Nếu bạn hay cảm thấy buồn chán, chán nản với mọi thứ đang diễn ra trong cuộc sống thì có vẻ, bạn là một người cực kì thông minh đấy! Không đùa! Tôi sẽ chứng minh cho bạn thấy bằng những quan điểm dưới đây.
Thứ nhất, đứa trẻ thông minh nhất là đứa mau chán nhất, bởi không có cái gì thu hút sự chú ý của nó lâu được. Sớm hay muộn nó cũng sẽ tình cờ gặp phải vấn đề thế này:
“Giờ thì thế nào nữa? Kết thúc rồi. Mình đã thấy món đồ chơi này, mình đã tháo tung nó ra, đã săm soi từng mảnh một, giờ thì xong cả rồi và tiếp theo sẽ là gì đây?”.
Trước tuổi thành niên, đứa bé thông minh đã biết buồn chán.
Đứa trẻ cực kì thông minh sẽ dễ chán rất nhanh.
Đứa trẻ cực kì thông minh sẽ dễ chán rất nhanh.
Và khi lớn lên, chỉ những người có năng lực và sáng suốt mới cảm nhận nỗi buồn. Những kẻ si ngốc thì chẳng mấy khi. Họ hoàn toàn vui thích với công việc, kiếm tiền, dành dụm một số đư tài khoản kếch sù, nuôi nấng con cái, sinh đẻ, ăn uống, xem phim, đi nhà hàng, tham gia hoạt động chỗ này chỗ kia.
Họ thấy hài lòng và không có cảm giác buồn chán thực sự.
Người bình thường tận hưởng niềm vui đơn giản, phải lòng một cô nàng hay một anh chàng mới và sung sướng vì điều đó. Nhưng chỉ ngày mai thôi, đã chán chê với người này và sớm tìm kiếm đối tượng khác.
Người bình thường cảm thấy vui khi vừa có một chiếc xe mới; ngày mai thôi, anh ta sẽ tìm chiếc khác. Cuộc sống cứ tiếp diễn theo chu trình như thế mãi mà anh ta chẳng biết điểm kết thúc. Quả là một vòng lặp vô tận.
Nhưng người càng thông minh như bạn sẽ càng sớm thoát khỏi nó, bạn sẽ nhận thức một điều rằng những thứ đó thật vô nghĩa. Có làm gì đi nữa thì đến cuối cùng mọi hoạt động đều chỉ mang đến nỗi buồn chán.
"Phải có cách nào đó giải thích cho chuyện này, hẳn phải có điều cao siêu hơn thay vì những thứ tẻ nhạt ấy."
Nếu bạn có những thắc mắc ấy thì xin chúc mừng, bạn đã đạt được bước chân đầu tiên để đi đến giác ngộ.
Để giác ngộ thì trước tiên bạn cần phải thấy buồn chán. Bạn đang khởi đầu hành trình ấy nhưng chưa một ai hướng dẫn cho bạn những bước kế tiếp phải làm gì. Vậy nên tôi ở đây để làm điều ấy.
Để giác ngộ thì trước nhất, bạn phải thấy chán cái đã!
Để giác ngộ thì trước nhất, bạn phải thấy chán cái đã!
Thứ bạn cần làm duy nhất, là thiền định.
Thiền định là gì? Đối mặt với nỗi buồn chán chính là thiền định.
Toàn bộ nỗ lực Thiền định bao gồm thế này:
1. Chán nản nhưng không trốn tránh khỏi nó
2. Luôn tự cảnh tỉnh và tránh rơi vào giấc ngủ
3. Duy trì quá trình ấy đến khi nào bạn đạt được giác ngộ
Người ngồi thiền phải làm những gì? Ngồi yên lặng, quan sát rốn hoặc quán sát hơi thở, chỉ vậy thôi. Nhưng bạn nghĩ điều đó có đơn giản không, họ sẽ vui vẻ và thoải mái hơn với tư thế đó chăng?
Sự thật là anh ta chán nản khủng khiếp! Anh ta đang phải tranh đấu với sự khó chịu và cả cơn buồn ngủ. Đó là lý do vì sao các thiền sư cứ phải lần tràng hạt để giữ tâm trí tỉnh táo, hoặc phải có ai đi qua đi lại với cây gậy và sẵn sàng đánh vào vai nếu anh ta bắt đầu xiêu vẹo, bởi họ đang ở mấp mé ranh giới của cơn buồn ngủ.
Đức Phật cũng đã kinh qua nỗi buồn chán rã rời. Ngài từ bỏ vương quyền khi chỉ mới hai mươi chín tuổi, khi đỉnh điểm của thời thanh xuân. Vì Ngài cảm nhận được nỗi buồn chán với phụ nữ, với mỹ tửu, với của cải, với vương quyền, với mọi thứ. Ngài thật may mắn vì sinh ra trong dòng dõi hoàng gia và được trải nghiệm nhứng thứ sung sướng nhất cuộc đời.
Ngài đã chứng kiến tất cả, nhìn thấu tất cả nên Ngài mới buồn chán.
Cuối cùng Ngài từ bỏ thế giới để tìm kiếm con đường cho riêng mình. Bạn cũng vậy, bạn cũng cảm thấy chán nản như Đức Phật nhưng khác ở chỗ, bạn không thể từ bỏ mọi thứ để đi theo con đường riêng vì vẫn có quá nhiều thứ ràng buộc bạn ở lại.
Hoặc là bạn chẳng đủ dũng cảm để đối mặt với cơn buồn chán, và hầu hết loài người cũng không thể đối diện với nó, vậy nên nhân loại mới chế tạo ra rượu và thuốc cùng hàng ngàn thứ khác nhau để giải trí.
Đây chính là những phương cách để con người trốn khỏi nỗi buồn.
Nhưng bạn đâu thật sự trốn thoát khỏi nó được, ấy chẳng qua chỉ là sự lảng tránh nhất thời. Buồn chán là đặc tính cố hữu của loài người và hết lần này đến lần khác, nó sẽ xuất hiện vào cuối cùng, trừ khi bạn qua đời, bằng không nó sẽ luôn ở đó và lớn dần theo năm tháng.
Bạn cứ chìm đắm trong tình dục, trong ăn uống vô độ, trong âm nhạc hoặc bất kì thứ gì giúp thỏa mãn bạn.
Nếu không sáng suốt, bạn sẽ bị nhấn chìm trong sự khoái cảm tầm thường.
Nếu không sáng suốt, bạn sẽ bị nhấn chìm trong sự khoái cảm tầm thường.
Chúng ta có hai cách để đáp lại nỗi buồn chán. Thông thường người ta hay làm theo cách thứ nhất: lảng tránh nó, không muốn đối mặt với nó, bỏ nó lại sau lưng rồi trốn chạy bằng cách làm một cái gì đó để quên nó đi.
Câu trả lời thứ hai: là đối điện với nỗi buồn, thiền định về nó, chung sống với nó, trở thành nó. Đó chính xác là những gì Đức Phật đã làm đưới cội bồ đề - cũng là những gì các thiền nhân vẫn đang thực hiện hàng ngày.
Đức Phật cũng đã từ bỏ thế giới trong một tâm trạng chán nản tột độ. Và Ngài đã làm gì sau đó, trong suốt sáu năm lang bạt trong những cánh rừng? Ngài mỗi lúc mỗi thấm thía nỗi chán nản hơn. Bạn có thể làm gì khi ngồi trong rừng nào? Lắng nghe hơi thở, tập trung vào rốn, ngày đến ngày đi, năm qua năm lại mà chẳng có gì vui thú.
Các thiền sư cũng chẳng khá hơn. Ngồi hàng giờ trong tư thế thiền định, chỉ quán sát hơi thở thôi. Toàn bộ quá trình Thiền tập chính là nuôi đưỡng nỗi buồn chán. Trong Thiền viện, mỗi ngày bạn phải đậy vào đúng giờ ấy, ngày nào cũng vậy, ngày này qua ngày khác, năm này sang năm khác.
Dù hạ hay đông, bạn đều phải dậy vào lúc ba giờ sáng, gội sạch thân thể. Bạn phải uống cùng một thứ trà ấy, rồi ngồi Thiền… Vẫn là từng đó hoạt động lặp đi lặp lại. Và mọi việc trong ngày điễn ra theo một quy trình cực kỳ cố định: Bạn ăn sáng vào một giờ nhất định, sau đó lại Thiền định, sẽ lại ăn cùng một món ăn ấy vào cùng một giờ ấy! Mọi việc chỉ hỗ trợ thêm cho nỗi buồn chán.
Đó chính là bí mật của quá trình thiền định: Nếu bạn tiếp tục quán sát, quán sát, quán sát, nỗi buồn chán sẽ ngày một trào đâng, trào dâng, mỗi lúc một mênh mông rồi lên đến đỉnh điểm.
Bất thần một ngày nọ, nỗi buồn chán trở nên vô biên vô lượng. Nó bóp nghẹt bạn, nó gần như giết chết bạn. Cả một đại đương mênh mông của nỗi buồn nhấn chìm bạn. Nó làm bạn mất phương hướng, làm bạn tuyệt đường. Tại vô biên vô lượng nỗi buồn, nỗi buồn chán bất ngờ biến mất.
Giống như Đức Phật, Ngài đã nuôi dưỡng nỗi buồn đến cực điểm và vào một đêm nọ, nó biến mất. Nó tự nhiên biến mất, ấy là đại ngộ và Ngài chỉ còn trống rỗng.
Tương tự như bạn, giờ đây bạn chỉ còn rỗng không, bạn chẳng còn một mảy may buồn chán nào nữa.
Bạn đã nhận ra cái trống không của cuộc đời. Ánh sáng bừng lên, còn bạn thì biến mất. Cùng với ánh sáng, niềm hoan lạc tràn ngập. Bạn tràn ngập niềm hân hoan. Niềm an lạc tuôn trào trong chính bạn cũng như trong chính Đức Phật.
Bạn tràn ngập niềm hân hoan giống như Đức Phật.
Bạn tràn ngập niềm hân hoan giống như Đức Phật.
Đó là một sự kiện tâm linh mà duy nhất con người có thể đạt tới. Một con trâu chẳng bao giờ buồn chán, trông chúng lúc nào cũng hoàn toàn hạnh phúc và thỏa mãn. Duy có con người biết buồn chán.
Chỉ con người, chỉ có bạn mới có khả năng cảm nhận được nỗi buồn chán còn các loài vật khác thì không. Loài vật không cần khai tâm, không cần đắc đạo, vì vậy chúng cũng chẳng buồn chán bao giờ.
Con người thì khác, con người có sự sáng suốt và nhận thức, chỉ con người có đủ khả năng đối diện với nó, vượt qua nó.
Chỉ có con người biết buồn chán và chỉ con người biết đại ngộ.