“Nhạc Rock chết rồi”

Tui không biết đây là lần thứ bao nhiêu tui được nghe câu này từ miệng các bạn trẻ, thậm chí cả những KOL “yêu âm nhạc” (phải bỏ ngoặc kép vì chưa chắc chắn), những người tưởng là “hiểu chuyện” nhất. Tui chợt nghĩ, vậy nhạc gọi là “không chết” là nhạc được nghe nhiều nhất, chễm chệ trên các bảng xếp hạng, các tốp trending, thì mới gọi là “không chết”. Nói tới đây chắc người anh em Bolero sẽ xé xác tui ra mất. Vì tui cũng chưa thấy nhạc Bolero lên tốp trending bao giờ nhưng hầu như cửa nhà nào cũng loáng thoáng mở. Rock không may mắn được là dòng nhạc “quốc hồn quốc tuý” như Bolero, nhưng ai nói Rock chết rồi thì một là chưa từng yêu Rock, tìm hiểu về Rock, hoặc ít nhất chưa bao giờ mở lòng với dòng nhạc này.

Rock là âm nhạc của tập thể. Nó không phải là một cái beat nhạc bạn download từ trên mạng xuống rồi ngân nga theo hoặc mang đi hát giao lưu đơn thuần ở ngoài phố đi bộ Nguyễn Huệ. Rock là một cuộc chơi nhạc-sống, nơi âm nhạc phát ra từ nhạc cụ thật chứ không phải từ cái file karaoke.mp3. Rock là một tổ hợp những người chơi nhạc, những mảnh ghép tuy đâu đó trong bài sẽ có dịp tỏa sáng, nhưng nhất định phải có nhau để bài hát trọn vẹn. Tính tập thể của Rock là linh hồn và thậm chí trở thành một lối sống của các anh em với nhau. Thời đại bây giờ một Rapper có thể biểu diễn một mình, nhưng với Rock, tinh thần “anh em có nhau” là quy tắc sống còn.

Giống như Classical (nhạc cổ điển) và Jazz, Rock là một cuộc chơi của những người chơi nhạc có-hiểu-biết và biết mình làm gì. Dĩ nhiên khán giả không cần phải hiểu biết quá nhiều để có thể nghe và yêu rock, 99% thứ giữ họ lại với Rock là tinh thần tập thể và sự tự do Rock mang lại. Là được đứng giữa anh em ở sân vận động Quân Khu 7 cùng giơ hand-horn như một minh chứng của tinh thần "CHÚNG TA là một" . Rock là cuộc chơi của những "raver" yêu thích tiếng distortion của guitar điện, mạch nước ngầm của bass hay vũ điệu uyển chuyển của trống. “Dòng nhạc của chúng ta”, chứ không phải của một người riêng lẻ nào hay phát ra từ một chiếc máy nào.

Nếu mọi người để ý trong tất cả các màn trình diễn ở sân vận động, tiêu biểu như Super Bowl Half Time Show, các nghệ sĩ nhạc Pop hay “Rock hoá” bài hát của mình. Doja Cat ở MTV EMA 2020 vừa rồi cũng trình diễn bản hit “Say So” với phong cách rock metal. Với những nghệ sĩ quốc tế, Rock là công cụ để đưa âm nhạc của họ tới đông đảo khán giả ở một không gian lớn hơn. Bạn có thể nói Rock “rống nghe nhức cả tai”, nhưng bạn hãy thử ở một khán đài 10 ngàn người, bạn sẽ hiểu “ba cái tiếng đùng đùng” đó sẽ chạm lấy mình và dẫn dắt mình ra khỏi muộn phiền và các mối lo hằng ngày như thế nào. Rock không chết, nó chỉ chuyển hoá để không trở nên quá “độc lập” và “ồn ào” nữa. Nhưng nó đang phát triển. Nó có thể không dành cho tất cả mọi người, nhưng tất cả mọi người đã thích Rock thì không bao giờ quay lưng với nó. Bạn có thể hôm nay thích Pop và ngày mai thích Hiphop, nhưng các rock fan thực thụ thì chiếc đĩa Tâm Hồn Của Đá từ năm 2002 vẫn sẽ nằm ngay ngắn trên kệ và được mở mỗi ngày. Người ta vẫn sẽ còn nhắc tới những Tiger United 2008, những Rock Storm, Rock Fest..như những dấu ấn hoàng kim nhất của Rock Việt. Bức Tường, Ngũ Cung, Thuỷ Triều Đỏ, Unlimited, Microwave, Gạt Tàn Đầy…sẽ không bao giờ có những bản sao thứ hai của họ, mặc cho ngoài kia lớp lớp pop star này thay thế pop star kia :)

Ở một thời đại mà chỉ một mình bạn và cái phone là có thể tạo ra một chiếc clip viral, làm sao bạn dám nói "Rock đã chết" trong khi chính bản thân mình không mở lòng đón nhận nguồn năng lượng đám đông đó, trong khi bạn còn ngồi sau màn hình vi tính tay gõ comment status, tai nghe lơ đãng một bài hát mà bạn chỉ dám hát một mình chứ không dám làm phiền tới người bên cạnh.

Bạn ơi, Rock không chết đâu, chỉ những người không mở lòng đón nhận những cung bậc cảm xúc khác nhau, mới chết từ từ trong sự vô vị.

Mew Amazing.

Tui không biết đây là lần thứ bao nhiêu tui được nghe câu này từ miệng các bạn trẻ, thậm chí cả những KOL “yêu âm nhạc” (phải bỏ ngoặc kép vì chưa chắc chắn), những người tưởng là “hiểu chuyện” nhất. Tui chợt nghĩ, vậy nhạc gọi là “không chết” là nhạc được nghe nhiều nhất, chễm chệ trên các bảng xếp hạng, các tốp trending, thì mới gọi là “không chết”. Nói tới đây chắc người anh em Bolero sẽ xé xác tui ra mất. Vì tui cũng chưa thấy nhạc Bolero lên tốp trending bao giờ nhưng hầu như cửa nhà nào cũng loáng thoáng mở. Rock không may mắn được là dòng nhạc “quốc hồn quốc tuý” như Bolero, nhưng ai nói Rock chết rồi thì một là chưa từng yêu Rock, tìm hiểu về Rock, hoặc ít nhất chưa bao giờ mở lòng với dòng nhạc này.

Rock là âm nhạc của tập thể. Nó không phải là một cái beat nhạc bạn download từ trên mạng xuống rồi ngân nga theo hoặc mang đi hát giao lưu đơn thuần ở ngoài phố đi bộ Nguyễn Huệ. Rock là một cuộc chơi nhạc-sống, nơi âm nhạc phát ra từ nhạc cụ thật chứ không phải từ cái file karaoke.mp3. Rock là một tổ hợp những người chơi nhạc, những mảnh ghép tuy đâu đó trong bài sẽ có dịp tỏa sáng, nhưng nhất định phải có nhau để bài hát trọn vẹn. Tính tập thể của Rock là linh hồn và thậm chí trở thành một lối sống của các anh em với nhau. Thời đại bây giờ một Rapper có thể biểu diễn một mình, nhưng với Rock, tinh thần “anh em có nhau” là quy tắc sống còn.

Giống như Classical (nhạc cổ điển) và Jazz, Rock là một cuộc chơi của những người chơi nhạc có-hiểu-biết và biết mình làm gì. Dĩ nhiên khán giả không cần phải hiểu biết quá nhiều để có thể nghe và yêu rock, 99% thứ giữ họ lại với Rock là tinh thần tập thể và sự tự do Rock mang lại. Là được đứng giữa anh em ở sân vận động Quân Khu 7 cùng giơ hand-horn như một minh chứng của tinh thần "CHÚNG TA là một" . Rock là cuộc chơi của những "raver" yêu thích tiếng distortion của guitar điện, mạch nước ngầm của bass hay vũ điệu uyển chuyển của trống. “Dòng nhạc của chúng ta”, chứ không phải của một người riêng lẻ nào hay phát ra từ một chiếc máy nào.

Nếu mọi người để ý trong tất cả các màn trình diễn ở sân vận động, tiêu biểu như Super Bowl Half Time Show, các nghệ sĩ nhạc Pop hay “Rock hoá” bài hát của mình. Doja Cat ở MTV EMA 2020 vừa rồi cũng trình diễn bản hit “Say So” với phong cách rock metal. Với những nghệ sĩ quốc tế, Rock là công cụ để đưa âm nhạc của họ tới đông đảo khán giả ở một không gian lớn hơn. Bạn có thể nói Rock “rống nghe nhức cả tai”, nhưng bạn hãy thử ở một khán đài 10 ngàn người, bạn sẽ hiểu “ba cái tiếng đùng đùng” đó sẽ chạm lấy mình và dẫn dắt mình ra khỏi muộn phiền và các mối lo hằng ngày như thế nào. Rock không chết, nó chỉ chuyển hoá để không trở nên quá “độc lập” và “ồn ào” nữa. Nhưng nó đang phát triển. Nó có thể không dành cho tất cả mọi người, nhưng tất cả mọi người đã thích Rock thì không bao giờ quay lưng với nó. Bạn có thể hôm nay thích Pop và ngày mai thích Hiphop, nhưng các rock fan thực thụ thì chiếc đĩa Tâm Hồn Của Đá từ năm 2002 vẫn sẽ nằm ngay ngắn trên kệ và được mở mỗi ngày. Người ta vẫn sẽ còn nhắc tới những Tiger United 2008, những Rock Storm, Rock Fest..như những dấu ấn hoàng kim nhất của Rock Việt. Bức Tường, Ngũ Cung, Thuỷ Triều Đỏ, Unlimited, Microwave, Gạt Tàn Đầy…sẽ không bao giờ có những bản sao thứ hai của họ, mặc cho ngoài kia lớp lớp pop star này thay thế pop star kia :)

Ở một thời đại mà chỉ một mình bạn và cái phone là có thể tạo ra một chiếc clip viral, làm sao bạn dám nói "Rock đã chết" trong khi chính bản thân mình không mở lòng đón nhận nguồn năng lượng đám đông đó, trong khi bạn còn ngồi sau màn hình vi tính tay gõ comment status, tai nghe lơ đãng một bài hát mà bạn chỉ dám hát một mình chứ không dám làm phiền tới người bên cạnh.

Bạn ơi, Rock không chết đâu, chỉ những người không mở lòng đón nhận những cung bậc cảm xúc khác nhau, mới chết từ từ trong sự vô vị.