Luyện đứng tấn khi học võ là vô dụng?
Kỹ thuật Karate nằm trong các bài quyền(katas). Rất nhiều động tác trong đó đã làm những tay box phương tây cười nẻ ruột. Họ không...
Kỹ thuật Karate nằm trong các bài quyền(katas). Rất nhiều động tác trong đó đã làm những tay box phương tây cười nẻ ruột. Họ không thể hiểu nổi tại sao trong bài gankaku
Võ sĩ co chân lên rồi xoay người trên chân đó và đá về phía sau. Động tác đó chả có ý nghĩa gì trong vòng dây võ đài hay trên đường phố cả. Tôi công nhận điều đó. Hạc tấn là thứ tấn pháp rất khó. Tuy nhiên nếu nó vô dụng thì tại sao người xưa lại nghĩ ra nó làm gì. Câu trả lời nằm trong bức ảnh sau.

Rất nhiều môn võ hiện đại không cần tấn pháp, họ lý luận rằng khi xuống tấn là lúc bạn đang tự hạn chế khả năng di chuyểncủa mình. Điều đó đúng, tôi công nhận dựa trên thử nghiệm bản thân. Di chuyển tự nhiên bao giờ cũng nhanh nhất. Nhưng nếu hai đội quân xung sát trên đồng ruộng lầy lội thì tấn pháp là thứ bạn cần nếu bạn không muốn bị ngàn người xéo qua. Một tay box hà lan bình luận về tấn pháp rằng Karate, (along with several hard Chinese styles) employs some of the most ineffective stances in martial arts. Deep, low karate stances make you completely immobile; they plant you in one spot, making quick movements extremely difficult. This is great for working your muscles but not for active conflicts. You may as well hang a sign around your neck saying “strike me at will, I can’t move.” If you recall early kickboxing, the first thing they got rid of were those static stances.Tạm dịch: Karate hay các môn võ tầu thường sử dụng những thế tấn không hiệu quả. Những kiểu tấn thấp sẽ làm bạn khó di chuyển. nó làm bạn chết cứng vào một điểm và rất khó để di chuyển nhanh. Thế tấn này là tốt đẻ luyện cơ chân nhưng không tốt cho những trận chiến, khi xuống tấn là lúc bạn treo lên cổ bảng hiệu” đánh chết mẹ tôi đi, tôi không thể di chuyển”. Nếu bạn chuyển sang tập kích boxing điều đầu tiên là phải vứt bỏ ngay các thế đứng vô dụng đó.
Đúng vậy, tấn pháp không được thiết kế cho những trận chiến đường phố và trên võ đài. Nó hợp lỹ trên những địa hình cổ xưa khi mà con người phải chiến đấu trong những môi trường không bằng phẳng. Và nếu phải chiến đấu trên võ đài thì chỉ một thế tấn duy nhất được sử dụng đó là tự nhiên tấn.
Thiếu lâm có thể coi là thái sơn bắc đẩu trong võ lâm. Rất nhiều các thế hệ võ tăng luyện tập tại chùa từ nhỏ. Các trụ trì, cao tăng từ xa xưa đã ý thức được hệ lụy về cong xương do luyện tập tấn pháp nên họ đã đưa ra những dụng cụ luyện tập hữu hiệu để bảo vệ xương chân cho võ tăng nhỏ tuổi. Đó là xà cạp làm bằng da con min. Min là một loại bò tót châu á có da rất dày. Da của loài bò này có đặc tính là vô cùng cứng rắn, ngấm mồ hôi và không gây bí cho người mang nó. Những võ tăng nhỏ tuổi bắt buộc phải đeo xà cạp da min và quấn chân rất kỹ để cố định xương chân khi luyện tập tấn pháp. Ngày nay có nhiều loại nhựa tổng hợp được chế tạo nhưng không thể so sánh được về công dụng với da min. Hãy xem những bức hình dưới đây và chú ý tới cách quấn chân của họ.




Ở VN tôi đã đi thăm rất nhiều võ đường có môn sinh nhỏ tuổi đang luyện tập. Tôi chưa thấy võ đường nào chú ý đến vấn đề này. Mục đích của bài viết này nhằm cảnh báo cho các bậc sư phụ lưu ý về những hệ lụy và cách phòng tránh khi luyện tập tấn pháp cho những võ sinh nhỏ tuổi.
Còn nữa..
Bài coppy của anh Nguyễn Đăng Bình, 1 cao thủ võ thuật và triết học.
Bài coppy của anh Nguyễn Đăng Bình, 1 cao thủ võ thuật và triết học.
Đọc thêm:

Quan điểm - Tranh luận
/quan-diem-tranh-luan
Bài viết nổi bật khác
- Hot nhất
- Mới nhất

Trường Thành
Học võ mà k đứng tấn là cái khái niệm rất là sai. Đứng tấn là để rèn luyện sức khoẻ, sự cứng cáp của đôi chân vừa giúp cho khi thực chiến các đòn đá của bản thân phát huy sức mạnh hơn. Võ học cổ truyền Việt Nam hay Karate, Vịnh xuân,..... Rất nhiều và đa số tất cả các môn võ trên thế giới đều phải học cái căn bản đầu tiên là Tấn pháp. Thử hỏi khi thực chiến mình bị đối phương dùng lực tấn công vào đôi chân nếu k có Tấn pháp thì phải làm sao, chắc chắn là mình bị ngã và sẽ ăn rất nhiều cú đấm vào mặt, nếu trường hợp đó mình có Tấn thì 1 là mình sẽ né đc và tấn công lại đối phương. 2 là mình sẽ dùng Tấn pháp để trụ được. Bởi vì luyện Tấn là để giúp cho bản thân có được đôi chân tự núi đồi, hay còn gọi trụ cột của nhiều hay rất nhiều bài võ nào đó. Mấy ông tập Box hay võ hiện đại nào đó mà k có Tấn thì ok tôi đồng ý là trong box k dùng chân nên k cần học tấn, còn nỡ mà đối kháng với những môn võ khác thì sao. Tập box đi kèm với tập thể lực, gym,.... Nhưng mà đôi chân của 1 võ sĩ box k bao giờ có thể linh hoạt bằng 1 võ sĩ vịnh xuân hay 1 võ sĩ nào đó có có học Tấn Pháp. Box chủ yếu là chỉ đánh bằng tay, còn nhưng môn võ khác, người ta kết hợp nhuần nhuyễn cả2 đôi chân và đôi tay, vừa có bộ Tấn vững vàng, vừa có đôi tay tốc độ mà uy lực, 1 cú đấm của võ sĩ box có thể lên đến hàng trăm cân nhưng rất chậm,tôi nghĩ có khi chưa tung đc 1 đấm thì võ sĩ khác đã tung ra đc mấy chục đấm, và nhanh chóng thoát đc nhờ bộ Tấn pháp rồi,.... Còn về việc trẻ nhỏ học Tấn thì tôi nghĩ đó chỉ là điều bình thường. Như đã nói ở trên, học Tấn là để có đôi chân vững và sức khoẻ tốt. Khi chúng ta đã nhuần nhuyễn về Tấn thì khi ấy tôi đảm bảo rằng các bạn có thể bật nhảy rất cao và rất linh hoạt vì đôi chân của 1 người luyện Tấn thì nó vừa Cứng, Nhanh và Nhẹ. Chắc chắn là thế bởi vì khi ấy ta đã điều khiểu được tất cả sức nặng của bản thân. Khi đứng Tấn chúng ta phải trùng chân xuống để đỡ mọi sức nặnh của thân người, đầu hay là tay nói chung là tất cả sức nặng cơ thể sẽ dồn về đôi chân, nhưng khi đã quen thì chúng ta sẽ điều khiển nó, cơ thể dồn vào đôi chân, và đôi chân sẽ có 1 cái lực rất cao để tung cước hoặc chạy, nhảy sẽ rất nhanh, cao... Đây là quan điểm của tôi.
- Báo cáo

FightingStyles
Nói chân di chuyển boxing ko linh hoạt như vịnh xuân là quá sai lầm, boxing có 1 loạt các bài tập footwork rất khắc nhiệt, đặc biệt với boxer chuyện nghiệp có quá trình luyện rất gian khổ nhưng rất khoa học. Footwork (di chuyển) của boxing đòi hỏi phải linh hoạt khi bị đối thủ dồn ép hay vững khi tung đấm bởi vậy lực đấm của boxer chuyên nghiệp luôn rất mạnh tới 200-300kg (500kg như mike tyson)) Cú đấm của boxing ko chậm nhé, boxer tập đấm hàng ngày hàng giờ, bởi vậy mà dạo gần đây ko tính đến lão Từ Hiểu Đông làm gì, cứ nhìn những người học vịnh xuân hay thiếu lâm hàng năm trời, cho họ tay trần hay đeo găng chuyên dụng mọi loại võ như găng mma còn ko trụ nổi 1 phút với boxing hay muay thai. Boxing thường là phải tung những cú jab thăm dò, sơ hở 1 đòn là KO đối phương, ko có chuyện lấy thịt đè người đâu. Nếu thế học tấn ko có chuyện bạn nhanh nhẹn đâu bởi các môn võ có thế tấn trọng tâm có di chuyển rất kém
- Báo cáo