Hà Nội ngày 21/3/2020
Tôi không nghi ngờ gì về việc Trung Quốc sẽ vượt qua Mỹ để trở thành cường quốc trong một tương lai gần. Tuy nhiên, lối sống của người dân Trung Quốc sẽ không thịnh hành khắp thế giới như Mỹ đã từng làm. Văn hóa Trung Quốc sẽ được biết đến rộng rãi hơn nhưng sẽ chỉ như một di sản ngàn năm gây tò mò hơn là trở thành trào lưu rộng rãi. Đầu tiên, tại sao tôi nghĩ Trung Quốc chắc chắn sẽ vượt qua Mỹ để thống trị thế giới? Trung Quốc đã là bá chủ của thế giới trong khoảng 2000 năm, điều này chứng tỏ Trung Quốc có khả năng gây ảnh hưởng lên phần còn lại của thế giới và rất nhiều quốc gia ảnh hưởng bởi văn hóa Trung Quốc còn tồn tại đến ngày nay như Nhật Bản, Hàn Quốc, Việt Nam,… Người Trung Quốc có lòng tự tôn dân tộc rất lớn, một phần ảnh hưởng bởi chế độ vương triều-chư hầu đã tồn tại hàng nghìn năm trước, phần khác là vì họ có quyền tự hào về điều đó chứ, họ là một đất nước đa dạng, giàu bản sắc và không phải phụ thuộc vào cường quốc khác để phát triển.
Người Trung Quốc rất thông minh, chăm chỉ và có quyết tâm cao. Lịch sử đã cho thấy họ là những người sáng tạo ra la bàn, thuốc súng, kỹ thuật in – những thành tựu ảnh hưởng sâu sắc đến sự phát triển của lịch sử nhân loại. Ở thời hiện đại Trung Quốc là quốc gia có bằng phát minh nhiều nhất thế giới, và họ có riêng cho thị trường hơn 1,2 tỷ dân của mình những công cụ tìm kiếm, mua sắm, mạng xã hội, quản lý mà không phải gia nhập cộng đồng Internet của phương Tây (Facebook, Twitter, Google). Có một định kiến với Trung Quốc là hàng giả hàng nhái và khả năng bắt chước những sản phẩm sáng tạo một cách nhanh chóng và tinh vi. Theo tôi, điều này chỉ ra 2 điều: một là Trung Quốc có khả năng nắm bắt thị trường nhạy bén và hai là họ có khả năng bắt chước. Bắt chước không phải là việc quốc gia nào cũng làm được, điều đó đòi hỏi phải có tri thức về sản phẩm và nguồn lực phù hợp. Ví dụ mà tôi thường nghe là điện thoại Oppo của Trung Quốc giống với Apple của Mỹ, nhưng để bắt chước được giống cũng cần năng lực đáng kể, nhỉ? Điều mà mọi người không hài lòng trong câu chuyện này là dường như Trung Quốc đánh cắp bí mật thương mại của Mỹ nhưng lại huênh hoang với thế giới rằng sản phẩm này là sáng tạo độc quyền. Tôi không biết câu chuyện thực sự đằng sau là gì, điều tôi muốn nói ở đây là Trung Quốc có đủ nguồn lực để làm ra bất cứ thứ gì nhanh hơn, rẻ hơn, chất lượng tốt mà phần còn lại của thế giới làm được.
Có một định kiến về người Trung Quốc nói riêng và người châu Á nói chung là tính rập khuôn. Nhiều người cho rằng hệ thống tầm chương trích cú, hệ thống khoa bảng, đề cao thi cử đã làm triệt tiêu sức sáng tạo của thế hệ trẻ ngay từ nhỏ. Đó là câu chuyện có thể đúng với một số quốc gia kém phát triển áp dụng hệ thống giáo dục của Trung Quốc trong quá khứ, còn với Trung Quốc ngày nay thì không còn đúng nữa. Trung Quốc là nước thứ ba đưa người vào vũ trụ, là một trong những nước có nhiều giải Nobel về kinh tế, khoa học, nhiều du học sinh có thành tích xuất sắc của những trường đại học hàng đầu thế giới. Thử hỏi nếu đó không phải do người Trung Quốc thông minh và sáng tạo, thì đó là gì? Người Trung Quốc có cách làm khác so với phương Tây, nhưng điều đó không có nghĩa là cách làm của phương Tây thì ưu việt hơn. Bạn có thể thấy học sinh của Trung Quốc rất chăm chỉ học hành, nhất là trước những kỳ thi lớn và có phần hơi cực đoan, còn học sinh của những nước phương Tây chỉ học kiến thức hàn lâm rất ít, họ coi trọng những trải nghiệm với bạn bè, gia đình và thể thao, họ thích sự sáng tạo và phá luật. Nhưng điều đó không có nghĩa học sinh của Trung Quốc không thông minh hay không có năng lực bằng. Điều làm chúng ta nghĩ thế là vì chúng ta đang sống trong thế giới sáng tạo bởi phương Tây, văn hóa phương Tây, cách nhìn của xã hội phương Tây và luật của người Angle-Saxons. Ở những trường đại học danh tiếng của phương Tây đã thừa nhận tỷ lệ sinh viên top đầu là người Trung Quốc rất cao. Đó là kết quả bằng số, và nếu trước đây chúng ta chỉ quan tâm đến kết quả cuối cùng, thì tại sao bây giờ cách thức lại quan trọng?
Tóm lại, người Trung Quốc không hề thua kém về năng lực chỉ bởi vì họ là người châu Á, Trung Quốc hoàn toàn có thể vươn lên cạnh tranh bình đẳng với Mỹ và các nước châu Âu, theo cách của riêng họ. Câu hỏi thực sự là : chúng ta muốn một thế giới đa dạng, hay một thế giới chỉ chơi theo đúng một luật? Nếu Trung Quốc nhập cuộc, và họ cũng đang làm thế, thì chúng ta đang chứng kiến sự chứng minh của hai cách thức vươn đến thành công của xã hội: một bên là sự quản lý chặt chẽ của nhà nước ( mà tôi không muốn dùng từ độc tài), một bên là chế độ dân chủ. Phương Tây đã kịch liệt phản đối chế độ phi dân chủ của Trung Quốc, về việc không cho phép người dân có tiếng nói trong các quyết định ảnh hưởng đến vận mệnh của họ, đặc biệt là sau sự kiện Thiên An Môn. Nhưng đây là Trung Quốc, một đất nước với hơn 1 tỷ dân và diện tích vô cùng rộng lớn, và những gì đúng và hiệu quả với phương Tây có thể không hoạt động ở Trung Quốc. Nếu Trung Quốc có chế độ đa đảng và dân chủ, mỗi người dân một phiếu bầu thì có thể Trung Quốc sẽ không là Trung Quốc nữa, mà là một đất nước chia năm xẻ bảy, chắp vá với nhau. Theo quan điểm của tôi, phương Tây không thể lấy thước đo chuẩn mực của họ để áp đặt lên một đất nước quá khác biệt so với họ được.
Một minh chứng cho quan điểm về dân chủ ở một đất nước rộng lớn như Trung Quốc là Ấn Độ. Nền dân chủ ở Ấn Độ do người Anh thiết lập. Nhưng Ấn Độ không phải là một đất nước, mà là những mảnh ghép của 32 lãnh thổ khác nhau, nói tiếng nói khác nhau và sử dụng luật pháp khác nhau. Nếu bạn đứng ở Delhi và nói tiếng Anh, trong số 1,2 tỷ người, có khoảng 200 triệu người hiểu bạn nói gì, khoảng 250 triêu người hiểu nếu bạn nói tiếng Hindi và tương tự với tiếng Tamil. Trung Quốc có đến 90% người dân là người Hán và nói cùng một thứ tiếng, dù phương ngữ khác nhau nhưng họ có cùng một văn tự. Một lý do khác tôi nghĩ không có nền dân chủ ở TRung Quốc là vì quốc gia này quá rộng lớn và phức tạp. Làm sao có thể đảm bảo 100% những người đi bỏ phiếu ( có thể được giáo dục tốt hoặc không) biết họ đang làm gì? Không thể phó mặc vận mệnh dân tộc cho phần đông không có chính kiến hoặc chưa sẵn sàng lựa chọn người lãnh đọa họ được. Và tôi dám đoán trong lịch sử phương Tây có những lần sụp đổ triều đại vì lựa chọn của phần lớn người dân. Nói chung là, Trung Quốc không chơi theo luật của phương Tây và cũng không quan tâm luật đó có đúng hay không, đó là quốc gia tự tạo ra luật và làm những gì mà nó cho rằng hiệu quả. Tôi không nghĩ người khổng lồ lại tuân theo những điều luật mà những quốc gia nhỏ bé hơn áp đặt lên nó.
Một lý do khác mà tôi nghĩ Trung Quốc sẽ vươn lên đứng đầu là đất nước có rất nhiều tài năng và đang đầu tư rất lớn để củng cố nguồn lực này. Tôi xem một vài video về cuộc sống đường phố của Trung Quốc và phát hiện ra rằng trẻ em Trung Quốc rất dạn dĩ, tự tập và thông minh. Tôi không thể nói rằng tất cả nhưng rõ ràng Trung Quốc đang có một thế hệ rất năng nổ và hoạt bát, có hiểu biết và cần cù chịu khó. Việc có một nguồn nhân lực chất lượng như vậy thì việc xây dựng đất nước giàu có thịnh vượng chỉ là vấn đề thời gian. Còn một yếu tố quyết định nữa là người dân Trung Quốc có quyết tâm vô cùng mạnh mẽ đưa đất nước của họ lên vị trí hùng cường. Khoảng 1 thế kỷ chững lại về kinh tế có thể là một khoảng lặng trong thiên sử ca 4000 năm, và cần nhớ rằng Trung Quốc chưa từng bị xâm lược trong lịch sử, chỉ có một thời kỳ người Nhật chiếm đóng một hòn đảo và trong sách giáo khoa của Trung Quốc miêu tả là thời kỳ “bách niên quốc sỉ”. Thế nên không khó để cho rằng người dân có lòng tự tôn dân tộc cực kỳ cao, và sẽ cống hiến hết tài năng cho đất nước để sánh vai với các cường quốc khác. Về sự quyết tâm đôi khi có phần cực đoan đó, tôi nghĩ đó là một nhân tố rất quan trọng để đất nước phát triển. Rốt cuộc thì, chúng ta sẽ là được gì nếu không có quyết tâm chứ?
Với tôi, Trung Quốc là một quốc gia đáng ngưỡng mộ về văn hóa, lịch sử, con người, kinh tế. Thế giới đang chứng kiến một sự thay đổi trong vị trí các cường quốc mà sân khấu đang hướng về phía Đông nhiều hơn!
From a normal resident in a small peaceful country !
Quan điểm - Tranh luận
/quan-diem-tranh-luan
Bài viết nổi bật khác
- Hot nhất
- Mới nhất