Chào mừng bạn với 1 cái rabbit hole mà mình vô tình rơi vào vài hôm trước: The unknown years of Jesus - Khoảng thời gian thất lạc của Chúa Giêxu. Đây là một bài viết được tổng hợp từ các nguồn Internet (aka Wikipedia), so take it with a tiny grain of salt nhé. Nó chỉ là 1 cái rabbit hole khá là cool nên mình muốn share, và nó đặt ra 1 câu hỏi cũng khá vui. Chủ yếu là dịch lại cái trang Wikipedia mình đã đọc thôi, please do your own research nhé.

Where do we begin?

Hầu hết các phiên bản của Tân Ước (The New Testament) chỉ miêu tả khoảng thời gian đầu đời của Chúa Giêxu (0 - 12 tuổi) và khoảng thời gian từ lúc Ngài bắt đầu Sứ mệnh trở về sau (33 tuổi trở đi). Không có phiên bản nào đề cập đến giai đoạn 13-32 tuổi Ngài đang làm gì. Không ai biết Chúa Jesus đã đi đến đâu, trải nghiệm những điều gì trong suốt thời niên thiếu của Ngài.
that's kinda strange, right?
Từ đó chúng ta có "The unknown years of Jesus (những năm mất tích, hoặc không rõ của chúa Jesus)", tức là khoảng thời gian về cuộc đời của Chúa Jesus bị "trống" trong Tân Ước.
Sự kiện Cậu bé trong Đền Thờ. Illustrated by DALL-E.
Sự kiện Cậu bé trong Đền Thờ. Illustrated by DALL-E.
Câu chuyện cuối cùng về thời thơ ấu của Ngài là sự kiện Tìm thấy trong Đền thờ ở tuổi 12, chép trong Tin Mừng của Luca. Cậu bé Giêxu trò chuyện và đặt câu hỏi về Thiên Chúa (or God) với các vị Thầy trong Đền. Mọi người ai cũng ngạc nhiên về cậu. Cậu bảo rằng cậu phải trong "nhà của Cha cậu".
Luke 2:41-52 (NIV): 41. Every year Jesus’ parents went to Jerusalem for the Festival of the Passover. 42. When he was twelve years old, they went up to the festival, according to the custom. 43. After the festival was over, while his parents were returning home, the boy Jesus stayed behind in Jerusalem, but they were unaware of it. 44. Thinking he was in their company, they traveled on for a day. Then they began looking for him among their relatives and friends. 45. When they did not find him, they went back to Jerusalem to look for him. 46. After three days they found him in the temple courts, sitting among the teachers, listening to them and asking them questions. 47. Everyone who heard him was amazed at his understanding and his answers. 48.When his parents saw him, they were astonished. His mother said to him, “Son, why have you treated us like this? Your father and I have been anxiously searching for you.” 49. “Why were you searching for me?” he asked. “Didn’t you know I had to be in my father’s house?” 50. But they did not understand what he was saying to them. Then he went down to Nazareth with them and was obedient to them. But his mother treasured all these things in her heart. 51. And Jesus grew in wisdom and stature, and in favor with God and man.
Luke 3 (phần ngay sau đó) là sự kiện Baptism of Jesus, đánh dấu sự khởi đầu của sứ mệnh là Đấng Messiah của Ngài. Hoàn toàn không có bản ghi nào trong Kinh Thánh về các hoạt động của Chúa Giêxu từ sau sự kiện ở Đền Thờ đến lúc Ngài được làm Phép rửa (từ 12 đến 32 tuổi).
Người ta cho rằng Chúa Giêxu có thể đã là một tektōn (thường được dịch là thợ mộc, nhưng cũng có thể nghĩa là người thợ xây) ở Galilee trong khoảng thời gian đó. Nhưng có lẽ không đơn giản đến như thế.
Vấn đề là, nếu nhìn sang câu chuyện của Đức Phật, chúng ta lại thấy một bản ghi chép rất đầy đủ từ ngày Ngài được sinh ra đến hành trình Ngài tìm kiếm và cuối cùng đạt được đến giác ngộ, bắt đầu ra phổ độ chúng sinh, giảng dạy, đến lúc Ngài nhập diệt. Rất đủ đầy, chi tiết. Chúng ta có thể thấy rõ hành trình tìm kiếm trí tuệ của Đức Phật diễn ra như thế nào.
Kinda a long read, but you can totally read it if you're dedicated:
Thế nhưng, cuộc đời Chúa Giêxu lại có một khoảng trống lớn đó. Một khoảng trống trong hành trình tìm kiếm trí tuệ của Ngài. Vậy khoảng trống đó Chúa Giêxu làm gì và ở đâu?

1. Chúa Giêxu sang nước Anh

Ồh it's time to be Harry Potter
Một số truyền thuyết về Vua Arthur cho rằng Chúa Giêxu đã đi đến Anh khi còn là một cậu bé, sống ở Priddy trong dãy núi Mendips, và xây dựng túp lều đầu tiên ở Glastonbury."
Camelot and the vision of Albion by Geoffrey Ashe 1971 ISBN 0434034010 Page 157 "Blake may be referring to one of the odder offshoots of the Arthur-Grail imbroglio, the belief that Jesus visited Britain as a boy, lived at Priddy in the Mendips, and built the first wattle cabin at Glastonbury. This tale seems to have arisen quite ..." Tạm dịch: Camelot và tầm nhìn về Albion của Geoffrey Ashe 1971 ISBN 0434034010 Trang 157 "Blake có thể đang đề cập đến một trong những nhánh lạ lùng của mớ hỗn độn [truyền thuyết] Arthur-Grail, kể rằng Chúa Giêxu đã đến Anh khi còn là một cậu bé, sống ở Priddy trong dãy núi Mendips, và xây dựng túp lều nứa đầu tiên ở Glastonbury. Câu chuyện này dường như đã xuất hiện khá..."
Gordon Strachan đã viết cuốn "Jesus the Master Builder: Druid Mysteries and the Dawn of Christianity" (1998), làm cảm hứng cho bộ phim tài liệu "And Did Those Feet" (2009). Strachan tin rằng Chúa Giêxu có thể đã đi đến Anh để học hỏi với người Druid. Các bạn click vào đường link Amazon trên nhé. Ko có affliate đâu =))

2. Chúa Giêxu sang Ấn Độ và Tây Tạng

Jesus is back in da East now guys.
Vào năm 1887, phóng viên chiến tranh người Nga Nicolas Notovitch tuyên bố rằng khi ông ở Tu viện Hemis tại Ladakh, ông đã phát hiện ra một tài liệu có tên là "Life of Saint Issa, Best of the Sons of Men" - Issa là tên gọi tiếng Ả Rập của Chúa Giêxu trong Hồi giáo.
Câu chuyện của Notovitch, cùng với bản dịch văn bản "Life of Saint Issa", đã được xuất bản bằng tiếng Pháp vào năm 1894 dưới tựa đề "La vie inconnue de Jesus Christ" (The Unknown Life of Jesus Christ).
Bạn có thể đọc thử trên Archive, có đầy đủ nguyên văn quyển Life of Saint Issa, kể về cuộc đời của Chúa Giêxu trong giai đoạn trống đó.
Theo đó, Chúa Giêxu đã rời Jerusalem năm 13 tuổi và đi về Sindh (một tỉnh phía Đông Nam Pakistan), "với mục đích cải thiện và hoàn thiện bản thân trong sự hiểu biết về thần thánh". Ngài đã băng qua Punjab (một bang ở phía bắc Ấn Độ, có biên giới quốc tế với Pakistan) và đến Puri Jagannath (cách nhau khoảng 2,000km) nơi ngài nghiên cứu Veda dưới sự hướng dẫn của các linh mục Brahmin.
Ngài đã dành sáu năm ở Puri và Rajgirh, gần Nalanda, trung tâm học thuật Hindu cổ đại. Sau đó, Ngài đi đến dãy Himalayas, dành thời gian ở các tu viện Phật giáo Tây Tạng, nghiên cứu Phật giáo, và qua Persia trở về Jerusalem khi 29 tuổi.
Tất nhiên, tác phẩm của ông cực kỳ gây tranh cãi. Obviously.
Nhưng vào năm 1922, Swami Abhedananda, chủ tịch của Hội Vedanta tại New York từ năm 1897 đến 1921 đã đi bộ đến dãy Himalayas và đến Tây Tạng, nơi ông nghiên cứu triết học Phật giáo và Phật giáo Tây Tạng.
Ông đến Tu viện Hemis, và được cho là đã tìm thấy bản thảo được Notovitch dịch, đó là bản dịch tiếng Tây Tạng của cuộn giấy viết bằng tiếng Pali. Vị lama nói rằng bản gốc nằm trong một tu viện ở Marbour gần Lhasa. Sau khi Abhedananda qua đời vào năm 1939, một trong những đệ tử của ông đã hỏi về các tài liệu tại tu viện Hemis năm xưa, nhưng người ta bảo rằng tất cả đã bị thất lạc.
Vào năm 1925, Nicholas Roerich ghi chép về chuyến đi của ông qua Ladakh ở Ấn Độ. Ông kể lại những truyền thuyết về Issa được người dân và các lama Ladakhi lưu truyền, bao gồm việc Issa (Chúa Giêxu) đã đi từ Palestine đến Ấn Độ cùng với các thương nhân và dạy dỗ người dân nơi đây. Here's the link:
Roerich nhìn thấy sự tương đồng đáng ngạc nhiên của những câu chuyện của người Ladakhi với cuốn sách của Notovitch mặc dù người Ladakhi không hề biết đến sự tồn tại của quyển sách đó.
Đây là một trích đoạn từ quyển sách của Nicholas Roerich. Các bạn vào link trên rồi Ctrl + F từ "Issa" thì sẽ thấy.
Tạm dịch:
Hãy lắng nghe cách họ nói về Chúa Giêxu ở châu Á. Trong những truyền thuyết có niên đại nhiều thế kỷ, người ta kể rằng Issa (Chúa Giêxu) đã âm thầm rời bỏ cha mẹ mình và cùng với các thương gia Jerusalem hướng về dòng sông Indus để hoàn thiện bản thân trong bậc Giáo lý cao nhất. Người ta kể rằng, “Ngài đã trải qua thời gian ở nhiều thành phố cổ kính của Ấn Độ như Benares. Tất cả mọi người đều yêu mến Ngài bởi vì Issa sống hòa bình với Vaishas và Shudras, những người mà Ngài giáo dục và giúp đỡ.
Khi xét về mặt thời gian, có thể thấy Phật Giáo ra đời và khoảng thế kỉ thứ 5 - 6 BCE, trong khi Thiên Chúa Giáo ra đời vào thế kỉ 1 CE (sau Phật Giáo khoảng 6 thế kỷ), nên việc Ngài sang châu Á để tìm hiểu và học hỏi thêm về các triết lý nơi đây không phải là điều bất khả thi.
Jesus in India cũng là 1 quyển sách kể lại hành trình sang Ấn Độ của Chúa Giêxu. Trong cuốn sách này, tác giả Hazrat Ahmad đã trả lời được một câu hỏi mà đã làm cho nhiều tác giả phương Tây băn khoăn trong thời gian dài, đó là vấn đề sự tương đồng giữa các lời dạy của Kitô giáo và Phật giáo cũng như giữa cuộc đời của Chúa Giêxu với cuộc đời của Đức Phật. Lời dạy của Phật phải somehow đã đến được Palestine và được Chúa Giêxu kết hợp trong những bài thuyết giảng của Ngài.
Nhưng đã sang châu Á rồi thì phải đi đến miền Far East chứ nhỉ =)))

3. Chúa Giêxu ở Nhật Bản

Oh boy =)))
Shingo, một ngôi làng nhỏ vỏn vẹn 2,000 dân, có một truyền thuyết: Chúa Giê-su lần đầu tiên đến Nhật Bản vào năm 21 tuổi để học Thần học (Theology). Điều này diễn ra trong những năm mất tích của Ngài. Thậm chí có cả một vài video về câu chuyện Chúa Giêxu đã sống và qua đời tại ngôi làng Shingo ấy, và người dân có cả tập quán xoay quanh truyền thuyết đó.
Ngài đặt chân đến cảng phía tây Amanohashidate, một mảnh đất chìa ra vịnh Miyazu, và trở thành môn đệ của một bậc thầy vĩ đại gần núi Phú Sĩ, học ngôn ngữ và văn hóa phương Đông. Ở tuổi 33, Ngài trở lại Judea—bằng cách băng qua Morocco—để nói về “vùng đất thiêng liêng” mà Ngài vừa thăm viếng.
Ở thời cổ đại, người dân ở Shingo duy trì các truyền thống khác biệt so với phần còn lại của Nhật Bản. Đàn ông mặc quần áo giống như những chiếc áo choàng giống như toga ở vùng Palestine trong Kinh Thánh, phụ nữ đội mạng che mặt, và trẻ sơ sinh được đặt trong những cái rổ dệt tương tự như trong Đất Thánh. Không chỉ vậy, trẻ sơ sinh còn được bọc trong áo thêu với hình dáng giống hình sao David và trên trán họ còn được đánh dấu bằng những dấu thập than từ than củi, được xem như một bùa may mắn. Ngôn ngữ địa phương chứa các từ như "aba" hoặc "gaga" (mẹ) và "aya" hoặc "dada" (cha) gần gũi hơn với tiếng Hebrew hơn là tiếng Nhật.

Cách tôn giáo phương Đông hoà quyện với phương Tây

Có thể tất cả những câu chuyện nãy giờ mình kể nó là hư cấu.
Có thể tất cả chỉ là một thuyết âm mưu vô thưởng vô phạt.
Nhưng nó dẫn đến một câu hỏi khá thú vị: "Liệu Kitô giáo có chịu ảnh hưởng của Phật Giáo, và ngược lại?" Có khi nào Chúa Giêxu đã đi chu du khắp châu Á để tìm kiếm tri thức, như cách Đức Phật đã từng đi tu luyện với các đạo sĩ Bà La Môn? Có khi nào hai tôn giáo này đã gặp nhau và hoà quyện với nhau trong lịch sử?
Một giả thuyết là trong khoảng thời gian "trống" đó, Chúa Giêxu đã đi chu du khắp nơi để tìm hiểu và học hỏi các tôn giáo ở những nơi mà Ngài đi qua, sau đó tự đúc kết, tu tập và đạt đến "giác ngộ", tương tự như cách Đức Phật cũng đi tìm kiếm và học hỏi trí tuệ từ các bậc sage để rồi ngồi dưới gốc cây Bồ Đề trong 49 ngày và đắc đạo.
Đến đây chúng ta có thể nhìn xa hơn. Nếu vượt lên trên những nhãn mác của tôn giáo, ta sẽ vô thấy tôn giáo phương Đông và phương Tây có những nét vô cùng tương đồng. Các bạn có thể tham khảo quyển "Living Buddha, Living Christ" của thầy Thích Nhất Hạnh. Trong quyển này, thầy nhấn mạnh những điểm tương đồng giữa hai hệ niềm tin. Đây là link Goodreads cho các bạn đọc review:
Một câu quote mình thấy rất thú vị từ quyển Living Buddha và Living Christ:
"During the last fifteen years while sharing the Buddha’s Dharma in the West, I always urged my Western friends to go back to their own traditions and rediscover the values that are there, those values they have not been able to touch before. The practice of Buddhist meditation can help them do so, and many have succeeded. Buddhism is made of non-Buddhist elements. Buddhism has no separate self. When you are a truly happy Christian, you are also a Buddhist. And vice versa.” - Thích Nhất Hạnh, Living Buddha, Living Christ Tạm dịch: "Trong suốt 15 năm qua, trong quá trình chia sẻ Đạo Phật ở phương Tây, tôi luôn khuyến khích bạn bè phương Tây của tôi quay trở lại các truyền thống của họ và khám phá lại những giá trị ở trong đó, những giá trị mà họ chưa từng trải qua trước đây. Thực hành thiền Phật có thể giúp họ làm điều đó, và nhiều người đã thành công. Phật giáo được tạo thành từ những yếu tố không phải là Phật giáo. Phật giáo không có thể chất riêng biệt. Khi bạn là một Kitô hữu thực sự hạnh phúc, bạn cũng là một Phật tử. Và ngược lại."
Theo một cách nào đó, cả Kitô giáo và Phật Giáo nguyên thuỷ đều hướng người ta tìm đến cái gọi là "enlightenment" ấy, chỉ khác là Kitô giáo dùng một ngôn ngữ khác, là "God". Cả hai tôn giáo đều hướng đến điều thiện: Kitô giáo dạy rằng "love your neighbor as yourself", rằng "do unto others as you would have them do unto you", Phật Giáo cũng dạy từ bi với chúng sanh. Dù ở hai nơi khác nhau, dù dùng cách diễn giải khác nhau, cả hai tôn giáo đều chỉ về một hướng, chỉ về sự giải thoát. Phật giáo gọi nó là nirvana, Kitô giáo gọi đó là "về với Chúa".
Không phải vì gặp nhau mà hai tôn giáo lại giống nhau, mà vì cả hai tôn giáo đều đang dẫn người ta về với một điều giống nhau.