .
---->Chính dạng cấu trúc xoắn ốc như lò xo liên kết đặc lại khiến cho các enzyme tiêu hóa khó khăn trong việc thủy phân và khiến amylose khó bị phân hủy.
Amylopectin ngoài mạch thẳng như amylose còn phân ra rất nhiều nhánh.
--->Chính cấu trúc phân nhánh này khiến các enzyme dễ tiếp cận hơn làm tốc độ thủy phân loại tinh bột amylopectin nhanh và dễ dàng hơn nhiều lần amylose.
Tốc độ thủy phân tinh bột ảnh hưởng đến sức khỏe như thế nào
Thực phẩm chứa loại tinh bột 'xấu' chính là loại thực phẩm tinh chế chứa tỷ lệ amylopectin cao, bị loại bỏ hầu như chất xơ , bị xay nhỏ thành dạng bột như gạo trắng hạt tròn, gạo nếp dẻo, bột mỳ, bột ngô, bánh kẹo..... Chúng có tốc độ tiêu hóa cực nhanh, dễ dàng bị các enzyme thủy phân tiếp cận và phân hủy thành các đường đơn glucose hấp thụ thẳng vào trong máu.Do dễ tiêu hóa nên chúng cũng nhanh gây đói khiến ta ăn nhiều và thường xuyên hơn. Chính sự tăng đột biến lượng đường một cách bất thường này khiến các tế bào trong cơ thể tiếp nhận glucose bị quá tải và gây stress oxi hóa. Đó là hiện tượng vô cùng có hại, nó khiến tế bào bị quá tải chuỗi hô hấp ti thể, tạo nhiều gốc tự do, gây tổn thương tế bào và khiến tế bào nhanh bước vào chu kỳ chết. Do vậy, để bảo vệ, các tế bào đã phát triển sự kháng isulin để ngăn chặn lượng đường đi vào trong tế bào. Nếu ví tế bào như 1 ngôi nhà thì isulin chính là chiếc 'chìa khóa' để mở 'cánh cửa' cho đường glucose vô. Mà có ai lại muốn 'chất độc'( ý mình muốn nói lượng cao glucose bất thường) vô nhà bao giờ thế nên ta phải thay ổ khóa khác. Hay ở đây chính là sự tiếp nhận isulin của tế bào không còn nhậy nữa. Vì lượng đường trong máu vẫn cao, cơ thể vẫn tiếp tục sản xuất nhiều isulin hơn để đẩy đường vô tế bào, nhưng tế bào vẫn tiếp tục không nhận và tình trạng vòng luẩn quẩn cứ tiếp tục. Tình trạng kháng isulin ngày càng nặng và lượng isulin cao chính là nguyên nhân gây béo phì. Và đến 1 ngày nào đó, tế bào hầu như không đáp ứng tín hiệu isulin, cơ thể chính thức bị tiểu đường.
--->NHỮNG THỰC PHẨM CHỨA TINH BỘT 'XẤU' CÓ TỐC ĐỘ TIÊU HÓA CỰC NHANH KHIẾN LƯỢNG ĐƯỜNG TRONG MÁU TĂNG ĐỘT BIẾN LÀM XUẤT HIỆN TÌNH TRẠNG KHÁNG ISULIN VÀ TÌNH TRẠNG ĐÓ TỒI TỆ DẦN THEO THỜI GIAN
--> LƯỢNG ISULIN CAO DO SỰ KHÁNG ISULIN KHIẾN CHÚNG TA BÉO PHÌ CHỨ KHÔNG PHẢI BÉO PHÌ GÂY KHÁNG ISULIN.