Thần Krishna
Là vị thần thứ tám, đồng thời là một trong những hiện thân mang lực lượng mạnh mẽ nhất của Vishnu, Thần Krishna là Thiên Chủ Đoàn của...
Là vị thần thứ tám, đồng thời là một trong những hiện thân mang lực lượng mạnh mẽ nhất của Vishnu, Thần Krishna là Thiên Chủ Đoàn của Ba Ngôi trong Ấn Độ giáo, bao gồm các Thần trong Ấn Độ giáo là Shiva và Phạm Thiên. Ngài là hiện thân của tình thương và là người hủy diệt sự đau khổ. Ngài là cầu nối của tình thương nhân loại với Thượng Đế, với vai trò đó Ngài đại diện cho tri thức của nhân loại.
Cả người Ấn Độ và các học giả phương Tây đều đồng ý rằng Thần Krishna sống trên Địa Cầu vào khoảng giữa năm 3200 và 3100 Trước Công Nguyên. Ngài có làn da ngăm đen và vô cùng khôi ngô, cuốn hút và được tất thảy yêu mến – dù đó là con người, thú vật, cỏ cây và thậm chí là nước. Từ “Krishna” có thể được hiểu theo nghĩa đen là “tối” hay “thu hút mọi thứ”. Thần Krishna thường được miêu tả với làn da xanh dương, tượng trưng cho vầng hào quang màu xanh dương của cõi vô tận, với chiều sâu và sự vô cùng bao trùm toàn cõi vũ trụ bao la.
Người ta cho rằng Thần Krishna được sinh ra ở Mathura, miền nam Delhi thuộc bang Uttar Pradesh ngày nay. Ngài là người con thứ tám của Devaki, người đã quên mình trao Con trai yêu quý của bà cho cha mẹ nuôi hầu bảo vệ Ngài. Lớn lên trong một gia đình nuôi bò, Krishna là một Cậu bé vui vẻ, thích thổi sáo, vui đùa với các chú bò. Cho đến ngày nay, mối quan hệ đáng quý của Ngài với các chú bò đã dạy con người biết tôn trọng mạng sống của mọi chúng sinh. Ngài có tình thương sâu đậm với người mẹ nuôi Yashoda và dành nhiều thời gian với bà. Ngài sống trong làng Gokul có nhiều truyền thuyết, còn được biết là “làng bò”, ở miền Bắc của Ấn Độ trong hơn ba năm.
Ngài đến sống ở Vrindavan cho đến khi khoảng sáu tuổi, dời đến sống ở Nandagram nơi Ngài lưu lại đó cho đến khoảng 10 tuổi. Ngài nổi tiếng với việc trêu chọc và đùa giỡn mọi người. Ngài làm các mục tử hoan hỷ bằng sự hân hoan của vũ điệu vũ trụ cùng tiếng sáo đầy xúc động của Ngài.
Người ta nói rằng ngay từ thời thơ ấu, Thần Krishna đã bảo vệ con người khỏi ma quỷ, bằng cách thậm chí nâng cả một quả đồi gần bên.
Điểm nổi bật trong huyền thoại về Thần Krishna là tình yêu thương tâm linh và lãng mạn mà Ngài dành cho Radha, cô gái vắt sữa được cho là hình tượng của nữ thần Lakshmi. Tình yêu thiêng liêng này là nguồn cảm hứng cho các cặp vợ chồng trong văn hóa Ấn Độ; người vợ xem chồng của mình như Krishna, và người chồng xem vợ mình như là Radha
Khi tình yêu trở thành sự hiến dâng và là món quà thiêng liêng giữa thần và nữ thần, thì tình yêu đó trở nên hoàn mỹ. Tình yêu giữa Krishna và Radha tượng trưng cho mối quan hệ giữa Thượng Đế và linh hồn.
Trong Ấn Độ giáo, Radha Krishna nhắc nhở rằng chúng ta chỉ có thể tìm đến được với Đấng Thiêng Liêng, đại diện bởi Thần Krishna, qua tình thương và sự hiến dâng như của nàng Radha.
Trong Chí Tôn Ca, Thần Krishna ban cho Arjuna món quà bằng việc nhìn thấy Ngài trong hình dáng “toàn năng” và ban cho Arjuna viễn ảnh về thế gian trong toàn cõi vũ trụ. Ngài tiết lộ rằng Ngài là Đấng Vô Thượng trong Vũ trụ, ngự trong thân thể của một người bình thường. Đây được gọi là khuôn mẫu vũ trụ. Thần Krishna giải thích rằng Thượng Đế tái sinh để thiết lập sự công bằng trên thế giới.
Thần Krishna sống đến 125 tuổi. Trong giai đoạn còn tại thế, Ngài đã truyền trí huệ tâm linh cho Uddhava, bạn thân và cũng là đệ tử của Ngài. Trí huệ vượt thời gian và lòng từ bi chan chứa vạn vật của Ngài đã hướng dẫn và giải thoát vô số linh hồn. Ngài là Đấng chinh phục con tim của hàng triệu người qua hơn ba thiên niên kỷ.
Ngày nay, Thần Krishna được tôn sùng trên khắp thế giới, với khoảng một tỷ tín đồ theo Ấn Độ giáo.
Krishna là hóa thân thứ tám của thần Vishnu. Thần giáng sinh vào lúc hoàng tộc có sự bất hòa: Kansa truất ngôi cha, hạ ngục chị là bà Devaki, cùng chồng bà là Vasu-deva. Không những chỉ hạ ngục anh chị, mà còn hạ lệnh giết bất cứ người con nào của chị sinh ra vì có lời tiên tri Kansa sẽ bị giết bởi một người con của bà Devaki.
Kansa đã giết tất cả sáuđứa con của Devaki. Khi bà này sắp sửa sinh hạ đứa thứ bảy thì thần Vishnu tớicứu bằng cách lấy bào thai còn trong tử cung mang lại trao cho Rohini, người vợkhác của Vasu-Deva, lúc đó đương sống cùng hai vợ chồng người chăn bò Nanda vàYashodâ tại Gokula. Tới kỳ hạn, đứa trẻ bọc sinh ra và mang tên là Bala-Râma.(Chính là hóa thân của rắn thần Ananta mà thần Vishnu vẫn nằm nghỉ ngơi trênđó).
Sau đó bà Davaki lại mang thai đứa thứ tám. Vào lúc bà hạ sanh đứa trẻ này,nhã nhạc vang lừng, trên mặt đất các cây đều nở hoa tưng bừng. Đứa trẻ nàychính là thần Vishnu giáng sinh lần thứ tám thành Krishna. Khi vừa sinh ra,Krishna xuất hiện trước cha mẹ với vương miện trên đầu, mình mặc áo vàng, bốntay cầm bốn vật tượng trưng là vỏ ốc, đĩa tròn, bông sen và cái chùy. Krishnanói với cha mẹ hãy mang mình tới nhà Yashodâ để đánh tráo lấy đứa con gái màYashodâ sắp sinh. Dứt lời, Krishna trở lại hình hài đứa trẻ sơ sinh. Tuy sựhiển hiện cùng lời dặn dò vừa qua rất đỗi kỳ lạ, Vasu-Devâ cũng quyết định tuântheo. Ông đặt đứa trẻ nằm gọn trong một cái lẵng, rồi đội lên đầu sửa soạn rakhỏi nhà tù. Những dây xích tự nhiên được tháo tung, cửa ngục mở, các lính canhngục ngủ thiếp trong mê man và Vasu-Devâ ra đi êm thắm.
Trên đường đi, Vasu-Devâ phải lội qua con sông Yamunâ. Lội tới giữa dòng,đứa trẻ bỗng trở nên nặng quá chừng, nước sông lại gần ngập tới đầu, khó mà lộiqua được. Nhưng khi đứa trẻ vừa khỏa chân xuống nước, dòng sông bỗng rút cạn,thế là hai cha con sang bờ yên lành.
Khi tới nhà Nanda, có tiếng vọng ra bảo Vasu-Devâ cứ vào, cứ đặt đứa contrai xuống bên cạnh Yashodâ và mang đứa trẻ gái Yashodâ mới sinh trở về ngục.Việc xảy ra thật lẹ và êm thắm. Cả Nanda và Yashodâ đều không hay biết chi cả.Từ đấy Yashodâ nuôi nấng Krishna mà vẫn tưởng là nuôi chính con mình đẻ ra. Nghe tin chị sinh, Kansa lại tìm cách giết đứa trẻ, lần này cô gái hiện hìnhmột nữ thần bảo với Kansa rằng đứa trẻ mà Kansa muốn giết hiện đương sống ởGokula bên kia bờ sông Yamunâ. Kansa bèn sai bầy âm binh của mình đi giết hếtnhững trẻ sơ sinh của cả vùng này.
Chuyện kể về thời thơ ấu của Krishna thật nhiều. Yashodâ luôn luôn lo lắngvề những hành vi lạ lùng của chú bé, mới phút trước chú là chú bé thường, phútsau chú đã hiện thành đấng chí tôn của vũ trụ. Bà cũng lo lắng về việc Kansaluôn luôn tìm cách ám hại đứa trẻ. Một lần Kansa sai Pâtanâ, một con ma càrồng, hiện thành hình một người đàn bà có vẻ đẹp dịu hiền tới bế đứa trẻ lênlòng cho bú. Krishna hút hết chất độc tự vú con yêu ra, khiến nó chết tức khắcvà hiện nguyên hình. Một lần khác Yashodâ đặt chú bé chơi yên lành dưới gầm một chiếc xe bò lớntrong sân. Yashodâ vừa đi nơi khác, một con quỷ bộ hạ của Kansa bèn nhảy lênđịnh làm cho chiếc xe sập xuống nhưng Krishna đã lấy ngón chân hất phăng chiếcxe nặng đập vào tường đối diện, giết chết tươi con quỷ.
Một lần khác Yashodâ đương cùng chú bé đùa thì một đám mây đen kịt bất chợtsà xuống, túm lấy cổ chú bé rồi bay lên cao. Lần đó cơ hồ không còn cách gì cứuđược chú bé, nhưng đám mây bị cưỡng bay chậm lại rồi hạ thấp dần … thấp dầnxuống làng, chú bé thoát nạn.
Một lần Yashodâ muốn giữ cho chú bé khỏi nghịch bèn cột chú vào trục mộtbánh xe. Nhưng chú đâu chịu đứng nguyên một chỗ. Chú kéo lết chiếc bánh xe tớiphía hai cây cổ thụ lớn mọc sát bên nhau. Chú gắng đi lọt vào giữa, chiếc bánhxe bị mắc chặn, chú vẫn kéo làm hai cây cổ thụ đổ rụp. Bỗng có hai thần linhhiện lên nói họ vốn đã bị cầm tù trong cây từ lâu, nay được Krishna phóngthích, họ xin một lòng quy thuận và thờ phụng như bậc thầy.
Krishna thường hay lấy cắp bơ của các bà hàng xóm để phân phát cho khỉ vàcho lũ trẻ khác, nhưng khi các bà tới mách thì bà nào cũng ngạc nhiên nhận thấyrằng Krishna đã lấy cắp bơ ở nhà mình vào cùng một lúc, còn bà Yashodâ lại xácnhận rằng cũng lúc ấy Krishna không hề ra khỏi nhà.
Một lần khác Krishna bốc đất bỏ vào miệng khi bà Yashodâ mở miệng Krishnađể lấy đất ra thì được chứng kiến hình ảnh toàn thể vũ trụ. Khi lên sáu, lênbảy, Krishna được phép theo anh là Balâ-râma ra đồng cỏ chăn đàn súc vật.Khoảng thời gian này trong rừng Brindâban thường vang ròn những tiếng cười củaKrishna cùng lũ bạn mục đồng. Krishna rất thích thổi sáo, tiếng sáo huyền ảođến nỗi dòng sông Yamunâ cũng chạy lạc đường vì mải nghe, và những bông senkhắp vùng đều bừng nở mãn khai trong hân hoan.
Một lần có con rồng khổng lồ ẩn mình rất khéo chỉ để lộ riêng chiếc miệnghá rộng của nó. Lũ trẻ mục đồng ngỡ đó là cửa động bèn chạy ùa vào. Con rồnghít hơi lùa cả lũ trẻ cùng đàn súc vật vào bụng. Lũ trẻ la hét kêu cứu Krishna.Krishna bèn tới cho con rồng hít nốt mình vào bụng. Nhưng khi đã vào trong,Krishna trở thành cao lớn dị thường làm vỡ bụng con rồng, lũ mục đồng và đànsúc vật được cứu thoát toàn vẹn.
Một ngày kia có một con hạc khổng lồ cao bằng trái núi tới đậu bên bờ sông.Krishna để cho con hạc cặp mình giữa mỏ. Nhưng hạc chưa kịp nuốt thì Krishna đãtrở thành một vật nóng bỏng, con hạc muốn nhả tức khắc, nhưng Krishna vẫn bámlấy, cố làm cho đứt mỏ hạc khiến con chim khổng lồ phải rãy chết.
Một lần khác quỷ Metrâsur hiện thành hình một con cừu đực, thoạt giả vờ gậmcỏ yên lành, rồi bất chợt lao hết tốc độ về Krishna. Ai cũng nghĩ rằng lần nàyKrishna tất phải chết, nhưng Krishna vẫn điềm nhiên đợi lúc con quỷ vừa tới,bèn vung tay nắm lấy gáy cừu quay tít mấy vòng trên không rồi ném thẳng vào gốccây. Metrâsur tan xác, máu thịt văng tung tóe khắp nơi. Vào một ngày nóng nực, đoàn mục đồng tới hồ Kâliya uống nước. Chúng khôngbiết nước hồ đã nhiễm độc từ lâu, vì vậy chúng chết hết. Thấy vậy, Krishna khócrống lên, nước mắt tiếc thương rỏ xuống và các bạn nhỏ đều hồi sinh. Krishnabèn quyết định giết con rắn độc ngụ dưới hồ. Con rắn độc Kâliya này đã phải rờibỏ chỗ ở cũ của nó vì sợ thần điểu Garuda (do Vishnu thường cưỡi). Garuda sở dĩkhông tới rừng Brindâban vì có lời nguyền của một đạo sĩ nếu nó tới đó sẽ bịchết. Vì vậy Kâliya vẫn được sống yên lành ở hồ này. Nọc độc của nó tiết rakhiến không một loài cây cỏ nào sống nổi quanh hồ, trừ một gốc cổ thụ. Nguyêndo cây này đã một lần Gurada tới đậu; vì Garuda là thần điểu của Vishnu nên câyđược nhiễm chất linh thiêng mà không bị nọc rắn làm chết. Một hôm, lũ mục đồngđương chơi banh, trái banh rớt xuống hồ. Krishna trèo lên cây, nhảy xuống hồ.Kâliya thấy nước hồ bị khuấy rộn thì giận lắm, bèn nghển cả trăm đầu lên quansát. Thấy chú bé, nó bèn quấn lấy kéo xuống đáy hồ, định mổ cho chết. Nhưngrăng rắn vừa đụng tới thịt thì Krishna bắt đầu lớn bồng lên; lớn đến mức Kâliyabuộc lòng phải thả chú.
Trong khi đó lũ mục đồng trên bờ hoảng sợ, một vài đứa chạy về báo bàYashodâ và Nanda.Bà Yashodâ muốn liều nhảy xuống hồ cứu con, nhưng Bala-râmakhuyên bà đừng lo ngại, Krishna quyết thắng trận và trở lên. Đoạn Bala-râmatrèo lên cây lấy tù và ra thổi, ý báo cho Krishna biết rằng mẹ đương lo lắng.Krishna bèn thả cho ống sáo của mình nổi lên mặt nước, gián tiếp báo rằng mìnhkhông sao. Các bạn bè của Krishna thấy vậy càng sợ hãi vì chúng cho rằng khôngbao giờ Krishna muốn rời chiếc sáo của mình cả. Bala-râma lại thổi một điệu tùvà khác xin Krishna chứng tỏ rằng mình còn sống. Krishna bèn quặp lấy một đầucon rắn ngoi lên khỏi mặt nước. Đầu rắn đảo quẫy làm chiếc lông công như nhảymúa trên mặt nước khiến mọi người đều cho là Krishna bị giết đến nơi rồi. Khônglâu Kâliya kiệt sức, Krishna tuần tự chém rụng những đầu của nó. Lúc Krishnasắp hạ độc thủ, chém nốt chiếc cuối cùng thì lũ vợ con rắn sụp lạy xin chú hãytha sống cho chồng, cho cha. Krishna ưng thuận với điều kiện rắn phải trở vềchốn cũ. Kâliya đáp nếu nó về chốn cũ thì thần điểu Garuda sẽ ăn thịt nó mất.Krishna bảo nó cứ yên chí, khi thần điểu Garuda thấy dấu chân Krishna trên đầunó, sẽ không bao giờ tìm cách hại nó nữa. Thế là Krishna lên bờ. Lúc đó đã muộnlắm rồi, không ai kịp về nhà. Mọi người đồng ý ngủ qua đêm trong rừng. Họ tụtập dưới một cây đa cổ thụ. Nửa đêm rừng phát hỏa, đám mục đồng thức giấc kêucứu. Krishna ba lần mở miệng hút hết lửa, cứu được nạn cháy rừng.
Ethel Beswick, Tales of Hindu Gods and Heroes, Jaico Book Edition, Bombay 1960.
Sách
/sach
Bài viết nổi bật khác
- Hot nhất
- Mới nhất