Một góc nhìn sâu sắc về lý do tại sao tìm kiếm một người hấp dẫn để dành thời gian cùng lại khó khăn như vậy trong những ngày này.
Khi bạn nghĩ về nó, mặc dù cảm thấy khó chịu, các vấn đề mà mọi người gặp phải trong hẹn hò nghe không đáng kể lắm.
Ví dụ, chúng ta đi đứng và nói chuyện trong suốt quãng đời của mình, nhưng khi bước tới gần một người mà ta cảm thấy hấp dẫn và mở lời để nói câu "xin chào" thì cảm giác như quá sức phức tạp đối với chúng ta. Mọi người đã sử dụng điện thoại từ khi còn nhỏ, nhưng chỉ việc quay số điện thoại của một người cũng làm họ cảm thấy đau đớn cùng cực và bạn nghĩ họ đang bị tra tấn bằng nước(waterboarded). Phần lớn chúng ta từng hôn một ai đó từ trước, xem hàng trăm bộ phim và các ví dụ trong cuộc sống thật về việc người khác hôn nhau, nhưng chúng ta vẫn nhìn chằm chằm một cách mơ hồ vào đối phương bằng đôi mắt triều mến của ta hàng giờ, nói với chính bản thân mình rằng ta không bao giờ tìm thấy "thời điểm hoàn hảo" để làm điều đó.
Tại sao? Nó nghe có vẻ đơn giản, nhưng tại sao lại khó khăn đến như vậy?
Chúng ta gây dựng nên cả một sự nghiệp, viết tiểu thuyết, trèo lên các đỉnh núi, giúp đỡ người lạ và bạn bè đi qua những thời điểm khó khăn, giải quyết các vấn đề xã hội gai góc nhất của thế giới nhưng khi chúng ta đối diện với một người mà ta thấy thu hút, tim ta đập rộn ràng và tâm trí ta quay cuồng. Và rồi ta chết lặng.
Lời khuyên về hẹn hò thường so sánh việc cải thiện đời sống hẹn hò của một người với việc cải thiện một vài kỹ năng thực tế nào đó, như chơi đàn piano hay học một ngoại ngữ. Tất nhiên là có một vài nguyên lý trùng lặp, nhưng thật khó để tưởng tượng phần lớn mọi người cảm thấy run cùng với sự sợ hãi mỗi lần họ ngồi trước bàn phím. Và tôi chưa bao giờ gặp một ai trở nên chán chường trong một tuần rồi sau đó không chia động từ chính xác. Chúng không giống nhau.
Nói chung, nếu một người luyện tập đánh piano hàng ngày trong hai năm, họ sẽ trở nên rất giỏi về việc đó. Nhưng nhiều người dành phần lớn cuộc đời họ, thất bại hết cuộc tình này đến cuộc tình khác.
Tại sao?
Điều đó nói lên gì về lĩnh vực này của cuộc sống khi mà các hành động cơ bản nhất lại cảm thấy bất khả thi, hành vi lặp lại đó thường dẫn đến ít hay không có sự thay đổi nào cả và các cơ chế phòng vệ tâm lý của chúng ta dựng lên quá mức, cố gắng thuyết phục chúng ta không theo đuổi những gì chúng ta muốn?
Tại sao một người có thể chinh phục các mức thang danh vọng trong một tập đoàn, trở thành một CEO thực chiến, yêu cầu và nhận được sự tôn trọng và ngưỡng mộ của hàng trăm bộ óc thiên tài, và rồi lúng túng bởi cuộc hẹn hò ăn tối đơn giản với một người lạ xinh đẹp?

Các bản đồ cảm xúc của chúng ta

Khi còn là một đứa trẻ, không ai trong chúng ta được đáp ứng 100% nhu cầu của mình. Điều này đúng với bạn. Đúng với tôi. Đúng với mọi người. Cấp độ mà nhu cầu của chúng ta không được đáp ứng rất khác nhau và sự tự nhiên của việc nhu cầu của chúng ta không được thoả mãn khác nhau như thế nào. Do đó sự thật đau buồn về sự trưởng thành: chúng ta mang trong mình những gánh nặng. Và một vài trong số chúng ta mang nhiều gánh nặng hơn những người khác. Bất kể đó là việc cha mẹ ôm chúng ta không đủ, không cho ta ăn đủ đều đặn, một người cha không thường xuyên ở cùng, một người mẹ bỏ rơi chúng ta và trốn chạy, buộc chuyển từ trường này đến trường khác khi còn là một thằng nhóc và chưa bao giờ có người bạn nào - tất cả những trải nghiệm đó để lại dấu ấn như một chuỗi những chấn thương nhỏ định hình và định nghĩa chúng ta.
Sự tự nhiên và thâm trầm của những chấn thương đó in hằn bản thân chúng vào vô thức của chúng ta và trở thành bản đồ về việc chúng ta trải nghiệm tình yêu, sự thân mật và tình dục xuyên suốt cuộc sống của chúng ta như thế nào.
Nếu mẹ là một người quá bảo bọc và cha thì chưa bao giờ ở cùng thì điều đó sẽ định hình một phần của bản đồ cho tình yêu và sự thân mật. Nếu chúng ta bị thao túng hay cảm thấy dằn vặt bởi anh chị em và bạn thân của ta, điều đó sẽ in hằn bản thân nó như một phần của hình ảnh bản thân ta. Nếu mẹ là một người nghiện rượu và cha thì lăng nhăng với những người phụ nữ khác, nó sẽ ở lại với ta. Nếu bạn gái/bạn trai đầu tiên của chúng ta chết trong một vụ tai nạn xe hơi hay cha đánh chúng ta bởi ông ấy bắt quả tang ta thủ dâm - thì, bạn hiểu rồi đó. Những dấu vết đó không chỉ có ảnh hưởng mà còn định nghĩa tất cả các mối quan hệ lãng mạn và tình dục trong tương lai của ta như một người trưởng thành.
Bạn, tôi và mọi người gặp hàng trăm, nếu không nói là hàng nghìn người. Trong số hàng nghìn người đó, hàng trăm người dễ dàng đáp ứng các tiêu chí thể chất của chúng ta cho một người bạn tình. Nhưng trong số hàng trăm người đó, chúng ta yêu chỉ rất ít trong số đó. Chỉ một số ít người chúng ta gặp trong suốt quãng đời của mình có tác động đến tâm khảm của ta, nơi chúng ta đánh mất tất cả lý trí, sự kiểm soát và nằm thao thức cả đêm nghĩ về họ.
Đó thường không phải là người mà chúng ta mong đợi. Một người thì có vẻ hoàn hảo trên giấy tờ. Một người yêu tiềm năng khác thì lại cực kì vui tính và họ cũng thật tuyệt trên giường nữa. Nhưng đôi lúc, có một người nào đó làm chúng ta không thể ngừng việc nghĩ về họ, người mà chúng ta quay lại hết lần này đến lần khác một cách vô tình.
Các nhà tâm lý học tin rằng tình yêu lãng mạn xuất hiện khi vô thức của ta phơi bày đến với một người và người đó trùng khớp với hình mẫu về tình yêu của cha mẹ mà chúng ta trải nghiệm khi lớn lên, một người hành xử đúng với bản đồ cảm xúc dành cho sự thân mật của chúng ta. Vô thức của ta luôn tìm kiếm để trở về với sự nuôi dưỡng vô điều kiện mà chúng ta nhận được khi còn nhỏ, để làm lại và chữa lành các chấn thương chúng ta đã trải qua.
Nói ngắn gọn, vô thức của ta hỗ trợ cho việc tìm kiếm các điểm thú vị, lãng mạn ở một người, người mà nó tin rằng sẽ đáp ứng các nhu cầu cảm xúc chưa được thoả mãn của chúng ta, để lấp đầy khoảng trống tình yêu và sự nuôi dưỡng chúng ta thiếu thốn khi còn là một đứa trẻ. Điều này là lý do tại sao người mà chúng ta yêu hầu như luôn có sự tương đồng với cha mẹ của ta ở cấp độ cảm xúc.
Đó là lý do tại sao những người yêu nhau điên cuồng nói với nhau, "anh làm đủ đầy em" hay xem nhau như "một nửa tốt hơn" của họ. Điều đó cũng là lý do tại sao các cặp đôi khổ sở bởi tình yêu mới chớm thường hành động như trẻ con khi ở cùng nhau. Tâm trí vô thức của họ không thể phân biệt giữa tình yêu họ nhận được từ bạn gái/bạn trai của họ với tình yêu họ từng nhận được khi còn là một đứa trẻ từ cha mẹ của họ.
Điều này cũng là lý do tại sao hẹn hò và các mối quan hệ lại đau đớn và khó khăn cho nhiều trong số chúng ta đến thế, đặc biệt nếu chúng ta có mối quan hệ căng thẳng ở gia đình ta khi lớn lên. Không như chơi đàn piano hay học một ngôn ngữ, đời sống hẹn hò và tình dục của ta gắn bó chặt chẽ, mang tính trói buộc với các nhu cầu cảm xúc của ta và khi chúng ta rơi vào tình huống có thể dẫn đến thân mật hay tình dục, những trải nghiệm đó cọ xát với các chấn thương có từ trước của ta, từ đó dẫn đến việc chúng ta cảm thấy lo lắng, căng thẳng và đau khổ.
Cho nên khi một người từ chối bạn, điều đó không chỉ đơn thuần là việc bạn bị từ chối - thay vào đó, đối với vô thức của bạn, bạn nhớ lại mỗi lần mẹ của bạn từ chối bạn hay nhu cầu muốn được yêu thương của bạn bị khước từ.
Nỗi sợ phi lý này bạn cảm nhận được lúc bạn cởi bỏ xiêm y của mình trước mặt một người mới không chỉ là khoảnh khắc của sự lo lắng mà còn là mỗi lần bạn bị phạt do những suy nghĩ hay cảm xúc tình dục khi lớn lên.
Không tin tôi chứ gì? Nghĩ về điều này đi. Một người không xuất hiện tại cuộc gặp kinh doanh bình thường của bạn. Bạn cảm thấy như thế nào? Có thể tức giận. Có thể là một chút vô lễ. Nhưng cơ bản là bạn vượt qua nó rất nhanh và thường bạn về nhà, xem tivi để rồi bạn thậm chí không nhớ nó từng xảy ra nữa.
Bây giờ, tưởng tượng một người mà bạn bị thu hút một cách mạnh mẽ không xuất hiện tại buổi hẹn hò. Bạn cảm thấy như thế nào? Nếu bạn như phần lớn mọi người, có những cuộc vật lộn trong lĩnh vực này của cuộc sống như họ, bạn cảm thấy như cứt vậy. Như kiểu bạn từng bị và giờ nó lại diễn ra và tiếp tục.
Tại sao? Bởi bị cho leo cây cọ xát với nỗi sợ bị bỏ rơi vô thức của ta, sợ rằng không ai yêu bạn và bạn sẽ cô đơn mãi về sau.
Có thể bạn tức giận, gọi điện cho họ và để lại những cuộc voicemail giận dữ. Có thể bạn tiếp tục gọi cho họ trong nhiều tuần hay nhiều tháng sau đó, cảm thấy tức giận hết lần này đến lần khác, cảm thấy càng tệ hơn sau mỗi lần làm điều đó. Hay có thể bạn chỉ cảm thấy chán nản và đăng các trạng thái chán chường, ủ rủ về nó trên Facebook hay một diễn đàn hẹn hò nào đó.
Mọi nỗi sợ phi lý, sự bùng nổ cảm xúc hay sự tự ti bạn có trong đời sống hẹn hò là một dấu vết trên tấm bản đồ cảm xúc của bạn từ các mối quan hệ của bạn khi lớn lên.
Điều này là lý do tại sao bạn cảm thấy khiếp sợ cho nụ hôn đầu đời đến vậy. Là lý do tại sao bạn đơ ra khi đến lúc giới thiệu bản thân đến với một người bạn không biết hay nói với một người bạn chỉ mới gặp về việc bạn cảm thấy như thế nào về họ. Là lý do tại sao bạn câm như hến mỗi lần bạn ngủ với một người mới nào đó hay bạn đơ ra và cảm thấy không thoải mái khi đến lúc phải cởi mở và chia sẻ bản thân với một người.
Danh sách có thể kéo dài mãi.
Tất cả những vấn đề đó có nguyên nhân gốc rễ nằm sâu bên trong vô thức của bạn, các nhu cầu cảm xúc không được thoả mãn và chấn thương của bạn.

Tách biệt khỏi cảm xúc của chúng ta.

Một cách phổ biến để chúng ta phớt lờ việc giải quyết các căng thẳng cảm xúc liên quan đến hẹn hò là bằng cách tách biệt cảm xúc của chúng ta khỏi sự thân mật và tình dục. Nếu chúng ta dẹp bỏ nhu cầu cho sự thân mật và kết nối của mình thì các hành động tình dục của chúng ta sẽ không còn cọ xát với các bản đồ cảm xúc của ta và chúng ta có thể giảm đi rất nhiều sự túng thiếu và lo lắng mà chúng ta đã từng cảm nhận trong khi vẫn gặt hái được các lợi ích trên bề mặt. Nó cần thời gian và thực hành, nhưng một khi tách biệt khỏi cảm xúc của chính mình, chúng ta có thể tận hưởng tình dục và tính hợp lệ của hẹn hò mà không lo lắng cho sự thân mật, kết nối và trong một số trường hợp, đạo đức.
Đây là những cách phổ biến chúng ta tách biệt hẹn hò khỏi các cảm xúc của chúng ta:
- Vật thể hoá. Vật thể hoá một người là khi bạn gặp họ chỉ vì một mục đích cụ thể nào đó mà không xem họ như một con người toàn vẹn. Bạn có thể vật thể hoá mọi người như các đối tượng tình dục, các đối tượng công việc, các đối tượng xã hội hay không gì cả trong số những thứ trên. Bạn có thể vật thể hoá một người cho tình dục, địa vị hay sự ảnh hưởng. Nhưng vật thể hoá đến cuối cùng là thảm hoạ cho sức khoẻ cảm xúc của một người, không phải đề cập đến các mối quan hệ của một người.
- Phân biệt đối xử giới tính. Xem các giới tính khác như sự thấp kém hay vốn dĩ đã là xấu xa/vớ vẩn là một cách chắc chắn để chuyển các vấn đề cảm xúc của một người sang phần đông dân số hơn là tự giải quyết chúng. Không có thất bại, đàn ông, người đối xử và xem phụ nữ như sự thấp kém hơn "khác" nào đó thường xuyên phỏng chiếu sự tức giận và tự ti của họ lên những người phụ nữ họ gặp hơn là giải quyết chúng. Điều này cũng tương tự đối với phụ nữ.
- Thao túng và làm trò. Bởi bị hấp dẫn vào việc làm trò và thao túng, chúng ta từ chối mục đích và danh tính thật của ta, do đó chúng ta cũng từ chối các bản đồ cảm xúc. Với những kế sách đó, mục đích là làm cho một người rơi vào quan điểm mà chúng ta tạo ra hơn là chúng ta thực sự là ai, giảm đi đáng kể nguy cơ đào xâu vào các vết sẹo cảm xúc được chôn dấu của các mối quan hệ trong quá khứ.
- Lạm dụng hài hước, chọc ghẹo, đùa cợt. Một chiến lược kinh điển của sự xao nhãng. Không phải các câu đùa hay chọc ghẹo luôn xấu nhưng việc tương tác không có gì cả ngoài các câu đùa và chọc ghẹo nghĩa là cuộc hội thoại mà không nói bất kì thứ gì quan trọng, để vui vẻ với chính bản thân bạn mà không thực sự làm bất kì thứ gì cả và để cảm giác như bạn biết nhau mà sự thật thì không phải vậy. Đây là điểm đặc trưng nhất của các nền văn hoá nói tiếng anh - đàn ông và phụ nữ, thẳng và gay - họ có xu hướng sử dụng sự mỉa mai và chọc ghẹo như một phương tiện để ngụ ý sự yêu mến hơn là thực sự thể hiện nó ra.
- Câu lạc bộ khoả thân, mại dâm, văn hoá phẩm khiêu dâm. Một cách để trải nghiệm gián tiếp các hoạt động tình dục của một người thông qua một người đàn bà vô vị, hoàn hảo, bất kể trên màn hình, một sân khấu hay làm bạn mất 100$ một giờ.
Nói chung, càng nhiều sự oán giận của một người được che đậy thì càng có khả năng người đó vật thể hoá người khác. Những người có những mối quan hệ bất ổn với cha mẹ của họ, bị bỏ rơi trong một mối quan hệ trước đó, hay dằn vặt và bị chọc ghẹo khi họ lớn lên - những người đó sẽ có khả năng tìm thấy việc đó dễ dàng hơn nhiều, bị thu hút vào việc vật thể hoá và đo lường đời sống tình dục của họ hơn là đối mặt với con quỷ trong họ và vượt qua những vết sẹo cảm xúc của họ với những người họ bị thu hút.
Phần lớn chúng ta, vào những dịp khác nhau, tách biệt các cảm xúc của chúng ta và vật thể hoá một người nào đó(hoặc toàn bộ cả một nhóm người) cho bất kể đó là lý do gì đi nữa. Tôi sẽ nói rằng, bất kể, ở đó là rất nhiều áp lực xã hội đặt lên đàn ông, đặc biệt trai thẳng, để lờ đi các cảm xúc của họ, đặc biệt "yếu điểm" về cảm xúc cũng như nhu cầu cho sự thân mật và yêu thương. Xã hội ngày càng chấp nhận hơn cho đàn ông để họ vật thể hoá đời sống tình dục của chính mình và khoe khoang về nó. Bất kể bạn nghĩ điều đó đúng hay sai hay không quan trọng, nó là như thế đấy.

Đối diện với các vấn đề của bạn và chiến thắng

Tách biệt khỏi các nhu cầu cảm xúc của bạn thì dễ đó. Nó chỉ yêu cầu nỗ lực bên ngoài và một vài niềm tin nông cạn. Làm việc với các vấn đề và giải quyết chúng yêu cầu rất nhiều máu, mồ hôi và nước mắt. Phần lớn mọi người không sẵn lòng đào sâu và đặt nỗ lực vào đó, nhưng nó lại mang đến các kết quả tuyệt vời và lâu dài hơn nhiều.
1. Sai lầm lớn nhất khi đến với việc giải quyết sự thừa mứa các gánh nặng cảm xúc là những cảm xúc đó sẽ hoàn toàn biến mất. Các nghiên cứu chỉ ra rằng nỗi sợ hãi, lo lắng, chấn thương, ... ảnh hưởng sâu sắc lên bộ não của chúng ta theo cái cách tương tự như các thói quen thể chất thực hiện. Giống như bạn tập thói quen đánh răng mỗi lần bạn thức dậy, bạn có các thói quen cảm xúc của việc buồn hay giận dữ mỗi lần bạn cảm thấy bị bỏ rơi hay cảm thấy mình thừa thải.
Cách để thay đổi không phải loại bỏ những cảm xúc hay sự sợ hãi đó hoàn toàn mà thay vào đó ý thức thay thế chúng với các hành vi và cảm xúc bậc cao hơn.
Điều này chỉ có thể đạt được thông qua hành động. Không có một cách nào khác. Bạn không thể làm mới phản ứng của bạn theo cách lành mạnh và đối mặt với sự tự ti của bạn nếu bạn không ra ngoài kia, chủ động một cách tích cực chống lại chúng. Cố gắng làm việc đó kiểu như cố gắng học cách làm thế nào để ném phạt bằng tay trái mà không chạm vào quả bóng rổ. Chỉ là nó không hiệu quả thôi.
Nếu bạn có thói quen trở nên cáu bẩn và để lại các cuộc thư thoại giận dữ mỗi lần một ai đó không gọi lại cho bạn, bạn không loại bỏ sự giận dữ, mà thay vào đó chuyển sự giận dữ đó sang một hoạt động tốt và lành mạnh hơn như tập gym, vẽ tranh hay đấm bao cát.
2. Sự lo lắng có thể vượt qua bằng cách sử dụng thực hiện ý định(implementation intentions) và sự làm mất thụ cảm tăng dần(progressive desensitization). Ví dụ, nếu bạn lo âu trong các tình huống xã hội và có khoảng thời gian khó khăn khi gặp mặt người mới, thực hiện từng bước nhỏ như một đứa trẻ để bắt đầu tham gia nhiều hơn vào các tương tác xã hôi. Thực hành nói xin chào với một vài người lạ cho đến khi trở nên thoải mái. Rồi có thể hỏi một người ngẫu nhiên nào đó về ngày hôm nay họ như thế nào sau khi bạn nói xin chào. Rồi cố gắng bắt đầu một vài cuộc hội thoại với mọi người xuyên suốt ngày của bạn - tại phòng gym, công viên, nơi làm việc hay bất cứ nơi nào. Rồi, thử thách bản thân làm cùng điều đó với người mà bạn thấy thu hút.
Chìa khoá là làm nó tăng dần. Đặt ra các mục tiêu quá cao, quá sớm sẽ chỉ gia cố cho nỗi lo lắng của bạn khi bạn thất bại trong việc đáp ứng mong đợi cao ngất của mình. Lại lần nữa, các bước nhỏ.
Rõ ràng điều này cần thời gian và yêu cầu liên tục đối mặt với các tình huống làm bạn không thoải mái, nhưng đó là điểm cốt lõi. Bạn phải phủ lên các thói quen cảm xúc cũ của sự sợ hãi và lo lắng bằng những thói quen lành mạnh hơn như sự phấn khích và quyết đoán. Ý thức rèn luyện bản thân cho đến bất kì khi nào bạn cảm thấy lo lắng, bạn buộc bản thân làm nó cho dù thế nào đi nữa.
3. Bước cuối cùng - một khi bạn học được cách để chuyển hướng các cảm xúc tiêu cực của bạn theo các cách mang tính xây dựng, một khi bạn làm vơi dần sự lo lắng của bản thân và thường có thể hành động bất chấp chúng - thì đến với việc rõ ràng với những người bạn hẹn hò về nhu cầu của bạn và bắt đầu chọn lọc dựa trên chúng.
Ví dụ, tôi luôn có một nỗi sợ về việc cam kết và nhu cầu về việc một người phụ nữ thoải mái trong việc cho tôi không gian riêng và một vài sự tự do nào đó. Không chỉ tôi cởi mở trong việc chia sẻ điều đó với người phụ nữ mà tôi cam kết cùng bây giờ mà tôi chủ động chọn lọc phụ nữ với những đặc điểm đó.
Cuối cùng, nhu cầu cảm xúc của bạn sẽ chỉ đáp ứng toàn vẹn trong tình yêu và mối quan hệ ý thức với một người bạn có thể tin tưởng và hỗ trợ nhau - và không chỉ các vấn đề cảm xúc của bạn mà cả cô ấy nữa. Chúng ta vô thức tìm kiếm người thương để làm đủ đầy các nhu cầu tuổi thơ chưa được thoả mãn và để làm điều đó thì không thể hoàn thành một mình được.
Điều này là lý do mà sự chân thành và dễ tổn thương lại mạnh mẽ đến thế trong việc tạo ra các tương tác chất lượng cao - thực hành nói về mong muốn và thiếu sót của bạn sẽ tự nhiên lọc ra những người phù hợp nhất với bạn và kết nối với bạn.
Bản tính chân thật này thay đổi toàn bộ động lực của hẹn hò. Thay vì theo đuổi, mong ước và hy vọng, bạn tập trung liên tục cải thiện bản thân và thể hiện bản thân mình đến với những người lạ xinh đẹp của thế giới này. Người phù hợp sẽ chú ý và ở lại. Và bất kể bạn dành một đêm hay một năm với họ, sư gia tăng cấp độ thân mật và dễ tổn thương của nhau này sẽ giúp chữa lành các tổn thương cảm xúc của bạn, giúp bạn trở nên tự tin và an tâm hơn trong các mối quan hệ của bạn và cuối cùng, vượt qua nhiều trong số những nỗi đau, sự căng thẳng tình dục và sự thân mật cùng nhau.

Lời mời gọi cho sự thay đổi

Tôi mời bạn dành một ít thời gian và nghĩ về các trăn trở cảm xúc trong lĩnh vực này của cuộc sống bạn là gì, chúng có thể đến từ đâu, và làm thế nào bạn có thể vượt qua chúng trong cách cởi mở và thành thật.
Ví dụ, tôi lớn lên trong một gia đình đổ vỡ, nơi mọi thành viên tách biệt mình với những người khác và chúng tôi hiếm khi nói chuyện về cảm xúc của chính mình. Dẫn đến, tôi trở nên cực kì nhạy cảm đối với việc chạm trán bất kì cảm xúc tiêu cực ở người khác. Tôi trở thành Trai Tốt điển hình và trong nhiều năm gặp khó khăn trong việc bảo vệ bản thân trong các mối quan hệ của tôi và xung quanh những người phụ nữ. Thực tế, tôi vật thể hoá đời sống tình dục của mình một ít và nuôi dưỡng vài hành vi ái kỹ để đẩy bản thân tôi vượt qua một vài trong số những sự tự ti đó.
Nỗi sợ cam kết của tôi có nguyên nhân rõ ràng từ cuộc ly hôn của cha mẹ tôi và phản ứng vô thức của tôi trong nhiều năm là trốn chạy bất kì lúc nào một người phụ nữ cố gắng trở nên thân thiết với tôi. Tôi từ từ làm vơi đi nỗi sợ hãi đó bằng việc cởi mở bản thân đến với các cơ hội thân mật, từng chút từng chút một trong một khoảng thời gian dài. Tôi không đủ khả năng để trở nên thân mật với một người phụ nữ trừ khi tôi có một lối thoát ( ví dụ cô ấy có bạn trai, hay tôi sớm sẽ chuyển đến một thành phố khác,...)
Dành toàn bộ tuổi trưởng thành của tôi sống một mình với mẹ của mình làm tôi cực kì nhạy cảm với sự yêu mến từ phụ nữ, và như một người hút thuốc hợp lý hoá lý do để hút một điếu thuốc cuối cùng, tôi thường hợp lý hoá bản thân vào các tình huống thân mật và tình dục với phụ nữ, người mà tôi có lẽ khộng nên ở bên hay không thực sự thích nhiều như tôi nghĩ.
Đây là bản đồ cảm xúc của tôi - ít nhất là một phần của nó. Đó là các trăn trở và vấn đề mà tôi chiến đấu và chầm chậm đánh bại với nhiều năm nỗ lực một cách chủ động. Đó là thực tế mà tôi thể hiện cởi mở và tìm kiếm những người phụ nữ phù hợp, người có thể giải quyết chúng.
Thế còn của bạn là gì?
Nguồn: It’s Complicated: Why Relationships and Dating Can Be So Hard