Con người sinh ra là thiện hay là ác?
Có 2 triết gia Trung Hoa cổ đại đã có 2 kết luận hoàn toàn trái ngược nhau khi trả lời câu hỏi này. Niềm tin rằng "Nhân chi sơ, tính bản thiện" được coi trọng và truyền bá phổ biến xuất phát từ Mạnh Tử, trong khi một triết gia đương thời khác với ông - Tuân Tử lại nghĩ rằng "Nhân chi sơ, tính bản ác". Ngay cả khi học trò của Tuân Tử làm đến chức Tể tướng nước Tần thì học thuyết của ông vẫn bị người đời coi thường. Tuân Tử là một cái bóng nhỏ trên bầu trời Triết học Trung Hoa
Mạnh Tử - Bản chất con người là thiện
Mạnh Tử - Bản chất con người là thiện
Tuân Tử - Bản chất con người là ác
Tuân Tử - Bản chất con người là ác
Nếu dựa trên bình diện nổi tiếng để đánh giá có lẽ Mạnh Tử là người chiến thắng. Kể từ thời của 2 Triết gia này (khoảng năm 300TCN) thì sách của Mạnh Tử trở nên phổ cập trong tầng lớp tri thức quý tộc Trung Hoa cùng với sách của thầy ông - Khổng Tử.
Mọi chuyện có vẻ dừng lại ở đó cho đến thế kỷ 17 ở phương Tây, Thomas Hobbes một lần nữa ca thán về bản chất con người, rằng trong điều kiện tự nhiên con người không khác gì con vật - tàn nhẫn một cách ngây thơ. Một thế kỷ sau đó, triết gia Pháp Jean-Jacques Rousseau phản bác lại bằng quan điểm của Mạnh Tử. Đối với Rousseau con người bản chất là thiện, sự tàn ác là do hoàn cảnh xã hội ép con người tới đường cùng nên họ phải trở nên độc ác để sinh tồn.
Thomas Hobbes - Trẻ con về cơ bản là ác
Thomas Hobbes - Trẻ con về cơ bản là ác
Jean Jacques Rousseau - Trẻ con thiện lành
Jean Jacques Rousseau - Trẻ con thiện lành
Sau hàng ngàn năm các triết gia vẫn chưa thống nhất quan điểm trong cuộc tranh luận này. Liệu khoa học hiện đại có thể làm sáng tỏ?
BBC Earth có đưa tin về một nghiên cứu của 2 giáo sư trường ĐH Yale là Karen Wynn and Paul Bloom trong thí nghiệm về các khối màu bắt nạt. Các em bé dưới 1 tuổi được xem một đoạn phim về khối màu xanh bắt nạt khối màu đỏ khi cố gắng leo lên một đoạn dốc trong khi đó khối màu vàng giúp đỡ khối đỏ vượt qua con dốc. Sau đó các bé được chọn sẽ chơi với các khối màu này. Kết quả là hầu hết các bé lựa chọn chơi với các khối màu vàng.
Tuy nhiên, các nghiên cứu của giáo sư Richard Tremblay thuộc trường ĐH Montreal về bạo lực ở trẻ nhỏ lại đưa đến kết quả khác. Trẻ em dưới 2 tuổi có các hành vi cắn, đá, đạp và đấm được theo dõi ở diện rộng và ghi chép lại tần suất. Kết quả cho thấy 30% trẻ tham gia gần như ko sử dụng bạo lực, 50% có sử dụng ở mức độ thấp và 17% trẻ rất hung hăng. Đặc biệt nhóm 17% này không có xu hướng giảm sự hung hăng này ngay cả khi lớn hơn.
Để kết lại thì cho đến thời điểm này, cuộc tranh luận vẫn đang tiếp tục. Bạn hãy nhớ đến Mạnh Tử và Rousseau khi bạn lên án xã hội và đòi hỏi cải cách cũng như khi bạn muốn con cái (hay trẻ em) được tự do phát triển không rào cản. Ngược lại, mỗi khi bạn kỷ luật một đứa trẻ, bắt nó làm hay không làm một việc gì đó, chê bai những thanh niên ngổ ngáo đua đòi thì đó là lúc mà tinh thần của Hobbes hay Tuân Tử đang ở trong con người bạn. Cá nhân tôi nghĩ rằng tất cả các triết gia này đều đúng. Với hơn khoảng 385 ngàn người sinh ra mỗi ngày, chắc chắn sẽ có những người nghiêng về bóng tối nhiều như những người đứng về phía ánh sáng. Nhưng suy cho cùng thì "Lằn ranh phân chia thiện ác cắt qua trái tim của mỗi con người", mỗi chúng ta chính là bản thể của thiện ác.

Nguồn:

- 20:12 phỏng vấn với giáo sư Richard Tremblay "https://www.youtube.com/watch?v=6vXVn8bK2wA"
- Nghiên cứu của ĐH Yale "https://www.bbcearth.com/news/are-babies-born-good-or-evil"