Thuyết sáng tạo có đúng?
Sáng thế ký có đúng hay không? Những câu hỏi lớn về tiến hóa và tôn giáo
Trước hết, tôi xin thú nhận rằng tôi là một người say mê sinh vật học, và điều đó đồng nghĩa với việc xem tiến hóa là một phần của sinh học.
Tôn giáo và khoa học trả lời những câu hỏi khác nhau về thế giới. Và Vũ trụ, sự hiện diện của con người là có mục đích hay không không phải là vấn đề của khoa học. Vì vậy, nhiều người, bao gồm rất rất nhiều các nhà khoa học: vừa có niềm tin tôn giáo mạnh mẽ, vừa đồng thời chấp nhận thuyết tiến hóa.
Ban đầu Đức Chúa Trời dựng nên trời đất ... Đức Chúa Trời phán rằng: Phải có sự sáng; thì có sự sáng ... Đức Chúa Trời đặt tên sự sáng là ngày; sự tối là đêm. Vậy, có buổi chiều và buổi mai; ấy là ngày thứ nhứt... Vì thế, Đức Chúa Trời sáng tạo loài người theo hình ảnh Ngài. Dựa theo hình ảnh Đức Chúa Trời, Ngài tạo nên loài người. Ngài sáng tạo người nam và người nữ...Đức Chúa Trời thấy các việc Ngài đã làm thật rất tốt lành. Vậy, có buổi chiều và buổi mai; ấy là ngày thứ sáu.
Bản thân từ "sáng thế" vốn đa nghĩa. Theo cách hiểu rộng và lâu đời nhất, sáng thế là niềm tin tôn giáo, quan niệm rằng một sức mạnh siêu nhiên, tức là Chúa, đã tạo ra Vũ trụ và mọi thứ tồn tại trong nó, bao gồm con người. Ở phạm vi hẹp hơn, sáng thế là một học thuyết được tạo ra bởi Chúa cách đây vài ngàn năm trước với hình thái hệt như hiện tại.
KHOA HỌC VÀ TÔN GIÁO CÓ ĐỐI CHỌI NHAU HAY KHÔNG?
Nếu đánh giá một cách đúng đắn: Kiến thức khoa học và niềm tin tôn giáo không mâu thuẫn. Bởi đây là 2 phạm trù tri thức khác biệt.
Cụ thể, liệu tiến hóa có bác bỏ niềm tin tôn giáo? Liệu có đúng khi cho rằng bản chất của khoa học là thực dụng và do đó nó loại trừ tất cả các yếu tố tâm linh? Đáp án cho cả hai câu trên là không. Phạm vi nghiên cứu của khoa học là thế giới tự nhiên, là thực tại quan sát trực tiếp hoặc gián tiếp. Khoa học thúc đẩy những giải thích về thế giới tự nhiên, những cách giải thích này được quan sát, thí nghiệm "chấp thuận" hoặc "phủ định". Ngoài phạm vi này, khoa học không có quyền lực, không khẵng định điều gì, không đứng trên lập trường này hay quan điểm khác. Khoa học không thể đưa ra các kết luận về giá trị văn hóa, thẫm mỹ, đạo đức, ... không bàn luận về ý nghĩa hay mục đích của cuộc sống, không tranh luận về niềm tin và các giá trị đạo đức ,...
Tài liệu giảng dạy của Mỹ năm 1999, Teaching Evolution and the Nature of Science (Giảng dạy về tiến hóa và khoa học) có viết rằng: Tôn giáo và khoa học trả lời những câu hỏi khác nhau về vũ trụ. Sự hiện diện của con người có mục đích hay không không thể là vấn đề của khoa học, ... niềm tin tôn giáo có thể song hành với mọi nhà khoa học.
TIẾN HÓA VÀ THÁNH KINH
Với nhiều người, thuyết tiến hóa có vẻ như xung khắc với niềm tin tôn giáo. Đặc biệt là cơ đốc nhân, bởi nó không đồng nhất với cách lý giải của Kinh Thánh về sự sáng tạo, trong những trang đầu tiên của Sáng thế ký. Nhưng, chúng ta cần hiểu rằng Kinh thánh được viết cho những người cách đây hơn hai ngàn năm, nếu hiểu theo nghĩa đen của Sáng thế ký có vẻ xung khắc với quá trình tiến hóa tự nhiên và chậm chạp của con người và các sinh vật khác.
Từ lâu, nhiều học giả Thánh kinh và các nhà Thần học đã cho rằng nếu hiểu theo Nghĩa đen là không vững chắc bởi kinh thánh có nhiều những mâu thuẩn. Ngay từ phần đầu của câu chuyện sáng thế là hai câu chuyện khác nhau. Chương 1 là "câu chuyện sáu ngày" quen thuộc, kể về việc Chúa tạo ra con người, cả nam lẫn nữ, sau khi tạo ra ánh sáng, đất, cá, gia cầm và gia súc. Và một câu chuyện khác trong chương hai như sau:
Đức Chúa trời lấy bụi đất tạo nên hình người ... Đức Chúa trời lập một cảnh tại vườn hướng Đông của Eden và đặt người ngài tạo ở đó ... Đức Chúa trời lấy đất nặn lên các loài chim và thú ... Ngài làm Adam ngủ mê rồi lấy xương sườn của Adam ... Đức Chúa trời dùng xương sường đã lấy từ Adam làm nên một người nữ, đưa đến cùng Adam
Trong câu chuyện thứ hai, Adam được tạo ra đầu tiên trước khi tạo ra vườn địa đàng, cây cối và động vật. Sau cùng, chúa tạo ra người nữ đầu tiên từ xương sườn Adam. Vậy câu chuyện nào đúng? Cả hai không mâu thuẩn với nhau nếu chúng truyền tải cùng một thông điệp: THẾ GIỚI ĐƯỢC CHÚA TẠO RA VÀ CON NGƯỜI LÀ SẢN PHẨM CỦA CHÚA. Tất nhiên là cả hai câu chuyện trên không thể hiện đúng sự thật về mặt lịch sử và khoa học. Và theo Francisco J. Alaya - thì điều này được Hiệp hội nghiên cứu Sáng thế ký khẳng định.
Trong Kinh Thánh có rất nhiều mâu thuẩn và và thiếu nhất quán. Ví dụ như Truyền đạo 1:5 nói: “Mặt trời mọc, mặt trời lặn, rồi vội trở về nơi nó mọc lại”. Nhưng sự thật là trái đất quay quanh mặt trời. Và đọc về chuyến hành hương từ Ai Cập về Miền đất hứa (xem link ở dưới đây)
Các học giả Kinh Thánh đã lập luận rằng Kinh Thánh luôn đúng nếu xét trên phương diện sự thật tôn giáo chứ không xét theo các vấn đề không ảnh hưởng đến sự cứu rỗi.
Augustine - một trong những nhà Thần học vĩ đại nhất từng viết trong cuốn sách De Genesi ad litteram (Bình luận về Sáng thế ký):
"người ta thường chất vấn niềm tin của chúng tôi về hình dạng của thiên đường, theo Kinh Thánh ... Nhưng chủ đề này không giúp ích cho những ai đang tìm kiếm hạnh phúc trên thiên đường... tôi cần quan tâm liệu thiên đường có hình dạng quả cầu còn Trái đất được Thiên đường bao bọc và lơ lửng trong vũ trụ, hay thiên đường phẵng như một cái đĩa còn trái đất thì nằm chệch về một bên ..."
Theo Augustine, Sáng thế ký không phải sách thiên văn học. Ông chỉ ra câu chuyện về sáng tạo vạn vật, Chúa tạo ra ánh sáng trong ngày đầu tiên nhưng đến ngày thứ tư ngài mới làm ra mặt trời? Do đó nhà Thần học này đã đi đến quyết định "ánh sáng" và "ngày" trong Sáng thế ký không nên được hiểu theo nghĩa đen.
Năm 1981, giáo hoàng Paul II đã nói về Kinh thánh như sau:
" nói cho chúng ta về nguồn gốc vũ trụ và cấu tạo của nó, không phải để đặt ra một luận án về khoa học mà để nêu lên mối quan hệ chính xác giữa Con người - Chúa - Vũ trụ. Kinh thánh được hiểu đơn giản rằng là Thế giới này được tạo ra bởi Chúa trời và giải thích theo lối diễn đạt đang phổ biến ở thời đại hơn hai ngàn năm trước (thời đại quyển sách Kinh Thánh ra đời).
Năm 1920, có bốn bang ở Hoa Kỳ ra đạo luật cấm giảng dạy về thuyết Tiến hóa.
Năm 1968, Tòa án Tối cao Hoa Kỳ tuyên bố việc cản trở hoặc ngăn cấm giảng dạy về thuyết tiến hóa là trái hiến pháp.
Năm 2004, Sinh viên tại Dover (Hoa Kỳ) sẽ được học về những lỗ hổng, thiếu sót trong thuyết tiến hóa của Darwin và "Thiết kế thông minh" - một lý thuyết về việc con người được tạo ra như một bản thiết kế thông minh của Thiên Chúa.
Về thuyết Thiết kế thông minh (ID) cho rằng "nếu một hệ thống sinh học không thể sản sinh một cách từ từ (tiến hóa) thì chúng phải được tạo ra từ một khối thống nhất ban đầu". Luận cứ này khẳng định mắt được tạo ra từ một bản thiết kế thông minh của Thiên chúa. Mắt không thể hoạt động nếu không có võng mạc, thủy tinh thể, và các bộ phận khác ...
Mắt người, bạch tuộc và côn trùng không đột nhiên xuất hiện như bây giờ. Mắt đã tiến hóa trong hàng triệu năm bởi mặt trời là điều kiện phổ biến của trái đất mà các loại sinh vật phải thích nghi tùy thuộc vào sinh lý và cách sống (vi khuẩn hoạt động vào ban đêm, nhưng những con đột biến có thể hoạt động vào ban ngày). Chúng bắt đầu từ những tế bào đơn giản, những tế bào có sự nhạy cảm với ánh sáng. Sự tiến hóa ở mắt diễn ra nhờ sự tăng lên dần dần của một chức năng: Nhìn. Quá trình này được chọn lọc tự nhiên thúc đẩy qua thời gian bằng cách ưu tiên các cá thể bộc lộ khả năng vượt trội hơn đồng loại khác. Như vậy các nhà khoa học ủng hộ Thuyết tiến hóa đã khẳng định rằng các bộ phận và thành phần của các cấu tạo cơ quan phức tạp chúng không xuất hiện bất chợt hay là một khối thống nhất từ ban đầu.
DARWIN - NGƯỜI BẠN CẢI TRANG CỦA TÔN GIÁO.
Khi nói thiết kế sinh vật tất cả đều do một Đấng tạo nên, sẽ có một trở ngại phát sinh: đó là sự khiếm khuyết và thiếu hoàn hảo có ở khắp nơi trên hành tinh này. Mắt người, các sợi dây thần kinh hội tụ về một điểm tạo thành dây thần kinh thị giác, dây này đi qua võng mạc rồi truyền đến não, điều đó tạo ra một điểm mù với con người. Dù rất nhỏ nhưng điều đó là một sự thiếu hoàn hảo. Mắt mực và bạch tuộc không có điểm mù này. Phải chăng Đấng đã yêu quí con mực hơn chúng ta nên cẩn thận khi tạo ra mắt con mực?
Nếu cho rằng sinh vật và các bộ phận của chúng không hoàn hảo. Thì khiếm khuyết xuất hiện ở muôn loài, là minh chứng cho bản thiết kế của Đấng chưa thực sự hoàn hảo. Hàm răng của con người có răng khôn và điều đó mang đến cho Nha sĩ một khoản kha khá mỗi năm. Chúng ta có nên đỗ lỗi cho Chúa về sự sáng tạo ngớ ngẫn này, một người máy do con người tạo ra hẵn còn làm tốt hơn thế. Nhưng tiến hóa đã giải thích điều này vô cùng chi tiết và hợp lý. Kích thước Não tăng dần qua các đời tổ tiên của chúng ta, việc tái cấu trúc hộp sọ để vừa với Bộ não mới lớn hơn khiến quai hàm buộc phải nhỏ lại, sao cho đầu trẻ sơ sinh có thể chui lọt đường dẫn sinh ra đời.
Các nhà Thần học trong quá khứ đã vật lộn với các vấn đề về rối loạn chức năng vì họ nghĩ nó được tạo ra nhờ thiết kế vĩ đại của Chúa. may mắn thay, khoa học đã cung cấp lời giải thích cho các khiếm khuyết, dị tật và rối loạn chức năng do nguyên nhân tự nhiên.
Hiện tượng sau là một vấn đề rối trí. Khoảng 20 triệu ca sảy thai trên thế giới mỗi năm ghi nhận trong hai tháng đầu của thời kỳ thai. Liệu chúng ta có muốn đổ lỗi cho Chúa về các thiếu sót ngài tạo ra trong quá trình mang thai? phải chăng Chúa thật tàn bạo. Hầu hết chúng ta chấp nhận rằng đây là lỗi của quá trình chọn lọc tự nhiên hơn là sự kém cỏi của một Đấng Sáng tạo thông minh.
Ví dụ về sự tàn ác của sinh học tự nhiên, hành động xé xác con mồi của tinh tinh, ký sinh trùng phá hủy vật chủ, hay phổ biến hơn là ăn thịt bạn tình (bọ ngựa). Trong quá khứ, các học giả đau đầu với những sự không hoàn hảo, rối loạn năng lực và tàn ác tự nhiên. Điều này khó giải thích nếu chúng là kết quả của sự Sáng tạo từ Chúa.
Nhà triết học David Hume viết rằng: "Phải chăng Chúa muốn ngăn chặn cái ác nhưng không thể? Nếu vậy ngài thật sự yếu đuối. Còn phải chăng ngài có thể, nhưng không sẵn lòng? Vậy thì ông ấy thật độc ác. Hay ông vừa có thể? vừa sẵn lòng? Vậy cái ác do đâu?
Thuyết Tiến hóa đã giải đáp những vấn đề này. Haught - Một nhà Thần học Hiện đại đã viết "Thuyết tiến hóa là món quà Dawin dành cho Thần học". Peacocke lại viết rằng "Darwin là người bạn cải trang của Tôn giáo", cả hai đều công nhận rằng Darwin đã xóa bỏ vai trò của Chúa trong Sáng thế ký và giờ đây nó thuyết phục cho việc không hoàn hảo là thất bại của Chúa.
Các tín đồ đã trút được gánh nặng khi có bằng chứng các sinh vật không phải là kết quả trực tiếp của Tạo hóa. mà là kết quả của quá trình tự nhiên.
TIẾN HÓA VÀ TÔN GIÁO CÙNG TỒN TẠI
Tôi có thể tin rằng Chúa tạo ra thế giới và chấp nhận các Hành tinh khác, núi đồi, cỏ cây và động vật thành hình sau quá trình Chọn lọc tự nhiên khi ngài tạo ra hành tinh này.
Sách Giảng dạy về tiến hóa và bản chất khoa học của Hoa Kỳ viết: "Trong cộng đồng Do thái giáo, Cơ đốc giáo nhiều người tin rằng hành động của Chúa được thực hiện thông qua tiến hóa. Nghĩa là chúa tạo ra một thế giới luôn biến đổi để các sinh vật có thể thích nghi với sự thay đổi của môi trường qua thời gian.
Theo cách nói Thần học. Chúa tạo ra thế giới một cách gián tiếp. Thông qua các nguyên nhân thứ yếu. Tương tự đối với mỗi cá nhân, chúng ta có thể tin rằng mình là một sinh vật được tạo ra từ một tế bào trong bụng mẹ, nhưng không phủ nhận việc Chúa tạo ra chúng ta. Chúa tác động lên đời sống cá nhân thông qua tự nhiên. Điểm mẫu chốt nằm ở các kết luận của khoa học và tôn giáo liên quan đến các vấn đề khác nhau và kiến thức khác nhau. Do đó Khoa học và Tôn giáo không mâu thuẫn nhau.
Chúng ta chấp nhận rằng Chúa tạo ra thế giới vừa chấp nhận rằng các hành tinh, núi đồi, cỏ cây và động vật hình thành nhờ Chọn lọc tự nhiên sau khi Trái đất được sinh ra
Quan điểm - Tranh luận
/quan-diem-tranh-luan
Bài viết nổi bật khác
- Hot nhất
- Mới nhất