Trẻ Trâu, một từ không quá xa lạ với mọi người, xuất hiện với tần suất rất nhiều trên các trang báo mạng, hội game thủ nghiệp dư hay các nhà bàn phím gia. Trẻ Trâu suất hiện ở khắp các lối nhỏ, từ ngõ hẻm trong những group Người Tối Cổ cho đến phố lớn như NTN.
Chết cười với những thuật ngữ mới của sửu nhi ngày nay
Trẻ Trâu
Để phân tích kỹ ra về khái niệm Trẻ Trâu, tôi tách từ này ra làm hai vế: Trẻ - ý chỉ nhỏ tuổi, trẻ người non dạ. Còn từ Trâu – Ý chỉ lỳ lợm, ngu ngốc, luôn cho mình là đúng. Lắm anh em ở đây thích tư duy phản biện sẽ hỏi: “Thế sao không phải là Bò? Các cụ hay có câu Bò không ăn cỏ Bò ngu, Trai đu theo gái trai ngu hơn Bò cơ mà”. Ừ đúng là thế nhưng Bò không có sừng còn Trâu thì có. Từ Trâu mượn ý của câu “Đàn gẩy tai trâu” mà ra.
Dạo gần đây, lướt qua khắp các cộng đồng mạng lớn nhỏ, các trang báo mạng cũng như ngoài đời cho thấy đội quân Trẻ Trâu này càng đông và hung hãn. Ở trên Facebook, việc các bàn phím gia thi nhau gõ phím, mang tư duy phản biện – một kỹ năng nằm trong 4Cs kỹ năng cần có của thời đại 4.0 này, đem ra để tranh luận về đề tài: “Có nên trao trả tự do cho Idol Khá Bảnh hay không?” hay “Những cách mặc quần lộ sịp thời thượng như Justin Bieber”. Ở trong game, các Trẻ Trâu cũng “tranh luận” rất sôi nổi về các chiến thuật Ban/Pick của các đội tuyển Liên Minh Huyền Thoại thế giới như GAM Esport. Đó là những thành phần Trẻ Trâu bác học, sử dụng kỹ năng phân tích – Vâng lại một kỹ năng cần thiết nữa trong thời đại này để đưa ra những phân tích mang phần cãi nhau tay đôi là chính. Nhẹ nhàng hơn, những thành phần Trẻ Trâu hướng nội lại thích thu mình trong một góc, một tay tìm cách vượt tường lửa vào web đen, một tay dương cao ngọn súng quay hai băng đạn. Chưa dừng ở đó, các bé Trẻ Trâu yêu khoa học còn hay vào kênh của những Youtuber nổi cộm để tìm hiểu sâu hơn về các clip lý thú như “Thả 1000000 con dao từ trên cao xuống và cái kết” hay “Thử thách đổ nước mắm lên đầu má mì” cũng như “Trải nghiệm ăn mỳ tôm Hảo Hảo trong bồn cầu sạch bóng Sunlight”. Trẻ Trâu trên không gian ảo là còn hiền lành chán đấy, chứ ngoài thực tế nhiều sự vụ còn kinh thiên động địa hơn thế nhiều. Bé trai học tiểu học bị ảo giác do chơi Đột Kích quá nhiều, cầm dao đâm Head Shot ông mình vì nghĩ rằng thể nào ông chả hồi sinh. Bé Cường 13 tuổi đã treo cổ tự tử vì không thể hoàn thành Quest giải đố trong game. Trước khi ra đi, bé Cường có để lại sơ đồ chiến đấu, những phương án giải Quest đánh boss trong game để trở thành Bá chủ thế giới ảo. Phải thú thật, tôi chưa thấy một cậu nhóc nào có tinh thần máu lửa như vậy. Khi mà mấy cái kỳ thi trường Chuyên với chả lớp chọn, đại học Top đầu với chả học bổng đi du học có khi áp lực không bằng việc đạt được danh hiệu Vua một cõi ấy chứ. Việc bé chọn cái chết có lẽ bởi vì bé đã thấm nhuần tư tưởng của Steve Jobs để lại “Hãy cứ khát khao, hãy cứ khờ dại”. Ngoài ra còn có hàng đống các vụ như chém chết người nhà khi không cho tiền đi chơi game hay cá độ, cờ bạc online nhiều quá nên gia đình vỡ nợ, xã hội đen đến xích nhà.
Mọi thứ đều có nguyên do của nó cả. Trẻ Trâu không tự nhiên mà sinh ra và cũng không tự nhiên mà chết đi. Những đứa trẻ con như một tờ giấy trắng. Chính bởi vì như một tờ giấy trắng, thích khám phá và ham tìm tòi nên chúng nó mặc sức tô vẽ tất cả màu sắc chúng nó tìm thấy lên tờ giấy trắng tinh đó. “Giấy rách phải giữ lấy lề” nhưng có những đứa trẻ còn không nhận thức được đường biên giới đó. Chúng ngây ngô không biết đúng sai, khờ dại như những con trâu còn chưa mọc sừng vậy. Nguyên do cho những thông tin sai, xấu tiêm nhiễm vào đầu những Trẻ Trâu có thể là bất cứ đâu. Mọi thứ sẽ bắt đầu từ môi trường sống. Một đứa trẻ sinh ra trong một môi trường quá tiêu cực, nhiều tệ nạn như ma túy, cờ bạc, những xóm nghiện sẽ dễ sa đà vào những thói hư đấy. Vì dễ hiểu thôi, thứ chúng nó thấy hàng ngày, người chúng nó gặp, bạn chúng nó chơi lại đều là những con người như vậy. Bạn không thể nào nhìn được cả đại dương nếu như bạn nằm trong nó. Một vài đứa may mắn hơn, có cha mẹ quan tâm, có người thầy dìu dắt thì có cơ may đổi đời. Ngoài môi trường sống ra, vai trò của cha mẹ cũng rất quan trọng. Kể cả những đứa sinh ra trong một môi trường tốt, nhà ở Vinhomes hay Ecopark đi chăng nữa nhưng thiếu sự quan tâm của cha mẹ cũng dễ sinh hư hỏng. Đơn giản bởi vì sự độc hại, mối hiểm họa có thể đến từ bất cứ đâu. Đôi khi chỉ một đường link, một clip trên Youtube như mấy trào lưu tự sát, cứa cổ tay,… mà tôi ngại nêu tên ở đây cũng khiến cho một đứa trẻ non nớt đi bụi rồi. Vậy quan tâm của bố mẹ ở đây là gì? Là yêu thương, là chăm sóc, là hỏi han và trò chuyện với con hàng ngày. Nghe thì có vẻ đơn giản, nhưng không mấy ai làm được hết những điều đó cả. Có người vì áp lực của đồng tiên, lao ra ngoài bươn chải. Họ nghĩ rằng cuộc sống của họ và gia đình chỉ cần tiền là giải quyết được hết. Có người vì lười, thiếu trách nhiệm, lao vào những cuộc vui thâu đêm suốt sáng, bỏ bê gia đình. Có người vì suy nghĩ non nớt nên trót làm cha, làm mẹ ở cái tuổi bạn bè còn đi học. Nào ai ngờ được rằng, quanh đi quẩn lại tụi nhỏ đã lớn cả rồi, nhưng lớn về thể chất thôi chứ chả phải tâm hồn, suy nghĩ. Tiếp đến cần là sự chung tay của nhà trường, của thầy cô. Khi mà trường học bây giờ không cần thiết phải là nơi nhồi chữ vào đâu nữa, nhất là giáo dục tiểu học. Thầy Hồ Ngọc Đại nói đúng đấy, giáo dục tiểu học là giáo dục về phẩm chất, nhân cách, tình người. Giáo dục tiểu học không phải là chỗ để ganh đua điểm số. Bọn trẻ nó thích đi học thì tự khắc nó sẽ học tốt. Nhưng mà làm sao để bọn trẻ thích đi học thì thầy lại không nói.
ârëp 🩹 on Twitter:
It's okay Pepe, we all grow up someday
Tất cả những người trưởng thành như chúng ta, có lẽ ai cũng đều đã từng là một đứa trẻ, Trẻ Trâu. Thời của bọn tôi là cởi truồng tắm mưa, kẹp lá khô vào nan hoa xe đạp hay đấm vỡ mồm nhau chỉ vì bắn bi, gẩy bài thua. Lớn lên thêm một chút là trêu ghẹo Crush, làm loạn trong lớp để nó chú ý đến mình. Rồi quay bài, nói xấu thầy cô, đốt sổ đầu bài khi tốt nghiệp. Thời nay bọn trẻ con thể hiện cái “tôi” của mình trên mạng, qua game. Chửi bới lẫn nhau qua các comment, tìm link sex để cả hội xem chung hay tạt nước vào mấy em gái mặc áo trắng trong lớp. Dù thế nào, Trẻ Trâu vẫn là những đứa trẻ tư duy non nớt, mơ cao và trong tay chả có gì. Nhưng rồi ai cũng cần phải lớn, ai cũng cần phải tiến hóa lên các cấp bậc cao hơn trong đời người. Có những đứa đã tiến hóa hết, gọi là dậy thì thành công. Có những đứa tiến hóa một phần, một phần còn lại mãi như Kha Cảnh Đằng của tuổi đôi mươi. Còn có những đứa tệ hơn, vẫn mãi như một đứa trẻ, lạc lối trong vòng xoáy cuộc đời.