Giáo Dục Việt Nam Trên Chặng Đường Khai Minh - Tệ nạn xã hội trong môi trường học đường (phần 1)
Chẳng ai trong chúng ta mà không yêu nước, vì thế hãy cùng nhau tranh luận nhằm tìm ra giải pháp đổi mới giáo dục và rồi đứng lên đấu tranh để đem những giải pháp đó đến với giáo dục.
Tệ nạn xã hội hiểu đơn giản là các hành vi vượt quá giới hạn của sự tự do cá nhân, có những tư tưởng, hành vi trái với đạo đức và luật pháp. Trong học đường thì các tệ nạn phổ biến nhất bao gồm: gian lận thi cử; bạo lực học đường; buôn bán, sử dụng các chất kích. Và đến với bài viết hôm nay thì chúng ta sẽ chỉ nói đến vấn nạn bạo lực học đường mà thôi.

Ryan Johnson for NPR
1. Bạo lực học đường là gì ?
Hành vi
Kẻ bạo lực học đường sẽ dùng nhiều cách thức như là đấm đá, giật tóc, cào cáu, tát,... để tác động lên người bị bạo lực mà ta sẽ tạm phân loại nó là bạo lực về thể xác. Còn một loại khác là bạo lực về tinh thần gồm chửi bới, súc phạm, lăng mạ, đá xéo,... Tất cả các hình thức bạo lực trên dù là bằng hành động hay ngôn từ đều chỉ đơn giản là muốn gây ra tổn thương tâm lý, còn thể xác là việc tất nhiên bị đánh thì phải đau nhưng cốt tử vẫn là nhắm vào nỗi đau, mất mát và đánh vào trái tim kẻ bị bạo lực. Những người đó thường sẽ ngụy biên bằng câu "Đùa tí làm gì căng vậy" hoặc câu "Làm gì nhạy cảm vậy chỉ là đùa vui thôi mà" để thao túng tâm lý người bị bạo lực đang tổn thương về tâm lý nhằm "hợp lý hóa hành động" của mình.
Với sự bùng nổ Internet thì nhiều page, hội nhóm độc hại mọc lên và khởi xướng là các em học sinh nhằm mục đích nói xấu, bêu rếu bạn học. Nhiều đoạn video, clip trên mạng xã hội được đăng tải bởi các em học sinh. Đáng chú ý các em có những hành vi bạo lực đến cực đoan đối với bạn học của mình nhưng lại bị nhiều em nhỏ xem được đoạn clip tung hô, thích thú trước những hành vi độc hại này dẫn đến các em bị ảnh hưởng sâu sắc và thậm chí là học theo chúng.

Vụ các em nữ sinh trường Hoàng Hoa Thám đánh nhau ở trong nhà vệ sinh trường

Bạo lực học đường giữa học sinh - giáo viên
Nhầm lẫn tai hại về bạo lực học đường
Như đã nói ở trên, nhiều người hay nghĩ bạo lực học đường chỉ là bạo lực về thể xác và đó là một quan niệm sai lầm, bạo lực học đường về thể xác nhìn có vẻ là phổ biến và ảnh hưởng nặng nề nhất nhưng thật sự là trái ngược hoàn toàn. Không hiếm để bắt gặp dạng bạo lực ngôn từ thậm chí là nhan nhản trong trường, lớp việc các em đố kị, ganh ghét nhau, châm chọc nói xấu nhau thì thật chất cũng là lẽ thường tình vì học sinh ai mà chả muốn nổi trội và ở mức cao hơn người khác. Nhưng theo thời gian chúng tạo ra những vết thương tâm lý khủng khiếp cho những ai gánh chịu.
Mà cũng lại có một cái quan niệm khác còn tai hại hơn nữa là khi nói về bạo lực học đường đa phần sẽ chỉ nghĩ là bạo lực giữa học sinh - học sinh, nó đúng nhưng thiếu vì còn là cả bạo lực giữa thầy, cô - học sinh và học sinh - thầy, cô.
2. Nguyên nhân, gốc rễ và làm sao chốt hạ bạo lực học đường
Nguyên nhân, gốc rễ
Thấy rất rõ từ các vụ việc bạo lực học đường giữa học sinh với nhau phần đa là từ cấp 2 trở lên hay đúng hơn là giai đoạn dậy thì, vậy mối liên hệ giữa độ tuổi và xu hướng bạo lực này là gì?
Lời giải đơn giản là tâm lý, vào độ tuổi dậy thì cơ thể có nhiều biến đổi cơ thể chúng ta liên tục sản sinh các hormone như Estrogen, Testosterone, FSH, LH,... các hormone này được đổ đi khắp nơi trên cơ thể, một số thì về tuyến yên. Việc này gây ra nhiều rối loạn về cơ thể, thể chất, tâm lý cảm súc. Hệ quả là trẻ dậy thì dễ thay đổi tâm trạng một cách thất thường (khi gặp bạn bè thì vui vẻ, về nhà thì cáu gắt với ba mẹ), ngoài ra sĩ diện, lòng tự trọng, khao khát thể hiện bản thân và cái tôi ở tuổi này rất lớn. Chúng rất dễ tổn thương, như nêu ở trên thì khi trẻ (học sinh tuổi dậy thì, lí do tôi dùng từ trẻ là giai đoạn này các em chỉ đang chuyển biến sang trưởng thành chưa phải hoàn toàn) có sự tức giận khi bị ai đó làm cho chúng có cảm giác bị xúc phạm, sĩ nhục khi đó cái phần con bên trong sẽ trỗi dậy mãnh liệt gây ra những hành động bộc phát gây ra những nỗi đau cho người khác và bản thân mình. Từ những tổn thương do bị châm chọc, bị sĩ nhục những vết rạn nứt bắt đầu xuất hiện ngày càng nhiều. Sự mất mát, thiếu tình thương của cha mẹ, thiếu kiên nhẫn trong giáo dục của thầy cô và những lời nói nặng nhẹ, ghét bỏ từ xã hội và nhà trường vì học hành không ra gì, từng chút từng chút các vết nứt dần dần ngày một lan rộng.
Tất cả chúng sẽ dẫn đến 1 trong 2 trường hợp sau:
1. là các em sẽ chọn cách tự kết thúc đời mình;
2. là đổ hết sự tức giận, bực bội,... lên đầu người khác bằng cách đánh đập hay còn gọi là "Kẻ tổn thương lại muốn làm tổn thương kẻ khác" gây ra 2 loại bạo lực học đường giữa học sinh - học sinh, học sinh - giáo viên. Nhưng ngoài ra cũng có một vài lí do ngoài luồng như là do các em bị hội chứng ác bẩm sinh hoặc là nghĩ hành động của mình chỉ là một trò đùa vô hại dẫn đến các em vô tình trở thành kẻ bạo lực học đường mà không hay biết.
Còn lí do cho việc giáo viên bạo lực học sinh của mình:
1. có thể do tư tưởng dạy học "ấu trĩ" là "thương cho roi cho vọt, ghét cho ngọt cho bùi";
2. có thể do áp lực công việc quá lớn gây ra tổn thương và kết quả là "Kẻ tổn thương lại muốn làm tổn thương kẻ khác";
3. là do các thầy cô đó chỉ là "thợ dạy" mà thôi.
Tóm lại nguyên nhân của các hành vi bạo lực là do tổn thương tâm lý không được quan tâm chăm sóc và chữa lành kịp thời và cũng như là do nội tiết tố ở trong cơ thể. Các em học sinh và thầy cô cũng chỉ là do vết thương trong tâm hồn, nhất là học sinh các em nghĩ rằng mình là "to", là "lớn", là "trưởng thành" có mong muốn thể hiện quá mãnh liệt và cái tôi quá lớn.
Đừng công kích, đừng phán xét!
Khi có những vụ việc bạo lực học đường xảy ra sẽ tạo thành một vòng lặp vô hạn: Bạo lực học đường tạo ra những đau thương mất mát; rồi khi câu chuyện bị lan truyền mọi người, cộng đồng mạng thay vì động viên và chữa lành những tổn thương rồi để thấu hiểu, giúp đỡ thầy cô và nhà trường giải quyết vấn đề thì mọi người lại chọn cách phán xét, công kích ngôn từ những kẻ bạo hành vốn dĩ cũng đã từng là một kẻ bị bạo lực học đường; bạo lực lại đẻ ra thêm bạo lực. Cứ như vậy mà nối tiếp như ngọn lữa mãi chẳng chịu tắt vì cứ liên tục bị châm xăng vào. Và mọi người cũng rất nửa vời khi chỉ sau một vài tuần lại quên sạch về những câu chuyện bạo lực học đường mà không giải quyết triệt để.

Một vòng lặp tuần hoàn diễn ra từ ngày này qua tháng nọ trong môi trường giáo dục
Trẻ vào tuổi dậy thì thường là học sinh nên sẽ bị áp lực học tập, tổn thương, có những chuyển biến nội tiết mà không có sự hiểu biết về cơ thể của chính mình, có những thứ không thể nói thành lời. Còn giáo viên họ cũng là con người, họ cũng biết mệt, cũng tổn thương, cũng cô đơn và thậm chí cũng đã từng bị bạo lực học đường. Đừng công kích, đừng phán xét hãy thật lý trí vì nếu không ta sẽ phải trả giá bằng nhân mạng

Đừng công kích, đừng phán xét
Chấm dứt bạo lực học đường
1. Yêu thương và quan tâm đến con trẻ ở mọi độ tuổi không chỉ mỗi tuổi dậy thì. "Mọi người sinh ra đều có quyền bình đẳng, tạo hóa cho họ những quyền không ai có thể xâm phạm được đó là quyền được sống, quyền tự do và quyền được mưu cầu hạnh phúc" - Hồ Chí Minh.
2. Dạy dỗ, tuyên truyền về biến đổi tuổi dậy, tâm lý học hành vi tuổi dậy thì. Giúp các em có thể thấu hiểu chính mình, yêu thuơng và trân trọng bản thân nhiều hơn
3. Nền giáo dục của nước ta là quá nặng so với đa phần các em, cũng như quá đáng khi bắt các em học các môn chúng không thích. Như "một con cá bị bắt leo cây" khi các em giỏi ca, hát, vẽ, đá banh nhưng lại bị ép học giải tích, phương trình hóa học, đạo hàm, lượng giác. Hãy tập chung phát triển tiềm năng của học sinh cho chúng được học thứ mình thích, mình giỏi và bỏ bớt các môn không cần thiết hoặc giảm mức độ quan trọng xuống thành các môn lựa chọn.
4. Tại sao công việc của nhà giáo dù rất nhiều rất mệt mỏi và áp lực vì phải tự mình soạn giáo án, ôn luyện và ra đề thi cho học sinh,... nhưng mà khi được nhận tiền thì lại không tương xứng với những đóng góp trong công việc của họ? nên cần phải tăng lương cho giáo viên, hỗ trợ cho giáo viên trong giảng dạy. Cần phải giám sát chặt chẽ trong việc bồi dưỡng và đào tạo giáo viên không chỉ mỗi chuyên môn mà là cả những lĩnh vực khác. Đặt những giáo viên giỏi nhất, tốt nhất dạy 1 cấp 2 để tạo cho các em ấn tượng trong những năm học đầu của cuộc đời. Đảm bảo các thầy, cô được trang bị các những kiến thức tâm lý cơ bản, trang bị kĩ năng giải quyết vấn đề khi xảy ra bạo lực học đường nói chung và tệ nạn trong học đường nói chung.
5. Tổ chức các hoạt động chữa lành, trang bị cho các trường một đội ngũ tư vấn học đường, hỗ trợ đầu tư cho các em được theo dõi và điều trị tâm lý hằng năm (nếu cần) hoặc tuyên truyền cho phụ huynh về tầm quan trọng của việc đảm bảo sức khỏe tâm lý.
Điều quan trọng "Lửa không thể được dập tắt bằng lửa" phải từ từ, nhẹ nhàng khi xảy ra bạo lực học đường hay mất mát do bạo lực học đường đừng để các em lại thêm 1 lần nào nữa bị tổn thương, hãy làm như "nước" mềm mỏng, quan tâm, yêu thương, bao dung để từ đó dật tắt ngọn "lửa" mang tên bạo lực học đường.
Lời kết
Mong mọi người đưa ra những ý kiến của riêng mình về làm sao để dập tắt bạo lực học đường, sẽ có sai sót hay là những ý kiến có hơi chủ quan mong mọi người hãy bình luận để mình khắc phục trong các bài viết khác. Cảm ơn mọi người, năm mới an lành cùng gia đình nhé hãy nhớ ai cũng có quyền sống hạnh phúc và hãy nhớ đón xem tập tiếp theo nói về "sử dụng các chất kích trong học đường" nha:) 💖Tạm biệt!!!!!!

Quan điểm - Tranh luận
/quan-diem-tranh-luan
Bài viết nổi bật khác
- Hot nhất
- Mới nhất

Narcy Nguyen

Bài hay nhưng còn một số typo: su hướng, vòng lập,... mong tác giả chỉn chu hơn để trải nghiệm đọc của người đọc tốt hơn ạ.
- Báo cáo

Khanh Pham (Tuấn Khanh)
Cảm ơn đóng góp của bạn, tớ đã khắc phục những lỗi đánh máy và ngữ pháp rồi cảm ơn bạn rất nhiều 💖
- Báo cáo
ducdoan2001
bạo lực học đường chỉ là 1 cái rất nhỏ trong cái thối nát của nền giáo dục việt nam
- Báo cáo

Khanh Pham (Tuấn Khanh)
Rất mong nhận được sựu ủng hộ để mình tiếp tục nói ra những vấn đề trong hệ thống giáo dục của chúng ta để thay đổi cho con cháu được hưởng một nền giáo dục tuyệt vời ngang tầm quốc tế ở chính quê hương của mình. Rất vui vì bạn đã đọc bài viết và thích nó chúc bạn sẽ có một ngày tốt lành!
- Báo cáo
nhattuong
@ducdoan2001 bên Mỹ Nhật Hàn ko có BLHĐ hả bạn. Nêu lên vấn đề và đóng góp giải pháp thay vì chê bai chỉ trích
- Báo cáo