Vào tháng 8/1945, trong khi cả thế giới ăn mừng sự kết thúc của cuộc chiến tranh thế giới lần thứ 2, người Mỹ đã có một phát hiện khó hiểu ngoài khơi Thái Bình Dương. Hải quân Mỹ đã chặn được một chiếc tàu ngầm Nhật Bản không giống với những thứ mà họ đã thấy trước đó.
So sánh những chiếc tàu ngầm lớn nhất từng được chế tạo. Lớp I-400 lớn gấp 1,3 lần so với lớp Gato của Mỹ và gấp 1,8 lần so với lớp VII của hải quân Đức
So sánh những chiếc tàu ngầm lớn nhất từng được chế tạo. Lớp I-400 lớn gấp 1,3 lần so với lớp Gato của Mỹ và gấp 1,8 lần so với lớp VII của hải quân Đức
Nó có kích cỡ lớn một cách khó hiểu. Nhưng nó không chỉ là chiếc tàu ngầm lớn nhất thế giới thời bấy giờ, mà nó còn là một loại vũ khí hoàn toàn mới. Một chiếc tàu ngầm có thể phóng các máy bay ném ngư lôi bổ nhào.
Khoang chứa máy bay của tàu ngầm I-400
Khoang chứa máy bay của tàu ngầm I-400
Người Mỹ đã tình cờ gặp được những chiếc tàu sân bay ngầm bí mật của Nhật Bản, và sớm thôi họ sẽ phát hiện ra một kế hoạch nham hiểm đằng sau chúng.
Cuộc tấn công bất ngờ của Nhật Bản vào Trân Châu Cảng vào tháng 12/1941 là một sự kiện đã khích lệ một một nước Mỹ đang miễn cưỡng tham gia vào Thế Chiến II.
Bản đồ ném bom Trân Châu Cảng của Nhật
Bản đồ ném bom Trân Châu Cảng của Nhật
Tổng thống Roosevelt đang phát biểu bài phát biểu "Day of Infamy"
Tổng thống Roosevelt đang phát biểu bài phát biểu "Day of Infamy"
"cuộc tấn công vô cớ và hèn hạ của Nhật Bản vào Chủ Nhật..."
Một ngày sau cuộc tấn công của Nhật Bản vào Trân Châu Cảng, nước Mỹ đã phát động chiến tranh với Nhật Bản. Và cả nước Mỹ nhanh chóng huy động, phát huy sức mạnh công nghiệp khổng lồ của mình để sản xuất tàu thuyền, xe tăng và máy bay với tốc độ sẽ sớm chôn vùi quân đội Nhật Bản.
Việc đóng một con tàu Liberty tại Nhà máy đóng tàu Bethlehem-Fairfield Inc., Baltimore, Maryland (Hoa Kỳ) vào tháng 3 hoặc 4 năm 1943. Với tốc độ sản xuất 3 chiếc tàu một ngày, chỉ từ năm 1941 đến 1945, nền công nghiệp Mỹ đã sản xuất 2710 chiếc tùa loại này.
Việc đóng một con tàu Liberty tại Nhà máy đóng tàu Bethlehem-Fairfield Inc., Baltimore, Maryland (Hoa Kỳ) vào tháng 3 hoặc 4 năm 1943. Với tốc độ sản xuất 3 chiếc tàu một ngày, chỉ từ năm 1941 đến 1945, nền công nghiệp Mỹ đã sản xuất 2710 chiếc tùa loại này.
Đối với Mỹ, cuộc tấn công ở Trân Châu Cảng là một sự khiêu khích hèn hạ và vô nghĩa, nhưng với Nhật Bản, cuộc tấn công lại là một thứ gì đó khác hoàn toàn. Đó là một canh bạc có tính toán và nỗ lực lâu dài nhằm thực sự cố gắng để tránh một cuộc chiến tranh toàn diện với Mỹ. Bởi vì khi Đế quốc Nhật Bản tiếp tục cuộc chinh phục tàn nhẫn ở châu Á, người Nhật đã tin rằng việc Mỹ can thiệp chỉ là vấn đề thời gian.
Các khu vực trên thực tế do Đế quốc Nhật Bản kiểm soát vào thời kỳ đỉnh cao trong Thế chiến thứ hai (1942) (phép chiếu vuông góc)
Các khu vực trên thực tế do Đế quốc Nhật Bản kiểm soát vào thời kỳ đỉnh cao trong Thế chiến thứ hai (1942) (phép chiếu vuông góc)
Chân dung Đô Đốc Yamamoto Isoroku (1884 – 1943) trong thời gian làm Tổng tư lệnh Hạm đội Liên hợp Hải quân Đế quốc Nhật Bản.
Chân dung Đô Đốc Yamamoto Isoroku (1884 – 1943) trong thời gian làm Tổng tư lệnh Hạm đội Liên hợp Hải quân Đế quốc Nhật Bản.
Và kiến trúc sư đằng sau vụ tấn công Trân Châu Cảng, Đô đốc Nhật Bản Yamamoto Isoroku đang nhắm đến việc hạ gục phần lớn hạm đội Thái Bình Dương của Hoa Kỳ trong một đòn quyết định như một cách để giữ Hoa Kỳ khỏi Thái Bình Dương trong ít nhất sáu tháng nữa và thậm chí có thể buộc người Mỹ phải đàm phán một hiệp định ngừng bắn.
Nhưng Đế quốc Nhật Bản đã đánh giá thấp quyết tâm của Mỹ.
Các tàu của Lực lượng tàu sân bay nhanh của Hải quân Hoa Kỳ (Lực lượng đặc nhiệm 38/58) di chuyển ra khỏi quần đảo của Nhật Bản vào ngày 17 tháng 8 năm 1945, hai ngày sau khi Nhật Hoàng Hirohito tuyên bố đầu hàng trên đài phát thanh. Bên dưới bên phải là tàu sân bay Wasp (CV-18). Đội hình này bao gồm năm tàu sân bay lớp Essex khác ngoài việc hỗ trợ các thiết giáp hạm, tàu tuần dương và tàu khu trục.
Các tàu của Lực lượng tàu sân bay nhanh của Hải quân Hoa Kỳ (Lực lượng đặc nhiệm 38/58) di chuyển ra khỏi quần đảo của Nhật Bản vào ngày 17 tháng 8 năm 1945, hai ngày sau khi Nhật Hoàng Hirohito tuyên bố đầu hàng trên đài phát thanh. Bên dưới bên phải là tàu sân bay Wasp (CV-18). Đội hình này bao gồm năm tàu sân bay lớp Essex khác ngoài việc hỗ trợ các thiết giáp hạm, tàu tuần dương và tàu khu trục.
Và sau đó, Yamamoto biết quân đội Mỹ có thể sớm áp đảo Nhật Bản. Giờ đây, phải đối mặt với một cuộc chiến mà mình không thể thắng, Yamamoto nghĩ ra một chiến lược khác. Để khiến nước Mỹ xem xét lại cuộc chiến kéo dài ở Thái Bình Dương, Yamamoto sẽ trực tiếp đưa cuộc chiến đến các thành phố của Mỹ.
Nhưng với việc Hoa Kỳ hiện đang cảnh giác trước các hoạt động của Nhật Bản, Yamamoto sẽ cần một vũ khí thật lén lút để tiếp cận Hoa Kỳ. Một loại vũ khí mà người Mỹ sẽ không bao giờ nghi ngờ.
Khái niệm phóng máy bay từ tàu ngầm đã bắt nguồn từ trước Thế Chiến thứ hai. Nhưng những nỗ lực trước đó chỉ là những cuộc thử nghiệm nhỏ thường với một máy bay trinh sát hạng nhẹ.
Tàu sân bay ngầm HMS M2 phóng một thủy phi cơ Parnall Peto của nó, 1918
Tàu sân bay ngầm HMS M2 phóng một thủy phi cơ Parnall Peto của nó, 1918
Những gì Yamamoto nghĩ đến tham vọng hơn nhiều: Một hạm đội tàu ngầm có thể mang theo nhiều máy bay để tấn công, gây nên nỗi sợ hãi cho kẻ thù bằng cách tiến hành các cuộc tấn công bất ngờ vào các thành phố, rồi lại lặn xuống và biến mất một lần nữa.
Vào tháng 3 năm 1942, các kỹ sư Nhật Bản được giao nhiệm vụ to lớn là thiết kế vũ khí bí mật của Yamamoto. Để bắt đầu, chiếc tàu sân bay ngầm của Yamamoto cần có khả năng phóng những chiếc máy bay ném ngư lôi bổ nhào với kích cỡ đầy đủ. Các kỹ sư sẽ phải thiết kế một hệ thống máy phóng và một cơ chế thu hồi máy bay để đưa chúng trở lại tàu ngầm. Tuy nhiên, việc chế tạo một chiếc máy bay có thể được nhét vừa vào trong tàu ngầm sẽ là một thách thức lớn hơn.
Một chiếc máy bay nem bom bổ nhào Mitsubishi Ki-51
Một chiếc máy bay nem bom bổ nhào Mitsubishi Ki-51
Với một máy bay ném bom bổ nhào điển hình thời Thế chiến thứ hai có sải cánh khoảng 12 mét, các kỹ sư cũng cần phải thiết kế một máy bay ném bom bổ nhào hoàn toàn mới. Một máy bay có thể được gấp lại để nhét vào bên trong tàu ngầm. Ngoài ra các tàu ngầm này cũng cần có khả năng tiếp cận bất kỳ khu vực nào trên bờ biển nước Mỹ, cách đó hàng nghìn km. Và sau đó quay trở lại Nhật Bản mà không cần tiếp nhiên liệu hoặc thực phẩm. Và điều đó có nghĩa là phải mang theo gần hai triệu lít nhiên liệu diesel (đủ để đi một vòng rưởi vòng quanh thế giới) và đủ vật tư để hỗ trợ thủy thủ đoàn trên biển trong nhiều tháng.
Tàu ngầm I-401, lớp I-400
Tàu ngầm I-401, lớp I-400
Chiếc tàu sân bay ngầm bí mật của Nhật Bản sẽ được định danh là I-400. Và chúng sẽ CỰC KỲ lớn - với kích thước gần gấp đôi một chiếc U-boat bình thường. Để chịu được khối lượng của khoang chứa máy bay và để giúp chiếc tàu ngầm ổn định trong khi phóng máy bay, các kỹ sư đã nghĩ ra một thiết kế với thân tàu đôi, làm cho I-400 có lượng choán nước gần gấp ba lần kể cả tàu ngầm lớn nhất của Mỹ thời đó. Và chiếc I-400 sẽ vẫn là một chiếc tàu ngầm đáng gờm nếu bỏ đi những chiếc máy bay của nó, với trang bị gồm 8 ống phóng ngư lôi 533 mm phía trước và một khẩu pháo 140mm Type 11 tầm bắn 15 km ở đuôi tàu. Ngoài ra, để phòng thủ trước máy bay địch, I-400 còn được trang bị 3 khẩu pháo phòng không 25 mm ba nòng và 1 khẩu pháo 25 mm nòng đơn.
khẩu pháo 14 cm Type 11 trên boong tàu ngầm I-400 đang được kiểm tra bởi nhân viên hải quân Hoa Kỳ
khẩu pháo 14 cm Type 11 trên boong tàu ngầm I-400 đang được kiểm tra bởi nhân viên hải quân Hoa Kỳ
Nhưng đương nhiên vũ khí chính của I-400 sẽ là ba chiếc máy bay ném bom/ngư lôi bổ nhào Aichi M6A "Seiran" (Bão tố bầu trời quang). Yếu tố bất ngờ chính là ưu thế lớn nhất của một chiếc tàu sân bay ngầm. Và khi I-400 đang âm thầm tiếp cận mục tiêu, các thuyền viên của nó sẽ bắt đầu chuẩn bị các phi cơ.
Một chiếc Aichi M6A Seiran
Một chiếc Aichi M6A Seiran
Các thợ cơ khí sẽ bắt đầu bằng việc cho chạy dầu nóng qua động cơ của các máy bay để chúng được "làm ấm" và sẵn sàng để phóng. CHiếc tàu ngầm khổng lồ sau đó sẽ trồi lên bề mặt biển cách mục tiêu vài trăm ki-lô-mét và một "cuộc đua" sẽ diễn ra để đưa ba chiếc máy bay lên không trung. Mỗi chiếc máy bay sẽ được đưa từ trong khoang chứa ra ngoài boong tàu. Sau đó, các thuyền viên sẽ khởi động động cơ máy bay, mở cánh và đuôi ra và gắn các phao vào máy bay và tải vũ khí lên. Từng chiếc một, cả ba chiếc máy bay sẽ được phóng lên không trung bằng một máy phóng khí nén. Toàn bộ quá trình này sẽ mất khoảng 30 phút. Tiếp theo, I-400 sẽ lại lặn xuống cho an toàn và lặng lẽ chờ đợi những chiếc máy bay quay về
Đồ họa: Mustard (YouTube)
Đồ họa: Mustard (YouTube)
Bản thân những chiếc Aichi M6A Seiran khá là tiên tiến. Chúng được thiết kế đặc biệt cho I-400 và có thể mang theo những quả bom hoặc ngư lôi lớn nhất trong kho vũ khí của Hải quân Đế quốc Nhật thời bấy giờ (tải trọng 850 kg). Được trang bị phao nổi, những chiếc máy bay sẽ hạ cánh bên cạnh I-400 để được kéo lên bằng một chiếc cần cẩu thủy lực có thể thu gọn với khả năng nâng 4,5 tấn. Những chiếc máy bay này cũng có thể được phóng mà không có phao nổi, cho hiệu suất và tầm bay tốt hơn (nhưng đương nhiên là sẽ phải hạ cánh kiểu Sully khi quay lại)
Chiếc I-400 là một thiết kế tuyệt vời, kết hợp sự lén lút của một chiếc tàu ngầm với khả năng tấn công tầm xa của một chiếc tàu sân bay. Nhưng "siêu vũ khí" mới này của Nhật Bản sẽ chẳng có tác động gì đến cục diện của cuộc chiến.
Ngày chiến thắng Nhật ở ​​Quảng trường Thời đại, một bức ảnh của Alfred Eisenstaedt, được đăng trên tạp chí Life năm 1945 với chú thích, "Tại Quảng trường Thời đại ở New York, một cô gái mặc đồ trắng nắm chặt ví và váy trong khi một thủy thủ đặt môi anh thẳng lên môi cô"
Ngày chiến thắng Nhật ở ​​Quảng trường Thời đại, một bức ảnh của Alfred Eisenstaedt, được đăng trên tạp chí Life năm 1945 với chú thích, "Tại Quảng trường Thời đại ở New York, một cô gái mặc đồ trắng nắm chặt ví và váy trong khi một thủy thủ đặt môi anh thẳng lên môi cô"
Vào ngày 15/8/1945, sau gần bốn năm giao tranh ác liệt với việc các lực lượng Mỹ tiến sát vào chính quốc Nhật Bản và Nhật Bản bị ăn hai cây nấm to đùng, Nhật Bản cuối cùng cũng đầu hàng.
Một bức ảnh, được tô màu bằng AI như một phần dự án của giáo sư Hidenori Watanave tại Đại học Tokyo, cho thấy đám mây hình nấm ngay sau khi quả bom nguyên tử "Fat Man" được máy bay B-29 của Mỹ thả xuống thành phố Nagasaki vào ngày 9 tháng 8 năm 1945, 3 ngày sau khi "Little Boy" được thả xuống Hiroshima.
Một bức ảnh, được tô màu bằng AI như một phần dự án của giáo sư Hidenori Watanave tại Đại học Tokyo, cho thấy đám mây hình nấm ngay sau khi quả bom nguyên tử "Fat Man" được máy bay B-29 của Mỹ thả xuống thành phố Nagasaki vào ngày 9 tháng 8 năm 1945, 3 ngày sau khi "Little Boy" được thả xuống Hiroshima.
Người Mỹ lần đầu tiên chặn được một chiếc tàu ngầm lớp I-400 ngoài khơi bờ biển Nhật Bản hai tuần sau khi Nhật Bản chính thức đầu hàng. Ban đầu người Mỹ không chắc lắm thú họ nhìn thấy là gì. Thủy thủ đoàn Nhật Bản đã quăng hết các máy bay trên tàu xuống biển, nên ban đầu người Mỹ nghĩ rằng nó được thiết kế để chở hàng. Nhưng không lâu sau đó họ đã làm sáng tỏ mục đích thật sự của chiếc tàu ngầm này và tại sao Nhật Bản chưa bao giờ sử dụng nó trong cuộc chiến.
Để bắt đầu, rất nhiều người trong Hải quân Đế quốc Nhật nghĩ rằng những chiếc tàu sân bay ngầm của Yamamoto là một trò hề. Và quá trình phóng máy bay chậm chạp trong vùng giao tranh là quá nguy hiểm cho thuỷ thủ đoàn của tàu ngầm. Nhưng những sự chống đối với I-400 sẽ sớm là mối quan tâm tối thiểu của Yamamoto. Vì nó đã mất gần một năm để thiết kế một thứ vũ khí bất bình thường như nó. Việc đóng I-400 chỉ bắt đầu vào năm 1943. Đến lúc đó, Nhật Bản đã đang trên đà thua cuộc chiến. Sau trận thua thảm bại ở Midway năm 1942, Mỹ đang đẩy lùi Nhật Bản trên Thái Bình Dương. Và Nhật Bản cũng đang thiếu nhiên liệu (cụ thể là dầu) và nguyên liệu thô một cách trầm trọng, làm chậm hơn nữa quá trình chế tạo các tàu ngầm lớp I-400.
Tàu sân bay Nhật Bản Hiryu đang cháy được chụp ảnh bởi một máy bay Yokosuka B4Y từ tàu sân bay Hosho ngay sau khi mặt trời mọc ngày 5 tháng 6 năm 1942. Hiryu chìm vài giờ sau đó. Sàn đáp bị xé toạc do quả bom thả xuống trong một cuộc tấn công ném bom bổ nhào do Norman Kleiss thực hiện. Trận Midway
Tàu sân bay Nhật Bản Hiryu đang cháy được chụp ảnh bởi một máy bay Yokosuka B4Y từ tàu sân bay Hosho ngay sau khi mặt trời mọc ngày 5 tháng 6 năm 1942. Hiryu chìm vài giờ sau đó. Sàn đáp bị xé toạc do quả bom thả xuống trong một cuộc tấn công ném bom bổ nhào do Norman Kleiss thực hiện. Trận Midway
Và bản thân Đô đốc Yamamoto sẽ không sống đủ lâu để nhìn thấy bất cứ đứa con tinh thần nào của mình được hoàn thiện. Vào năm 1943, trong một chuyến bay thị sát xuyên qua Nam Thái Bình Dương, máy bay của ông bị bắn hạ (Chiến dịch Vengeance của Mỹ) bởi lực lượng Mỹ.
Xác máy bay ném bom Mitsubishi G4M1 Model 11 "Betty" bị bắn hạ ở Bougainville vào tháng 4 năm 1943, giết chết Đô đốc Hải quân Đế quốc Nhật Bản Isoroku Yamamoto.
Xác máy bay ném bom Mitsubishi G4M1 Model 11 "Betty" bị bắn hạ ở Bougainville vào tháng 4 năm 1943, giết chết Đô đốc Hải quân Đế quốc Nhật Bản Isoroku Yamamoto.
Kế hoạch để xây một hạm đội tàu ngầm lớp I-400 gồm 18 chiếc sau đó đã bị giảm xuống còn 5 chiếc, và chỉ có ba chiếc đã được hoàn thành (I-400, I-401 và I-402), với chiếc đầu tiên được đưa vào biên chế vào năm 1945, vào lúc mà Quân đội Nhật Bản đã gần như sụp đổ hoàn toàn.
Việc thực hiện một cuộc tấn công lén lút vào các thành phố ven biển nước Mỹ với một số ít ỏi các máy bay ném bom bổ nhào sẽ không có ý nghĩa gì cả. Thậm chí một kế hoạch mang tính chiến lược hơn là ném bom kênh đào Panama (vào khoá nước Gatun) cũng bị bỏ rơi sau khi Bộ chỉ huy Nhật Bản cảm thấy là hành động này dù cho có thành công đi chăng nữa cũng sẽ không tạo ra mấy sự khác biết đối với một cuộc chiến đã đang trên đà kết thúc. Nhiệm vụ duy nhất mà các tàu ngầm lớp I-400 sẽ khởi hành là một nỗ lực cuối cùng để đánh bom các lực lượng Mỹ trên đảo san hô Ulithi nhỏ bé. Nhưng khi các I-400 đang trên đường đến Ulithi, Nhật Bản đã đầu hàng.
Các tàu sân bay ngầm đã luôn luôn là một canh bạc. Thế trận đã không thể đổi chiều được nữa trừ phi có một phép màu xảy ra. Nếu những chiếc I-400 xuất hiện từ đầu cuộc chiến, có lẽ nó đã tạo ra sự khác biệt. Nhưng vũ khí bí mật của Nhật Bản không phải là không có sự "thỏa hiệp". Theo lý thuyết, việc phóng ba chiếc máy bay sẽ mất 30 phút, những thực tế thì quá trình này khó có thể mà được làm xong trước 45 phút, đủ để cho I-400 ăn bom ngập mồm trước khí cả ba chiếc máy bay của nó kịp cất cánh. Và những chiếc máy bay ném bom bổ nhào của I-400, mặc dù tiên tiến, nhưng lại được chế tạo từ các vật liệu chất lượng thấp, làm cho chúng cực kỳ không đáng tin cậy. Hiếm khi mà cả ba chiếc máy bay có thể cất cánh mà không bị một trục trặc kỹ thuật nào đó. Và thời gian lặn quá lâu (tận 56 giây) của I-400, gần gấp đôi các tàu ngầm khác làm cho nó dễ bị tổn thương hơn. Ngoài ra, với một thân tàu dung đinh tán, chứ không phải được hàn, I-400 sẽ chống chịu rất yếu trước các loại bom chìm.
Trong khi 24 chiếc tàu ngầm (bao gồm cả ba chiếc lớp I-400) đang được Mỹ nghiên cứu ở vịnh Sasebo, Mỹ nhận được tin rằng một đoàn khảo sát do Liên Xô đang đến đến để kiêm tra các tàu ngầm. Để ngăn chặn điều này, Chiến dịch Cuối Đường đã được tiến hành. Hầu hết các tàu ngầm đã được đưa đến một vị trí được chỉ định là Point Deep Six, cách Đảo Fukue khoảng 35 km (19 nmi) về phía đông nam,[37] chứa đầy chất nổ C-3 và bị phá hủy; chúng chìm xuống độ sâu 200 m (660 ft).
Hải quân Hoa Kỳ đã thu được 24 tàu ngầm tính luôn chiếc I-400 và đưa chúng đến vịnh Sasebo để nghiên cứu. Cùng lúc đó họ nhận được tin là Liên Xô cũng đã cử một đoàn thanh sát viên đến để nghiên cứu loại tàu này. Để giữ cho công nghệ này không lọt vào tay Liên XôKế hoạch Cuối đường đã được xúc tiến. Gần như tất cả tàu ngầm đều bị đánh chìm tại địa điểm Point Deep Six (địa điểm này được giữ bí mật), cách 60 km về phía Tây của Nagasaki ngoài khơi quần đảo Gotō bằng các gói thuốc nổ C-2. Hiện nay chúng đang nằm ở độ sâu 200 mét dưới lòng biển. Những tàn tích của bốn chiếc tàu ngầm (I-400, I-401, I-201 and I-203) được phân tích ngoài khơi đảo Hawaii bởi trung tâm kỹ thuật Hải quân Hoa Kỳ. Thông qua việc phân tích cho thấy những chiếc tàu ngầm trong vùng Kalaeloa gần Oahu của Hawaii đã bị đánh chìm bởi ngư lôi của tàu ngầm USS Trumpetfish (SS-425) vào ngày 4 tháng 6 năm 1946 vì các nhà khoa học của Liên Xô yêu cầu được tiếp cận với các tàu này. Xác chiếc tàu I-401 đã được xác định bởi các tàu ngầm nghiên cứu đáy biển Pisces của Phòng thí nghiệm nghiên cứu đáy biển Hawaii vào tháng 3 năm 2005 ở độ sâu 820 mét.
Cửa sập phía sau và pháo trên boong của I-400
Cửa sập phía sau và pháo trên boong của I-400
Pháo boong 5.5 inch (140 mm). với các mảnh kim loại xung quanh nó từ khoang chứa máy bay
Pháo boong 5.5 inch (140 mm). với các mảnh kim loại xung quanh nó từ khoang chứa máy bay