Thư gửi bạn, hãy đọc quyển sách về nhân loại trong chính mình
Bạn thân mến! Tôi muốn viết một loạt bài viết dài về game và mọi hoạt động sống của con người chúng ta, nhưng tiếc rằng thời gian...
Bạn thân mến!
Tôi muốn viết một loạt bài viết dài về game và mọi hoạt động sống của con người chúng ta, nhưng tiếc rằng thời gian của tôi đang không được nhiều lắm. Bởi vậy, tôi xin được kể ngắn gọn những trải nghiệm hiện tại của tôi để bạn được biết.
Ngày hôm nay đối với tôi mới mẻ quá, không giống tất cả những ngày tôi đã sống trước kia chút nào, vì trước đây tôi vẫn tưởng tôi đã biết về mọi thứ trong cuộc sống. Khi tôi "suy nghĩ", chính sự "suy nghĩ" đã làm hạn chế, giới hạn tâm hồn tôi, bởi tôi coi suy nghĩ cùng tư duy là tất cả, chỉ cần qua suy nghĩ, phân tích, tôi có thể hiểu vấn đề và giải quyết được vấn đề. Nhưng không!
Thế giới là nơi luôn thay đổi, mới mẻ và có mọi thứ trong đó, có vô vàn thứ tôi cần tìm hiểu, để hiểu được tôi cần quan sát và hành động. Nhưng thay vì chăm chú quan sát, tôi lại tự lấp đầy đầu óc bằng suy nghĩ, tôi phát hiện mình quá lệ thuộc vào suy nghĩ. Trong tôi khởi lên một khát khao tìm hiểu suy nghĩ là gì? Tôi bắt đầu yên lặng tự quan sát suy nghĩ của chính mình.
Khi tôi quan sát, tôi phát hiện ra rằng tôi không thể suy nghĩ về thứ mà tôi chưa biết, chưa học, chưa trải nghiệm, tôi chỉ có thể nghĩ về thứ mà tôi đã biết, và suy nghĩ luôn luôn phỏng chiếu ký ức từ quá khứ biến thành tương lai, mà tôi gọi đó là tưởng tượng. Suy nghĩ chính là trí nhớ của tôi, nói cách khác, tôi không thể suy nghĩ nếu không có trí nhớ.
Suy nghĩ luôn luôn là quá khứ, là cái đã biết, đã trải nghiệm, là kho kiến thức mà từ đó chúng ta vận dụng trong giao tiếp, làm việc,vv... Suy nghĩ cũng luôn luôn tưởng tượng về tương lai, và chính sự tưởng tượng đó gây ra ảo tưởng về mọi thứ, làm sai lạc mọi sự vật, sự việc mà chúng ta quan sát, nó đã làm cho tôi giới hạn tầm nhìn của chính mình, hơn 1 phần tư đời người lăn lộn trong vòng xoáy của lầm lạc và đau khổ.
Tôi phát hiện ra rằng chỉ có bằng hành động thực tế, quan sát tỉ mỉ kỹ lưỡng việc tôi muốn tìm hiểu, tôi mới có thể biết được sự thật, mới không bị định kiến chi phối, không nói thích hay không thích, mà chỉ có kiên nhẫn quan sát, vậy là tôi có trải nghiệm mới hoàn toàn khác trước đây, giải thoát tôi khỏi sự hạn chế của suy nghĩ và đau khổ.
"Giải thoát", từ này bao hàm một ý nghĩa rất rộng, không chỉ là giải thoát khỏi vài nỗi khổ nhất định nào đó, mà là giải thoát khỏi mọi nỗi khổ, khỏi cơ cấu nguyên nhân sinh ra khổ. Chính ngôn từ, mà là kiến thức, giáo lý, cùng những lời "khuyên" của các tôn giáo và mọi dạng triết lý, là một trong những nguyên nhân gây ra đau khổ. Tôi từ bỏ mọi loại kinh sách, tất cả các sách tâm lý học để đứng độc lập quan sát chính mình, từ đây tôi có "tự do" hoàn toàn để quan sát "tôi là ai?" "Bản ngã là gì?" "Liệu tôi có khác biệt chính cái sự việc đang suy nghĩ trong đầu tôi hay không?"
Bây giờ có một suy nghĩ hiện lên, tôi đang nghĩ tôi sẽ trở thành ai trong tương lai? Ngay lập tức tôi phát hiện ra suy nghĩ và cái tôi không hề tách rời nhau, khi có suy nghĩ cũng liền có cái tôi. Hóa ra cái tôi được tạo thành từ ảo tưởng của suy nghĩ, chính "người đang nghĩ là ý nghĩ". Cái tôi, bản ngã là những thứ tôi từng thấy, từng nghe, từng cảm nhận, là cảm xúc của tôi, là trải nghiệm về đồ ăn thức uống tôi ăn, là học thức, vv... Không có cái gọi là "cái tôi", "bản ngã", tồn tại độc lập tách rời với suy nghĩ và trải nghiệm, không có cái như là kẻ thống trị và điều khiển suy nghĩ cùng hành động, ví dụ như khi tôi mở bàn tay ra, rồi nắm bàn tay lại, không có cái tôi nào đang điều khiển hành động này, mà chỉ có kiến thức từ quá khứ qua nhiều lần nắm tay, mở tay đang vận hành. Cùng một hiểu rõ đó, tôi biết mình sẽ không là ai trong tương lai cả, vì tương lai chưa đến, tôi không biết, tôi chưa trải nghiệm tương lai đó, vì vậy có một thay đổi triệt để trong tôi, tôi cảm thấy hào hứng với những việc hiện tại đang xảy ra trong cơ thể tôi và xung quanh tôi, hơn là sẽ nằm vắt tay lên trán tưởng tượng và chờ đợi một tương lai.
Hiện tại, hiện tại là sự việc đang diễn ra ngay lúc ngày, có thể hiện tại của tôi đang không hạnh phúc, nhưng không sao cả, tôi sẽ xem thử không hạnh phúc là gì, tại sao lại không hạnh phúc và mọi vấn đề phát sinh nhé.
Tôi của trước đây sống với tâm hồn được giáo dục để tư duy và nghĩ, để nên nghĩ như thế này, nên làm như thế kia, để đừng tò mò. Tôi vẫn nhớ như in phụ huynh của tôi ngày xưa từng bảo tôi "mày đừng hỏi nữa, tao mệt lắm", và các thầy cô giáo của tôi cũng thế, các vị thầy giảng đạo, pháp của tôi cũng chẳng khác gì, họ nói con hãy tin tưởng, đừng nghi ngờ lời vị X nói, làm theo lời vị Y con sẽ được cái này, thành cái kia, vv... Tất cả họ đều dùng quyền lực, uy tín để nô lệ tâm hồn tôi, để triệt tiêu mong muốn tìm hiểu, khám phá của trẻ nhỏ, để phải biết hy vọng, để ước mơ, để sống và chết, để tự coi mình là người tốt, tự dối gạt chính mình, và đừng thay đổi điều gì cả.
Tôi được "quy định" rằng (ý nghĩa của quy định là được dạy, bảo cho biết phải làm theo điều gì đó), khi yêu thì thế nào, khi ghét thì ra sao, hận thù, cái gì đẹp, cái gì xấu, thơm, thối, cái gì là thanh cao còn cái gì là thô tục. Vâng, tôi được quy định chứ không được tự do tìm hiểu. Vậy thì tôi đã là cái máy.
Tôi không khác gì cái máy tính được lập trình, chỉ là thân thể xác thịt chứa đầy phẫn uất, bị tước đi tự do bởi giáo dục và lời khuyên phải tự giáo dục.
Không! Giáo dục kiểu đó chẳng là gì cả, giáo dục như thế sẽ chẳng đưa con người ta đi đến đâu ngoài cái tinh thần rối loạn, vì thế giới đâu có đứng yên, đúng chứ bạn? Và những chuyện sắp xảy đến đâu giống như những kiến thức giới hạn mà ta đã học.
Bạn biết đấy, chúng ta vẫn thường thường nghĩ mình đã biết cái mà mình đã học trong sách hoặc từng thấy rồi, thế là chúng ta tự triệt tiêu sự học của chính mình, trong khi ta vẫn chưa thực sự biết triệt để cái đó. Chính khoa học tiên tiến đã phát giác ra không chỉ có những sinh vật lớn còn có sinh vật nhỏ, siêu nhỏ, và các hạt nguyên tử, nguyên tố hóa học nữa kia. Vậy nếu như ta không luôn luôn nghi ngờ thì ta sẽ không học hỏi được điều gì mới hết.
Thế là tôi có cảm nhận về sáng tạo, sáng tạo chỉ có thể thông qua bộ não con người còn linh hoạt mới mẻ, tò mò, bộ não như vậy đón nhận mọi thứ, làm ra cái mới, không tin chắc cái gì là cái gì, vì hôm qua không phải hôm nay, và hôm qua không bao giờ có thể là sau này.
Có lẽ tôi đang tiếp tục trên con đường thay đổi cái tâm hồn mình, thành cái gì nhỉ? Tôi lại đang khởi lên suy nghĩ! Và tôi cẩn thận quan sát, trong quan sát có học hỏi, mọi hiểu biết đã là quá khứ rồi.
Nếu chúng ta cho rằng mình đã biết mọi thứ, chúng đang đang tụt lùi theo đúng nghĩa của tụt lùi, đó là đầu óc ngu ngốc.
Tôi đã từng nói với gia đình tôi, người thân tôi và nhiều bạn bè của tôi rằng tôi sẽ tiếp tục học mãi, tôi đã bị cười nhạo và trách cứ. Với tôi học mãi không phải là suy nghĩ, mà học mãi là trải nghiệm, hành động, quan sát, liên tục sáng tạo và thay đổi. Chữ 好 (hảo) của hôm qua đâu phải chữ hảo của hôm nay, nếu tôi còn coi chữ hảo là chữ đã biết, thì tôi đã chặt đứt mọi con đường đến hiểu triệt để chữ hảo rồi. Tâm hồn như vậy là người đã chết, chết chữ hảo, chết sự học, chết hết thảy những trải nghiệm diễn ra trong quá trình tiếp xúc với nó.
Những gì tôi viết trên đây là để bạn thấy được tình hình hiện tại của tôi, tuy công việc không được tốt nhưng tôi rất hài lòng với cuộc sống bây giờ, giai đoạn này thiếu thốn tài chính và cô đơn nhưng trong tâm lý tôi thì luôn cực ổn. Nếu bạn gặp các bạn của chúng ta, nhờ bạn chuyển đến họ giúp tôi cái bắt tay và lời chúc an bình.
Tôi ước ao được gặp lại bạn ở đây, tôi luôn sẵn sàng nồng nhiệt đón tiếp bạn. Hãy đến đây nhanh bạn nhé.
Kính chúc bạn sức khỏe và an vui.
29-12-2019
Cao Quang.

Quan điểm - Tranh luận
/quan-diem-tranh-luan
Bài viết nổi bật khác
- Hot nhất
- Mới nhất
phat-dt
Bài viết khá khó hiểu, tóm lại theo những gì tôi hiểu được thì chủ đề của bài viết này nói về "Tâm thế đón nhận mọi thứ xung quanh mình". Tuy nhiên, trong bài viết có đề cập khá nhiều đến việc suy nghĩ và tôi thấy nó khá lạc đường.
Theo tôi nhận định thì suy nghĩ là quá trình để ta đưa đến quyết định. Đón nhận thông tin và đưa ra quyết định là 2 hành động khác nhau. Đón nhận thông tin là để ta tích lũy kinh nghiệm, còn đưa ra quyết định chính là kết quả của việc ta vận dụng những kinh nghiệm mà ta nhận được.
Bất kể anh chuẩn bị tâm thế để đón nhận hay nghi ngờ mọi thứ thế nào thì khi hành động, quyết định vẫn phải luôn được đưa ra. Hi vọng anh đừng trộn lẫn các khái niệm lại với nhau.
- Báo cáo

Cao Quang
Bạn nói đúng bạn à, bài viết quá khó hiểu, toàn bộ vấn đề này đều khó hiểu, và quá nhiều vấn đề phải nêu lên nhưng lại không thể cùng lúc nêu lên tất cả được, bởi vậy hãy tìm hiểu bản chất thực sự của suy nghĩ là gì? Bạn chất thực sự chứ không phải lý thuyết. Nếu có thể hỏi, thưa bạn, như một người bình thường bạn có suy nghĩ chứ? Và bạn đã biết toàn cơ cấu của nó cùng sự rối ren của nó? Đó là mong muốn người viết đang cố truyền đạt, cảm ơn bạn đã dành thời gian quý báu nhẫn nại đọc.
- Báo cáo
phat-dt
???????
Chúng ta có đang nói cùng 1 vấn đề ??? Sao chủ đề lại bị nhảy đi quá xa như vậy ?? Thôi, sẵn đây tôi sẽ thử tiếp tục cuộc đối thoại này xem sao.....
Bản chất thực sự của suy nghĩ tôi cũng không hiểu rõ, những gì được đề cập ở trên chính là những gì tôi biết về suy nghĩ - là việc ta vận dụng những kinh nghiệm của mình để đưa ra quyết định.
Sau khi đọc lại 1 lần nữa, tôi nghĩ mình đã lờ mờ đoán ra anh đang bị nhầm lẫn về thứ mà anh đang trình bày. Bài viết nói về các qui định rằng buộc suy nghĩ, phải miễn cưỡng nghe theo những kinh nghiệm của người đi trước, bị tước đi tự do suy nghĩ....À há ! Đó không phải là do câu hỏi "tại sao" chưa bao giờ được đặt ra sao ? Bản chất của suy nghĩ nó vẫn thế, việc anh suy nghĩ máy móc, tiếp thu kinh nghiệm theo kiểu học vẹt là cách để con người tồn tại bao đời nay. Còn biết đưa ra câu hỏi "tại sao" và giải đáp được nó chính là chìa khóa để con người phát triển.
- Báo cáo

Cao Quang
Thưa bạn, thật may mắn vì bạn đã kiễn nhẫn với những dòng vớ vẩn này của người viết.
Bạn nói bản chất suy nghĩ từ xưa đến nay nó vẫn thế, quả đúng như vậy. Con người đã sống trên trái đất này cả triệu năm rồi, và nó vẫn bạo lực, vẫn giết người.
Hết thời đại này sang thời đại khác, chiến tranh nối tiếp chiến tranh, và các tôn giáo thì tiếp tục kêu gọi hoà bình, nhưng thực chất chính tôn giáo lại gây ra rối loạn, mâu thuẫn vô cùng trên thế giới. Điển hình đó, cơ đốc giáo phải chịu trách nhiệm nhiều nhất vì nó giết nhiều người nhất.
Các triết lý, tư tưởng mới liên tục được đổi mới, nhưng không một triết lý nào thành công, mà chỉ góp phần gây đau khổ nhiều hơn gấp bội.
Và chính trong con người chúng ta đang mâu thuẫn, rối luạn, chúng ta đang đau khổ.
Người viết không đang cố thuyết phục bạn, hay bất cứ ai tin vào điều gì. Người viết chỉ muốn chỉ ra sự thật rằng con người đang đau khổ, bạo lực và chán nản mỗi ngày, sâu thẳm trong mỗi con người luôn xung đột, mâu thuẫn trong nội tâm, chính từ đây anh ta gây xung đột trên thế giới, giết người vì những niềm tin, giết người vì những vị thần thánh mà cũng chính tư tưởng anh ta tạo ra.
Người viết muốn hỏi một câu, nhưng bạn không cần trả lời nếu như cảm thấy không phù hợp. Liệu có thể dừng tất cả những chuyện vớ vẩn này lại? Giải thoát con người hoàn toàn khỏi đau khổ? Hay sẽ sống theo lối cũ, coi giết người, chiến tranh như việc hiển nhiên và cứ tiếp tục như vậy?
- Báo cáo

Cao Quang
Bạn nói đúng bạn à, bài viết quá khó hiểu, toàn bộ vấn đề này đều khó hiểu, và quá nhiều vấn đề phải nêu lên nhưng lại không thể cùng lúc nêu lên tất cả được, bởi vậy hãy tìm hiểu bản chất thực sự của suy nghĩ là gì? Bạn chất thực sự chứ không phải lý thuyết. Nếu có thể hỏi, thưa bạn, như một người bình thường bạn có suy nghĩ chứ? Và bạn đã biết toàn cơ cấu của nó cùng sự rối ren của nó? Đó là mong muốn người viết đang cố truyền đạt, cảm ơn bạn đã dành thời gian quý báu nhẫn nại đọc.
- Báo cáo

An lang thang
cảm ơn tác giả đã chia sẻ.
Mình cũng từng cảm nhận đại loại rằng mọi suy nghĩ đều dùng đến khái niệm,
mà đằng sau mọi khái niệm đó đều là bản ngã. Mình nghĩ vì thế càng suy nghĩ nhiều thì bản ngã càng tăng trưởng. Đang nghĩ mà con quậy nhiều là quạt "stop đi, mệt lắm" như bậc cha mẹ trong bài ngay!
Mình cũng đã thấy mặt trái của việc suy nghĩ nhiều, nhưng chưa tìm được cách giải thoát bản thân khỏi suy nghĩ như tác giả!
Cũng hoàn toàn đồng ý rằng khi ta quan sát nhiều thì ta sẽ bớt suy nghĩ, cái nghĩ không phải là cái thấy. Khi nghĩ thì không thấy và khi thấy thì không nghĩ
(https://mindfulness70.wordpress.com/2019/11/26/gia-tri-cua-trai-nghiem/)
Đằng sau cái thấy không có ai cả mà đằng sau cái nghĩ cũng chẳng có ai hết, giữa chúng cũng chẳng có ai cả. Nhưng vì chúng diễn ra nối tiếp nhau rất nhanh như một vòng lửa, chúng dựa vào nhau như 3 cái que dựa vào nhau thành 1 cái cột nên ta tưởng ở đó có một ai đó, một cái ngã nào đó. Nếu điều đó đúng, nếu khéo quan sát ta sẽ thực chứng rằng cái ngã (thấy và nghe) ấy chỉ như cái vòng lửa🙂
- Báo cáo

Cao Quang
Tốt lành thay, tôi thấy ngay đây bạn là người nghiêm túc.
Bạn nên biết rằng người suy nghĩ và suy nghĩ là một, nói cách khác, suy nghĩ tự nó tách ra thành người nghĩ và ý nghĩ. Hễ ta biết được sự thật này thì ta sẽ không còn mâu thuẫn, sự rối loạn trong tâm lý chúng ta sẽ chấm dứt. Bởi rối loạn sinh ra do tự trong tâm lý chúng ta mâu thuẫn, xung đột giữa các mảnh vỡ, hễ trong tâm lý ta thống nhất, liền có thay đổi trong tâm hồn.
Bạn không thể chấm dứt bản ngã, cái tôi. Vì người đang cố giải thoát khỏi cái tôi cũng chính là cái tôi. Đây là sự việc khó khăn lắm b à. Nhưng nếu bạn cứ kiên nhẫn quan sát, không cố gắng nắm bắt, không nỗ lực hiểu những việc đang sảy ra bên ngoài bạn, và những suy nghĩ sinh khởi bên trong bạn, đến một giới hạn nhất định suy nghĩ sẽ dừng.
Suy nghĩ luôn giới hạn, bởi vậy khi quan sát mà chỉ có quan sát, không phân loại, bạn sẽ thấy điều kỳ diệu xảy ra, mọi đau khổ cùng sợ hãi chấm dứt, bạn sẽ thấy cái gì là trí tuệ, là tỉnh thức, tình thương, liệu có chăng sự thánh thiện tốt đẹp tuyệt đối mà suy nghĩ không thể gọi tên?
- Báo cáo

Cao Quang
Lần tới người viết sẽ viết một bài về cách quan sát mà không có người quan sát, người viết rất hy vọng bạn sẽ đọc được bài đó.
- Báo cáo

An lang thang
thật tuyệt, khi bạn nói quan sát, tôi hình dung ra đó là sự quan sát đơn thuần, đằng sau sự quan sát ấy ko có người quan sát, nghĩa là không có suy nghĩ tiếp theo. Không có suy nghĩ, không có khái niệm, một sự quan sát không đi kèm với khái niệm!
Hôm nay, lúc thức dậy, tôi tự nhủ: Hãy nhìn xung quanh, mọi thứ vẫn vậy: Cảnh sắc, âm thanh, mùi vi, xúc chạm ..... Đáng lý tất cả thế giới là như thế, vậy mà có những đầu óc chìm vào suy nghĩ, thế giới của họ hoàn toàn là thế giới của suy nghĩ, trong khi ở những đầu óc khác, thế giới rất ít suy nghĩ mà luôn sống động với sắc, âm, vị, xúc chạm, thế giới là hầu như là thế giới của sắc mầu, âm thanh, mùi vị, xúc chạm sinh khởi rồi diệt đi, sinh khởi rồi diệt đi, tự do khỏi các khái niệm và các suy nghĩ dập khuôn!
Nghĩ thế, tôi thấy mình bớt suy nghĩ được 1 chút :)
- Báo cáo

Cao Quang
và nếu bạn cứ tiếp tục chăm chỉ quan sát như thế, bạn sẽ thấy đến một lúc suy nghĩ ngừng. Ngay khoảnh khắc suy nghĩ ngừng, bạn lập tức thấu triệt "cái tôi", "bản ngã" là gì, tự do thực sự là gì, không phải loại tự do mà người ta vẫn đang giao giảng, tự do kiểu đó thì không phải là tự do. Tự do tuyệt đối chính là "không là gì cả", không thể định nghĩa hay gọi tên, đó chính là tính chất của tâm.
Bởi tâm tự do nên nó có thể quan sát mọi thứ mà không chướng ngại, lúc ấy bạn có thứ vũ khí sắc bén nhất, toàn bộ sức mạnh và năng lượng để tìm hiểu tôn giáo cùng mọi cái. Đến lúc ấy bạn hãy thử xem, liệu có thứ gì đó như là thánh thiện, đáng quý nhất mà mọi tôn giáo vẫn nhắc đến, nhưng nó không thể được định nghĩa, hay gọi tên hay không?
Nếu bạn thấy được điều đó, bạn đã không bỏ phí cuộc đời khi làm một con người.
- Báo cáo