Tất cả những gì mình cần là một cái ôm
John Broadus Watson (1878 – 1958) được coi là cha đẻ của ngành Tâm lý học hành vi, ông đã đạt được rất nhiều thành tựu to lớn trong...
John Broadus Watson (1878 – 1958) được coi là cha đẻ của ngành Tâm lý học hành vi, ông đã đạt được rất nhiều thành tựu to lớn trong suốt cuộc đời sự nghiệp của mình. Một trong những thí nghiệm của Watson bị chỉ trích ác độc nhất chính là việc đem 3 người con của mình thực hiện thí nghiệm không cho hưởng tình mẫu tử. Lý do của thí nghiệm này là do ông Watson cho rằng nhu cầu tình yêu của đứa trẻ đều bắt nguồn từ nhu cầu thực phẩm và việc tiếp xúc với mẹ sẽ khiến những đứa trẻ bị phụ thuộc và không thể tự lập và khó thành tài. “Chỉ cần đáp ứng nhu cầu thực phẩm sẽ đáp ứng nhu cầu tình yêu của con.”- ông tuyên bố. Thí nghiệm đó đã để lại gì? Người con trai lớn và con gái thứ hai tự tử. Trong khi đó người con trai út trở thành vô gia cư.
Đối xử với trẻ em như người lớn, cố gắng không hôn và ôm, đừng để trẻ ngồi trong vòng tay của mẹ, đừng dễ dàng thỏa mãn con cái, ngay cả khi chúng khóc, cha mẹ cũng không được mềm yếu, kẻo chúng hình thành thói quen xấu khi dựa dẫm vào cha mẹ... Giả thuyết này thịnh hành khắp Mỹ trong những năm 1930 và 1940, sau đó ảnh hưởng đến nhiều quốc gia ở phương Tây.
Và chắc chắn thí nghiệm và giả thuyết này được các nhà tâm lý học bàn luận rất sôi nổi. Trong đó có 1 thí nghiệm rất nổi tiếng của Hary Harlow, được coi là thí nghiệm tâm lý vĩ đại nhất thế kỉ 20.
Thí nghiệm như sau:
Hary Harlow thử nghiệm với một loài khỉ thông minh, có 94% gen giống như con người.
Thí nghiệm đầu tiên mà Harlow làm là thí nghiệm thay thế. Ông đặt con khỉ mới sinh vào chuồng rồi thay mẹ bằng hai con khỉ giả, một làm bằng dây thép có bình sữa, một bằng vải bông mềm mại. Kết quả trái ngược hoàn toàn với thuyết của Watson. Tất cả những con khỉ tham gia thí nghiệm đều chọn "mẹ vải lông" không có bình sữa, thay vì mẹ dây thép.
Chỉ khi đói, nó mới đến "mẹ dây thép" để ăn sữa. Nhưng ngay khi no, nó nhanh chóng quay trở lại trong vòng tay "mẹ vải lông". Một số con khỉ thậm chí còn đói và không muốn đi. Chúng trèo lên mẹ lông mềm và với đầu sang mẹ khỉ sắt để ăn.
Chú khỉ bám "mẹ lông mềm", vắt mình sang "mẹ sắt" bú.
Ngay cả khi Harlow đặt vào phòng một số đồ chơi như con nhện khổng lồ, con gấu đang đánh trống thì khỉ con sợ hãi và lập tức quay lại ôm lấy "mẹ vải lông" cho đến khi bình tĩnh lại. Lúc "mẹ vải lông" bị Harlow chuyển đi thì đám khỉ cũng không sang "mẹ dây thép" mà chúng rúc vào nhau, rùng mình, gặm ngón tay, la hét... như một bệnh nhân trong bệnh viện tâm thần.
Harlow đưa ra một khẳng định nổi tiếng rằng tình yêu đến từ sự tiếp xúc chứ không phải thực phẩm. Sự thoải mái khi tiếp xúc là yếu tố quan trọng nhất của tình mẫu tử. "Bản chất của tình mẫu tử chắc chắn không chỉ đơn giản đáp ứng nhu cầu đói khát của trẻ. Cốt lõi của nó là chăm sóc: những cái ôm, chạm, âu yếm".
Do đó, cha mẹ không chỉ nên ở mức cho con ăn, mà nếu chúng muốn lớn lên khỏe mạnh, họ phải cung cấp cho con nhiều sự yêu thương. Tâm trí của trẻ sẽ phát triển lành mạnh.
Harlow đã thực hiện một thí nghiệm khác - thí nghiệm nhân giống để kiểm tra khả năng nuôi con của những con khỉ thiếu tình cảm của mẹ. Khi đưa những con khỉ đực bình thường vào, khỉ cái sẽ chiến đấu hết mình.
Harlow đã phát minh ra "khung bạo lực" để khỉ đực có thể giao phối. Công cụ này hoạt động tốt và 20 con khỉ cái đã sinh ra những con khỉ nhỏ. Nhưng điều khủng khiếp đã xảy ra: Trong số 20 con khỉ cái, 7 con cắt dây rốn và phớt lờ con của mình, 8 trong số chúng thường xuyên đánh con, 4 trong số chúng đã giết con một cách tàn nhẫn...
Nói cách khác: hầu như tất cả chúng đều mất khả năng nuôi con.
Harlow suy đoán điều này có thể liên quan đến "vận động". Vì vậy, ông đã thực hiện một thí nghiệm khác. Ông phát minh lại "người mẹ vải lông" để nó có thể di chuyển và đung đưa. Sau đó, Harlow đưa một nhóm khỉ con vào, để cho "mẹ vải lông" đung đưa và bảo đảm rằng những chú khỉ con có nửa giờ mỗi ngày để chơi với mẹ.
Thí nghiệm đã rất thành công, những con khỉ lớn lên về cơ bản là bình thường ở tuổi trưởng thành. Nhà khoa học này kết luận rằng vận động và chơi là hai yếu tố quan trọng khác trong tình mẫu tử.
Về phần Harlow vẫn chưa hài lòng với kết quả thí nghiệm của mình. Ông đặt con khỉ nhỏ vào một căn phòng xa lạ chứa đầy đồ chơi mà nó thích. Sau đó Harlow đã thiết kế ba tình huống: Chỉ có "mẹ vải lông" trong phòng, chỉ có "mẹ dây thép" trong phòng, không có mẹ nào trong phòng.
Khi chỉ có "mẹ dây thép" hoặc không có mẹ nào, con khỉ nhỏ rất sợ hãi và lo lắng, hay cúi đầu trong góc hoặc cuộn tròn trên chăn và bỏ qua những đồ chơi xung quanh. Khi có một "mẹ vải lông", con khỉ nhỏ ngay lập tức chạy tới và giữ chặt mẹ. Khi được mẹ làm cho an toàn, chúng mạnh dạn chạm vào đồ chơi. Khi mẹ bị đưa đi, chúng lại ôm đầu sợ hãi.
Sau thí nghiệm, ông kết luận bản chất của tình mẫu tử: là chạm, vận động và chơi.
Và mình tin, đó là bản chất của sự yêu thương đối với tất cả các mối quan hệ.
Thời gian gần đây, khi cuộc sống bộn bề, con người bị cuốn vào vòng xoáy của công việc và cơm áo gạo tiền. Người ta vô tình quên mất, họ cũng là con người, cũng đang sống và cần được yêu thương. Bạn nghĩ mình đã lớn ư? Đúng vậy, bạn lớn. Lúc còn nhỏ, khi mọi chuyện chẳng được như ý, bạn gào khóc, ăn vạ, đập phá. Còn lớn lên, bạn bực dọc, cào xé, chửi rủa, ngấu nghiến, gặm nhấm những nỗi đau một mình. Bạn đã làm tổn thương mình và người thân yêu nhiều đến mức nào?
Chưa bao giờ là quá muộn. Tin mình đi. Đôi lúc bạn chỉ cần được chạm bởi một cái ôm trong tĩnh lặng, được đưa đi ăn hay chỉ 1 cái mỉm cười. Và người thương của bạn cũng vậy. Hãy hào phóng cho đi tình yêu, sự bình an mà chẳng mong cầu nhận lại.
Mong cho chúng mình bình an.
Thinking Out Loud
/thinking-out-loud
Bài viết nổi bật khác
- Hot nhất
- Mới nhất