Tiểu luận 3.P1:Education -TEchnology - Khoảng cách giữa thế giới!
Lạm bàn về giáo dục cổ đại
Edtech Việt
Dịp vừa rồi có “cơ hội cọ sát” với một trong những môi trường khởi nghiệp tốt nhất ở Việt Nam - TOPICA Founder Institute... như đúng bản chất thì nơi này hội tụ những Start-Up rất chất lượng. Cuộc “dạo chơi” ấy ngắn với nó, bởi với nó ở đó còn “một đống lộn xộn” những “tâm” và “tình”... Những buổi hội thảo, những buổi trao đổi dài bất tận - chúng lại kéo càng dài cái tâm trạng thất thường của nó. Mọi người chạy theo đủ hướng, đủ con đường, mỗi người cố gắng trả lời một câu hỏi nhỏ nào đó: “Giáo dục trải nghiệm”, “Tái giáo dục nền tảng”, “Giáo dục thực nghiệm”, “Giáo dục chuyên ngành”...
Nó nhớ buổi hôm ấy, ngồi giữa buổi “CrowdPitch“ của 3-4 tổ chức “giáo dục” khá đình đám cùng ở đó là những người đã thành công của lĩnh vực này... Nó chợt hỏi một câu hỏi bâng quơ như cách nó vẫn hỏi mỗi khi tâm trạng nó thật sự cảm thấy bức bối và khó chịu:
“Nếu các người không hiểu cách mà chính bản thân tự giáo dục như thế nào... thì làm sao để giáo dục một người khác???”.
Câu hỏi ấy vẫn cứ luôn nhức nhối từ lâu chứ chẳng phải lúc ấy mới nhói lòng mà muốn phá nát cái không gian đầy hỗn độn mà chả ai hiểu mình đang làm gì? Trong căn phòng đầy ắp những bạn trẻ đang ấp ủ nhưng câu hỏi về con đường “Edtech” (giáo dục công nghệ cao), chuyện về những nỗ lực vài ba năm đường đời, về những nỗ lực cật gan bền trí, tìm kiếm những “user” xung quanh những biểu đồ dày đặc, những con số, những cái tên với mọi chức vị... Nó lại cứ ngẫm về những ông thầy già, những góc phòng cafe ấm áp bên những câu chuyện “sâu xa”, của một chuỗi dài lịch sử, của những câu chuyện được “giản lược” sao cho thân quen, dễ hiểu và sâu lắng... Hai không gian sao khác xa nhau - tưởng chừng chẳng có một chút cầu nối nào ở giữa cả... Chỉ là tất cả đều đang cố đi trên cùng một con đường “Giáo dục”...
Lịch sử giáo dục
Bản thân vẫn chia “lịch sử” thành ba thời kỳ với những điểm nhấn và chuyển biến - để dễ tóm gọn, tập trung và khái lược những điều quan trọng. Như một sự thích thú trong quá trình tình hiểu, tò mò và học hỏi từ tiền nhân. Không quá chú trọng vào những tiểu tiết dễ gây xao nhãng mà chỉ những “bước chuyển” nhằm hệ thống nên một cái nhìn căn bản cho quá trình”chuyển mình” trong nhận thức của cá nhân.
1. Hy lạp cổ đại (Socrates, Platon, Aristole)
Thời gian nền tảng này hình thành nên những khái niệm căn bản làm nền tảng của giáo dục hiện đại - với những khái niệm “khai phóng” cơ bản vốn đã ăn sâu vào ý thức hệ của người Phương Tây và làm cơ sở cho nền giáo dục hiện đại.
Socrates: - Đối thoại Bản thân
Phương pháp đối thoại của Socrates là một cách “khai phá” - vừa để suy nghiệm khi đối thoại với quan niệm của người khác - vừa để tự nghiệm với chính bản thân mình.
Quá trình đối thoại ấy những câu hỏi mở mà bản thân đặt ra
- bằng cách tự đặt mình dưới quan niệm “điều tôi biết là tôi không biết gì”... đó là nền tảng xuyên suốt trong cách giáo dục của ông
- những buổi thuyết giảng từ hai phía
- sự trưởng thành đến từ những câu hỏi được đào sâu một cách cẩn trọng
- đức tính rèn luyện qua sự tự phản tỉnh quá trình tự nghiệm liên tục này là môi trường rèn rũa cho những người ham hiểu biết đào sâu thêm những giới hạn của chính mình, đặt những “hiểu biết” của bản thân ra ngoài những khuôn khổ vốn đã được định hình từ trước bởi những cá nhân khác.
Và sau này “triết lý cái hang” của Plato mở rộng ý niệm ban đầu của những buổi “đối thoại” kỳ lạ.
Nền tảng tư tưởng này mang lại quan điểm giáo dục mở đối với Phương Tây - nó xuyên suốt bất kỳ môn khoa học hay phương thức giáo dục nào của họ.
Plato: - triết lý cái hang
Ý nghĩa lớn nhất của câu truyện là “sự khai phóng” sơ khai của con người, đặt sự ham muốn và tò mò bị kìm hãm dưới dạng thức một người bị cầm tù “nhận thức” của họ. Ở trạng thái đó họ không thể tự xét đoán hay cảm thức các vấn đề của chính họ với thế giới xung quanh - họ bị nô lệ trong chính tâm trí của họ. “Academos” là một môi trường nơi ông nuôi dưỡng những tâm hồn thoát khỏi cái hang ngục tù ấy.
Kế thừa những nền tảng trong môi trường giáo dục của Socrates mà ông đã trải qua trong thời gian trưởng thành - mở rộng chúng dưới những hình thức thiết thực hơn thông qua những môn học và sự dẫn dắt bởi những bậc thầy trong lĩnh vực của họ.
Sự khai mở đến từ quá trình - tự thức - đối thoại - dẫn dắt - tự nghiệm - tự do sử dụng trí tuệ - Có lẽ điểm hạn chế duy nhất trong tư tưởng của ông là “sự khai phóng” ấy không thể đến từ những cá nhân “bị nô lệ” cố hữu.? (Con người chỉ thể tự giải đáp cho chính họ những khúc mắc của mình - không ai trả lời hộ ai sự lựa chọn của chính họ)
Aristole: - ngôi trường của lý tưởng
Trong một bộ phim về thời cổ đại một cậu bé rắn rỏi đặt những câu hỏi thẳng thắn cho người thầy tóc đã bạc phơ của mình và đám bạn tham gia bàn luận mở rộng câu hỏi.
Quá trình trao đổi và mở rộng vấn đề ấy khắc sâu vào tâm trí những đứa trẻ sau này trở thành những người lãnh đạo một đế chế rộng lớn...
Đó là lớp học của Aristole và những người học trò là Alexander và đám bạn của ông - những người sau này cùng với những vị tướng lão luyện trở thành hạt nhân cho những cuộc viễn trinh của Alexander đại đế.
Vai trò của giáo dục tinh hoa đóng vai trò tiên quyết trong quá trình hình thành và phát triển của một dân tộc... Một công dân được đón nhận một cách đầy đủ quá trình giáo dục thời đó là nòng cốt thiết yếu trong quân đội và chính quyền - nếu Alexander kế thừa ở người cha Phillip II một đội quân hùng mạnh được huấn luyện kỹ càng - thì ông thừa hưởng ở người thầy vĩ đại nhất của mình Aristole trí tuệ và những người bạn được rèn rũa kỹ lưỡng
Sự hiểu biết rộng khắp và trách nhiệm sớm đè nặng vốn là ưu điểm của tầng lớp quí tộc cổ đại. Những kiến thức được rèn rũa từ thực tiễn, những cảm nhận được nâng tầm bởi những người thầy và giảng viên tốt nhất. Đó là cơ sở để hoàn thiện những con người sau này sẽ gánh vác sứ mệnh của họ - được định hướng sớm - giáo dục tốt - trưởng thành cùng trách nhiệm
Thinking Out Loud
/thinking-out-loud
Bài viết nổi bật khác
- Hot nhất
- Mới nhất