Đứng vị trí số 9 trong bảng xếp hạng "100 ca khúc hay nhất" của tạp chí Rolling Stones năm 2008, giành ngôi vị " Bài hát của năm", "Album của năm" tại giải Grammy năm 2009, dẫn đầu bảng xếp hạng "Billboard Hot 100", cộng thêm những cáo buộc bản quyền đình đám sau khi phát hành,  Viva la Vida ( Cuộc đời dài lâu) của ban nhạc pop rock Coldplay đến từ Anh Quốc, được công chúng biết đến như một sản phẩm âm nhạc với ca từ mang tính cách mạng và đậm màu kinh thánh.



1/ "Cuộc đời dài lâu".

Tiêu đề bằng tiếng Tây Ban Nha của ca khúc, Viva la Vida, được lấy từ một bức tranh của họa sĩ người Mexico Frida Kahlo, là lời ngợi ca về cuộc sống dài lâu. Khi được hỏi về tiêu đề này, nhắc đến nghị lực mà Frida Kahlo phải chống chọi vì căn bệnh viêm tủy trong nhiều năm, Chris Martin, giọng ca chính của Coldplay nói : 
Đương nhiên cô ấy đã trải qua rất nhiều nỗi đau, và rồi cô ấy đã bắt đầu với bức họa ở trong nhà mình và nói Viva la Vida, tôi thích sự dũng cảm này.
Không giống với nhạc nền của những bài hát khác của Coldplay với piano hoặc guitar là nhạc cụ chính, nhạc nền chính của "Viva la Vida" là một chuỗi âm lặp lại của dàn violin (ngay từ đầu bài hát), cùng với tiếng trống, guitar bass và các nhạc cụ gõ đều đặn (bao gồm timpani và church bell) cùng với đó là nhịp điệu thôi thúc, nhịp thở đều đặn vững chãi của bộ gõ và nền hòa âm kiên định, tất cả khẳng định thông điệp của Viva la Vida: chẳng gì ngăn trở bước chân ta, hãy sống vì một cuộc đời dài lâu.
Viva la Vida còn là không khí hừng hực của những cuộc Thập Tự Chinh, những tích truyện kì bí từ kinh thánh, chúng thật sự đã hồi sinh. Hình ảnh mà Colplay sử dụng để minh họa cho album: bức tranh "La Liberté Guidant le peuple" của danh họa người Pháp Delacroix cũng đã gây ra nhiều tranh cãi rằng: có thể Viva la Vida cũng là bản tuyên ngôn về cuộc cách mạng Pháp? Các thành viên của ban nhạc khẳng định, ca khúc lấy cảm hứng từ nhiều cuộc cách mạng khác nhau chứ không chỉ là cách mạng Pháp tháng 7 năm 1830 (Trois Glorieuses) và năm 1789.
Nữ thần Tự do dẫn dắt nhân dân
Trên tạp chí IGN, nhà bình luận Tchad Grischow có nhận xét về tác phẩm này như sau: 
Đây là lần đột phá đầu tiên và duy nhất của họ trong nhạc pop theo lối giao hưởng, thế nhưng cái nền nhạc đầy ắp men say của dàn dây và những giọng ca tuyệt diệu đó đã đem lại sức hấp dẫn và lôi cuốn, và hơn nữa, thật khó để không yêu bản nhạc ấy.
Trái ngược với cách phối âm điển hình mang phong cách Coldplay, trong đó piano và ghita là những nhạc cụ chủ đạo nhất, thì trong Viva la Vida, dàn dây, bộ gõ và giọng hát biểu cảm của Chris Martin là nhựa sống gần như duy nhất. Mặc dù Coldplay được xem là ban nhạc rock alternative, sáng tác này của họ lại mang phong cách cổ điển của baroque pop hay chamber pop.
Đọc thêm:

2/ Về ca từ trong bài hát

Hãy bắt đầu bằng phần lời chính đầu tiên (verse 1):
I used to rule the world
Seas would rise when I gave the word
Now in the morning I sweep alone
Sweep the streets I used to own
I used to roll the dice
Feel the fear in my enemy’s eyes
Listen as the crowd would sing:
“Now the old king is dead! Long live the king!”
One minute I held the key
Next the walls were closed on me
And I discovered that my castles stand
Upon pillars of sand, pillars of sand
Với phần đầu tiên này, Chris tưởng tượng mình là Chúa và than thở việc mất quyền lực mà ông từng có (ý chỉ đức tin của con người vào Chúa). "Sáng hôm nay mình ta phiêu dạt. Trên những con đường từng thuộc về ta" là một sự nhắc đến những người có lý trí từ bỏ tôn giáo và nhận ra rằng các tuyên bố tôn giáo chỉ giúp họ về mặt tinh thần, giống như việc "Và phát hiện ra lâu đài ta đang đứng. Được xây trên muối mặn và phù sa" (ý của Chris ở đây là tôn giáo chỉ mang giá trị tinh thần, không có giá trị về thực tế, giống như việc lâu đài xây trên cát nhìn thì rất đẹp, nhưng khi có sóng đánh vào sẽ sụp đổ và tan biến). 
Tiếp tục với verse 2:
I hear Jerusalem bells are ringing
Roman Cavalry choirs are singing
Be my mirror my sword and shield
My missionaries in a foreign field
For some reason I can not explain
Once you know there was never, never an honest word
That was when I ruled the world
(Ohhh)
Verse này đề cập đến việc các nhà truyền giáo lan truyền nỗi sợ hãi và sử dụng những lời hùng biện tôn giáo để làm biến đổi và giữ những người bình thường trong sự phục tùng và củng cố niềm tin vào Thiên Chúa. Dòng "Hãy là chiếc gương, thanh kiếm, chiếc khiên của ta. Những giáo sĩ của ta đang ở trên đất khách" nói về cách những nhà truyền giáo này không còn được tôn sùng và tin tưởng nữa. Câu "Một khi ngươi đến đó ngươi sẽ chẳng được nghe. Dù chỉ một lời nói thật thà. Đó là khi ta đã từng thống trị thế giới" là một cách thức để qua mặt các tín đồ rằng nếu họ phục tùng và tuân lệnh Chúa, họ sẽ được thống trị thế giới với ngài.
Verse 3:
It was the wicked and wild wind
Blew down the doors to let me in.
Shattered windows and the sound of drums
People could not believe what I’d become
Revolutionaries Wait For my head on a silver plate
Just a puppet on a lonely string
Oh who would ever want to be king?
Ba dòng đầu tiên của verse này là một lời thú nhận về cách thức "xấu xa và hoang dại" , ngụ ý rằng Chúa (và tôn giáo) đã lan rộng. Mọi người đã bắt đầu nhận ra Chúa chỉ là một kẻ điên, một kẻ mê tín dị đoan (ý chỉ là biểu hiện của ham muốn quyền lực của người bình thường trong thực tế). "Những kẻ cấp tiến hãy đợi đấy. Chờ chiếc đầu ta trên chiếc khay bạc" là một tài liệu tham khảo cho những người không tin vào tôn giáo (chống chủ nghĩa vô thần và người vô thần) và đang chờ đợi sự sụp đổ của nó. "Chỉ là con rối trên sợi dây cô độc. Ôi ai mà chẳng muốn một lần làm vua?"  là một sự thừa nhận rõ ràng rằng những người đàn ông bình thường đã sử dụng tôn giáo (và ý tưởng của Chúa) để khẳng định quyền lực của họ. 
Verse 4:
I hear Jerusalem bells are ringing
Roman Cavalry choirs are singing
Be my mirror my sword and shield
My missionaries in a foreign field
For some reason I can not explain
I know Saint Peter won’t call my name
Never an honest word
And that was when I ruled the world
(Ohhhhh Ohhh Ohhh)
Khi được tạp chí Q hỏi về ý nghĩa của câu "I know Saint Peter won’t call my name (Ta biết thánh Peter sẽ không gọi tên ta)" Chris Martin trả lời:
Tôi là một cậu bé nghịch ngợm. Nó (ý chỉ Chúa nói riêng và tôn giáo nói chung) luôn luôn hấp dẫn tôi, và tôi đã có ý tưởng về việc kết thúc cuộc đời của mình như thế nào. Và tôi nhận ra ý tưởng này được áp dụng trong hầu hết các tôn giáo. Đó là lý do tại sao tôi luôn luôn cảm thấy mình cần tham gia một ban nhạc. Sự nguyền rủa trong tôn giáo là điều đáng sợ nhất bạn có thể phải đối mặt. Tôi biết về điều này vì tôi đã nghiên cứu nó, tôi đã học nó. Dù vậy nó vẫn hơi đáng sợ. Và tôi thì cảm thấy nỗi sợ hãi trên là một vấn đề nghiêm trọng.
"Ta biết thánh Peter sẽ không gọi tên ta" là lời thú nhận cuối cùng rằng không có Thánh Phêrô, không có bất kì lời răn dạy nào của tôn giáo là sự thật. Và điều đó không bao giờ tồn tại, không bao giờ xảy ra.
Verse cuối cùng:
Hear Jerusalem bells are ringings
Roman Cavalry choirs are singing
Be my mirror my sword and shield
My missionaries in a foreign field
For some reason I can not explain
I know Saint Peter will call my name
Never an honest word
But that was when I ruled the world
Oooooh Oooooh Oooooh”
"Ta biết thánh Peter sẽ gọi tên ta" dường như là một sự mâu thuẫn với verse 4. Tuy nhiên, đây là câu kết thúc và với bối cảnh của tôn giáo trong bài hát, nó đã khéo léo tuyên bố sự sụp đổ của việc truyền giáo.

3/ Những ẩn ý trong bài hát.

Viva la Vida được xem là ca khúc thành công nhất trong sự nghiệp của Coldplay. Đây là ca khúc đầu tiên đứng đầu bảng xếp hạnh của cả US lẫn UK. Sức hút của bài hát nằm ở phần nhạc lôi cuốn người nghe, cùng với đó là những ẩn ý nhuốm màu chính trị và tôn giáo trong từng ca từ bài hát.Và mặc dù có khá nhiều người nghe nhạc không quan tâm lắm đến phần lời của bài hát, nhưng vẫn có số ít người nghe có xu hướng luôn tin rằng tất cả các ca khúc được viết ra đều có một nội dung to lớn hơn những gì họ nghe. Nội dung đó thường bị giấu kín và điều đó góp phần làm cho âm nhạc trở nên thú vị. 
Có nhiều cách diễn giải về những ẩn ý trong Viva la Vida, nhưng có 2 giả thiết được nhiều người đồng tình nhất. Đó là:

1) Giáo hội Công giáo:

Một số người cho rằng Viva la Vida nói về sự suy giảm số lượng các tín đồ của Giáo hội Công giáo La Mã (GHCGLM). Vào thời kì hưng thịnh nhất của mình, GHCGLM là một thế lực có tiếng nói vô cùng quan trọng trên thế giới, nhưng vào thời điểm mà Viva la Vida đề cập đến đã bị giảm sút. Vì thế, giả thiết này nghiêng về việc bài hát lấy bối cảnh cuộc Thập Tự Chinh của các quốc gia phong kiến phương Tây xâm chiếm Jerusalem dưới sự xách động của Giáo hội La Mã. Các đoàn quân viễn chinh tràn về xâm chiếm thánh địa rất hổ lốn: quân chính quy của các vua và lãnh chúa phong kiến, hiệp sĩ đánh thuê, nông dân, ăn mày, trẻ con..., thậm chí đầy kẻ cướp. GHCGLM cũng thành lập một đội quân gọi là "Kỵ sĩ Nhà thờ" (Roman Cavalry Choirs) để tham gia đoàn quân viễn chinh này. Tổng cộng có 8 cuộc Thập Tự Chinh kéo dài trong gần hai thế kỷ, và phần lớn đều thất bại thảm hại. Rõ ràng, cảm hứng từ giải thiết trên cộng với việc Coldplay đã sáng tác và sản xuất album trong khi đi du lịch tại Mỹ Latinh và Tây Ban Nha (2 trong số những nơi có mật độ Công giáo cao nhất trên thế giới) là minh chứng rõ ràng cho việc Viva la Vida ngụ ý về Giáo hội Công giáo. 
Roman Cavalry Choirs

2) Napoleon / Vua Louis XVI / Cách mạng Pháp: 

Vì Viva la Vida sử dụng ca từ cũng như trích dẫn một vài sự kiện có liên quan đển Cách mạng Pháp, nên nhiều người tin rằng điều đó là có thật. Một số người khác nghĩ nó đề cập đến cái chết của Napoleon. Một người hỏi "Ai khác có khả năng cai trị thế giới?". Napoleon cai trị và nắm quyền lực đối với kẻ thù, nhưng rồi ông ta sẽ mất đầu của mình dưới máy chém (guillotine) (thực tế 2 giả thiết về cái chết của Napoleon được nhiều người cho là đúng nhất đó là việc ông bị ung thư dạ dày hoặc bị nhiễm độc arsen nặng). Vì vậy giả thuyết trên không chính xác cho lắm. Điều đó làm dấy lên một giả thuyết khác: nó có thể đề cập đến việc vua Louis XVI bị xử tử. Âm thanh trống trong giai điệu phần nào nói về cách vua Louis XVI được đưa lên máy chém, trong khi ở bên dưới các nhà cách mạng chờ đợi việc tử hình được thực thi.
Cách mạng Pháp.
Mọi người cứ mãi tranh cãi về 2 giả thuyết mà Viva la Vida muốn truyền tải còn mình thì nghĩ bài hát này đề cập đến những vấn đề gần gũi với con người hơn: đó là sợ cái chết và tình yêu trong cuộc sống. Chris đã đặt tên tiếng Anh cho Viva la Vida là "Long Live Life". Có lẽ anh tin rằng cuộc sống cuối cùng sẽ chiến thắng cái chết. Thật vậy, toàn bộ album, được gọi là "Viva la Vida or Death and All His Friends". Tiêu đề của các ca khúc trong album cũng phản ánh điều đó: "Life in Technicolor", "Cemeteries of London", "Lost!", "Death and All His Friends". Bài "42" bao gồm các ca từ về một điều gì đó khủng khiếp còn hơn cái chết, tiếp đó là những điều hy vọng sau khi chết. Và Chris nói rằng, có lẽ người chết sẽ không bao giờ chết, vì họ luôn sống trong ký ức của những người ở lại.

Đọc thêm: