Thảm họa dầu mỏ tồi tệ nhất: 8 tháng địa ngục ở Kuwait
Vụ cháy dầu ở Kuwait do lực lượng Iraq rút lui trong Chiến tranh vùng Vịnh năm 1991 gây ra, là một thảm họa môi trường thảm khốc. Hàng nghìn giếng dầu bốc cháy, phun khói đen dày đặc và khói độc vào không khí, tạo nên khung cảnh tối tăm như tận thế
Vào tháng 2 năm 1991, sau cuộc xâm lược Kuwait thất bại, quân đội Iraq đang rút lui đã thâm nhập và đốt hơn 700 giếng dấu, dẫn đến hàng ngìn đám cháy lớn nhỏ. Khói từ những đám cháy đó đã nhuộm đen bầu trời sa mạc vốn xanh thẳm, biến ngày thành đêm với làn khói dày "gần như bão hòa". Một thảm họa về kinh tế và sinh thái.
Với một nguồn cung cấp nhiên liệu gần như là vô tận, những giếng dầu đã hoàn toàn có thể đã cháy trong 45 năm nếu không có sự can thiệp và các điều kiện ngày càng trở nên tồi tệ hơn theo từng khoảnh khắc trôi qua, ước tính khoảng 5 đến 6 triệu thùng dầu đã bị mất đi trong các đám cháy mỗi ngày. Chi phí mỗi thùng là khoảng 18 đô la. Chính phủ Kuwait sẽ mất một triệu đô la cứ sau mỗi 13 đến 16 phút. Việc dập tắt một đám cháy giếng dầu đã là một thách thức nhưng tình hình ở Kuwait sẽ đặt các chuyên gia chữa cháy đến giới hạn của họ. Các đội cứu hỏa sẽ cần phải tìm cách xử lý những quả mìn rải rác trên khắp bề mặt sa mạc. Và họ chưa bao giờ phải xử lý những cột lửa cao bằng một tòa nhà.
Những hồ dầu độc hại nhanh chóng hình thành xung quanh những ngọn lửa và có thể bốc cháy bất cứ lúc nào khiến công tác chữa cháy càng thêm nguy hiểm.
Đây là một trong những chiến dịch chữa cháy phức tạp nhất từng được thực hiện, ước tính đã tốn 25 tỷ đô la trả cho lính cứu hỏa và các công nhân dầu khí để ngăn chặn những đám cháy. Những đám cháy này và ngày trả lương sắp đến đã châm ngòi cho một cuộc chạy đua giữa các chuyên gia và các đội cứu hỏa từ khắp nơi trên thế giới
Các chuyên gia đã ước tính rằng sẽ mất hơn một năm để dập tắt hoàn toàn các đám cháy ở Kuwait. Tuy vậy, một đội gồm 23 lính cứu hỏa Hungary đã xuất hiện với một cỗ máy không-giống-một-thứ-gì. Một phương tiện chữa cháy quái dị. Một chiếc xe tăng được trang bị thêm hai động cơ phản lực khổng lồ. Một cỗ máy đáng kinh ngạc đã góp phần vào hoạt động chữa cháy quy mô lớn này.
Bối cảnh
Vào năm 1988 Iraq nổi lên sau cuộc chiến kéo dài 8 năm với Iran. Bị vả cho vỡ mồm, bị bầm dập, bị tê liệt về kinh tế và không thể trả được các khoản nợ của mình, họ đã vận động OPEC để tăng giá dầu, một động thái nhằm giúp Iraq trả hết các khoản nợ chiến tranh. Tuy nhiên, Iraq tuyên bố rằng Kuwait đã làm điều ngược lại, vượt hạn ngạch sản xuất khiến giá dầu giảm.
Kuwait đã sản xuất dầu vượt quá giới hạn hiệp ước do OPEC thiết lập. Trước cuộc xâm lược của Iraq, Kuwait đã đặt hạn ngạch sản xuất lên gần 1,9 triệu thùng mỗi ngày (300.000 m3 dầu/ngày), trùng hợp với thời điểm giá dầu giảm mạnh.
Và vào tháng 8 năm 1990, Iraq bắt đầu cuộc chinh phục Kuwait của mình. Tuy nhiên, sau cuộc phản công kéo dài sáu tháng của Mỹ và các đồng minh, nỗ lực của Iraq nhằm chiếm lấy dầu của Kuwait đã đi đến hồi kết.
Nhưng "nhiệm vụ tăng giá dầu" của họ vẫn chưa kết thúc. Khi họ rút lui, họ đã thâm nhập và phá hoại hoạt động sản xuất dầu của Kuwait. Chỉ trong vài ngày ngắn ngủi, Iraq đã phá hủy đến 85% tổng số giếng dầu của Kuwait. Những nỗ lực kiểm soát thiệt hại ban đầu không thể làm gì được những đám cháy.
Trong gần một tháng, 700 đám cháy hoành hành mà không được chú ý trong khi các mỏ dầu đang được dọn dẹp. Quân đội bắt đầu dọn đường đến các giếng dầu bằng các "dây nổ" (một dây điện dài chứa thuốc nổ để phá mìn), tuy nhiên nếu có dầu trên mặt đất thì những "dây nổ" này không thể được sử dụng và thay vào đó, các quả mìn sẽ bị chôn vùi với cát để tạo lối đi an toàn. Đến cuối năm đầu tiên, hơn một triệu quả mìn và 600 tấn bom, đạn dược chưa nổ đã được rà phá.
Việc chữa cháy trên sa mạc đi kèm với một thách thức về hậu cần lớn: Sa mạc không có nước. Để chữa cháy, các đội cần bơm hàng triệu gallon nước từ Vịnh Ảrập. Bằng cách sử dụng các đường ống dẫn dầu hiện có đã được sửa đổi, lực lượng cứu hỏa có thể tiếp cận được hơn 25 triệu gallon (hơn 94 triệu lít) nước biển mỗi ngày với nước được bơm vào hàng trăm hồ chứa nhân tạo. Nhưng việc đến đủ gần đám cháy để không chỉ phun nước một cách chính xác mà còn để sửa chữa cơ sở hạ tầng dầu mỏ bị hư hỏng chứng tỏ là một thách thức lớn.
Các gò giàu cacbon cứng được hình thành từ dầu "bị nấu chín" hình thành các cấu trúc giống núi lửa xung quanh các miện giếng, chặn đường tiếp cận cơ sở hạ tầng cần được sửa chữa hoặc cần được bịt lại để ngăn dòng dầu chảy ra. Với ngọn lửa quá gần các gò, để dọn đường một cách an toàn, các kỹ sư và lính cứu hỏa trên mặt đất cần một phương án. Một giải pháp là hạ các ống thép dài bằng cần cẩu xuống miệng giếng giếng, để ngọn lửa được nâng lên khỏi mặt đất và cho phép các đội đến đủ gần để phá các gò và làm giảm nhiệt lượng của ngọn lửa. Một phương pháp khác nữa là dập tắt ngọn lửa bằng cách cắt ngọn lửa khỏi nguồn cung oxy, sử dụng các thùng dầu rỗng 55 gallon nhồi đầy thuốc nổ dẻo và từ từ nâng chúng lên trên ngọn lửa, nơi cái thùng sẽ phát nổ và tiêu thụ nhiều oxy trong không khí xung quanh đến mức ngọn lửa sẽ bị dập tắt.
Nhưng bạn muốn gì? Từ từ nhích lại gần ngọn lửa đang cháy phừng phừng được bao quanh bởi những hồ dầu độc hại với dầu độc từ trên cao trút xuống và mang theo hàng trăm cân thuốc nổ hay đến trước ngọn lửa trong một chiếc xe tăng với hai động cơ phản lực đã được điều chỉnh để trở thành khẩu pháo nước mạnh nhất thế giới? Một đội gồm 23 lính cứu hỏa Hungary đã xuất hiện với nó: Chiếc Big Wind.
Big Wind
Những người Hungary đã tháo tháp pháo khỏi một chiếc xe tăng T-34 cũ của Liên Xô (sau này là T-55) và thay thế bằng hai động cơ phản lực Tumansky R-25-300 từ một chiếc MiG-21. Để ngăn chặn việc các công cụ, các mảnh vụn, cát, chim chóc hoặc thậm chí cả lính cứu hỏa bị hút vào cửa hút gió, các tấm lưới mắt cáo được đặt phía trước chúng.
Người lái xe chui vào xe tăng bằng một cửa sập nhỏ nằm giữa hai động cơ phản lực khổng lồ. Không gian vốn đã chật chội cần được sửa đổi để vừa với hai bình khí nén nhằm cho phép người lái xe sống sót trong làn khói độc hại xung quanh đám cháy. Với tầm nhìn bên trong xe tăng về cơ bản là không tồn tại và với hai động cơ phản lực hoạt động ở công suất tối đa ngày trên đầu họ (cỡ tầm 140 dB), khả năng liên lạc với người lái xe là cực kỳ hạn chế. Người lái xe được chỉ dẫn phải hướng xe tăng vào đâu bằng hai chiếc đèn nháy màu xanh và đỏ.
Ở phía trên người lái và bên ngoài xe tăng, người vận hành động cơ ngồi trên một cái bệ, điều khiển lực đẩy của động cơ. Sau khi nhận được lệnh, đội sẽ cho chiếc xe tăng chỉ cách đám cháy 8m. Được bảo vệ bởi một tấm chắn nhiệt trong suốt, người vận hành sẽ khởi động hai động cơ, "uống" nửa gallon nhiên liệu mỗi giây và tạo ra lực đẩy 120 kilonewton. Từ vị trí này, người điều khiển có thể nhìn thấy ba vòi phun nước phun trực tiếp 3.780 lít nước mỗi phút vào ống xả của động cơ. Cỗ máy này được thiết kế nhằm mục đích dập tắt các đám cháy dầu. Với nguồn nhiên liệu gần như vô tận phun ra và mặt đất nóng đến mức nó sẽ đốt cháy lại bất kỳ lượng nhiên liệu nào chạm vào nó, chỉ dập tắt ngọn lửa thôi là chưa đủ. Lính cứu hỏa cần một cách để cắt nhiên liệu khỏi ngọn lửa và nhanh chóng làm mát khu vực xung quanh. Luồng không khí và nước cực mạnh từ Big Wind sẽ va chạm với cột dầu đang phun ra với lực mạnh đến nỗi nó sẽ cắt thẳng qua nó "cướp" đi nguồn nhiên liệu khỏi ngọn lửa và lượng nước khổng lồ sẽ loại bỏ đủ nhiệt để đảm bảo ngọn lửa không thể cháy lại. Lực phun từ động cơ cũng đủ sức để đánh bay sự tích tụ carbon cứng xung quanh miệng giếng.
Tuy nhiên, các động cơ R-25 được thiết kế để lấy vào không khí lạnh và loãng ở tầng khí quyển phía trên, chứ không phải loại không khí sa mạc nóng và đặc. Điều này giới hạn cỗ máy ở các đợt phun kéo dài 20 phút để tránh quá nhiệt. Nhưng ngay cả với giới hạn 20 phút, đội Hungary đã vượt qua cả những kỳ vọng. Với Big Wind, để dập tắt đám cháy nhóm chỉ cần từ 12 đến 40 giây so với hàng giờ sử dụng các phương pháp truyền thống.
Dập lửa mới chỉ là bước một của quy trình. Dòng dầu vẫn cần phải được dừng lại. ở Kuwait, hầu hết các giếng khai thác dầu từ các hồ chứa nằm ở độ sâu từ 120 đến 2.100 M dưới lòng đất. Các "bể chứa" ngầm này không chỉ chứa dầu mà còn chứa cả nước biển và khí tự nhiên. Được nén tới 7.000 PSI (khoảng 4900 tấn trên một mét vuông, tức hơn 3000 chiếc Toyota Camry trên mỗi mét vuông), khi khai thác giếng, các khí và chất lỏng này sẽ phun ra ngoài một cách không kiểm soát được. Do đó, một giếng dầu được thiết kế để vận chuyển những hàng hóa quý giá này lên mặt đất một cách an toàn.
Các lỗ khoan được bao bọc bằng vỏ thép và bê tông để chống lại áp lực và ngăn dầu thấm vào lòng đất khi nó đi lên. Trên đỉnh của những ống thép này được đặt trên một thứ có biệt danh là một "cây thông Noel", gồm các đồng hồ đo áp suất và van điều khiển.
"cây thông Giáng sinh" này chính là thứ mà Quân đội Iraq nhắm tới và phá hủy. Trong một số trường hợp may mắn, phần trên bị đứt ra, đẩy dầu thẳng lên, cung cấp một dòng dầu cháy một cách hiệu quả và ổn định, chúng dễ được dập hơn vì việc tiếp cận miệng giếng dễ dàng hơn và dễ chặn hơn. Tuy nhiên, phần lớn các giếng không được như vậy, các "cây thông" bị phá hủy một phần khiến dầu bay khắp nơi và các vết nứt trên đường ống dẫn đến dầu rỉ ra và cứng lại xung quanh giếng. Sau khi đám cháy được dập tắt, các đội có thể di chuyển đến để đậy nắp giếng. Nếu có sự phá hủy ở mức tối thiểu và các đường ống vẫn giữ nguyên hình dạng tổng thể, các đội tiến về phía trước với một thiết bị gọi là "ngòi đốt". "Ngòi đốt" là một thiết bị thuôn ở đầu được đút vào miệng giếng trong khi dầu vẫn chảy, đôi khi ngay cả khi nó vẫn đang bốc cháy. Phụ kiện này được gắn vào đầu cần cẩu và một loại bùn gọi là "kill mud" được bơm qua để kiểm soát dòng chảy. "Kill mud" được tạo ra bằng cách sử dụng bùn khoan thông thường được làm từ các chất đặc như barit và hematit, tính toán tại chỗ dựa trên tốc độ dòng chảy và áp suất của giếng cho biết lượng vật liệu này cần thiết để vượt quá áp suất thủy tĩnh cho phép của giếng để chặn dòng dầu lại.
Đối với các giếng có miệng không đều, bùn hạt lớn là cần thiết để tạo thành lớp bịt kín xung quanh "Ngòi đốt". Trong một số trường hợp, các giếng bị hư hại quá mức và cấu trúc cần phải được cắt bỏ trước tiên.
Tổng cộng đã có hơn 10.000 người chiến đấu trong hơn 8 tháng để dập tắt những đám cháy này. Thật ra đội Hungary đã đến hiện trường khá là muộn. Ba đội từ Houston, Texas và một đội từ Canada (Safety Boss) là những đội đầu tiên có mặt tại hiện trường, họ đã làm việc cùng với lính cứu hỏa Kuwait. Tuy nhiên, trong vài tháng đầu tiên, tiến độ chậm chạp đã khiến chính phủ Kuwait thất vọng khi họ chứng kiến "toàn bộ nền kinh tế của họ tiếp tục phun lên mặt đất và bốc cháy", nên đến tháng 8 năm 1991, nhiều đội hơn đã được mời đến. Đây là khi Big Wind đến hiện trường. Ba đội Texas đã bịt tổng cộng 357 giếng trong khi đội Canada đã bịt 176 giếng. Người Canada mang theo xe cứu hỏa chuyên dụng của riêng họ với nguồn cung cấp nước riêng được thiết kế để sử dụng ít nước hơn 90% với các hóa chất chữa cháy khô cho phép họ di chuyển nhanh chóng và hiệu quả trong môi trường nơi mà nước không có sắn. Dù Big Wind có vẻ ngoài ấn tượng , nó đến hiện trường muộn hơn và do bị hạn chế bởi công tác hậu cần, nó chỉ có thể dập được chín giếng :)
Những đám cháy dầu ở Kuwait là một trong những thảm họa sinh thái tồi tệ nhất trong lịch sử loài người. Nếu so sánh với thảm họa Deepwater Horizon năm 2010 đã làm đổ 205 triệu gallon dầu vào Vịnh Mexico và phải mất gần một tháng để được kiểm soát. Hỏa hoạn ở Kuwait gây thất thoát 42 tỷ gallon dầu trong vòng 8 tháng, một thảm họa sinh thái khổng lồ với những tác động khôn lường đối với thế giới.
Xem phim tài liệu về vụ cháy dầu Kuwait - Fires of Kuwait
Lịch sử
/lich-su
Bài viết nổi bật khác
- Hot nhất
- Mới nhất