Có thể là tranh biếm họa

LƯU Ý: Bài viết không cổ xúy cho việc dùng những chất kích thích, những chất hiện vẫn thuộc danh mục bị cấm của nhà nước Cộng Hòa Xã Hội Chủ Nghĩa Việt Nam.
Âm nhạc và chất kích thích luôn luôn tương trợ và bổ trợ cho nhau: có những loại âm nhạc không thể nào xuất hiện và có thể được thưởng thức, thẩm thấu nếu như không nhờ chất kích thích và ngược lại, có những chất kích thích được làm phổ biến hơn bao giờ hết nhờ những người nghệ sĩ (hay ta có thể nói vui là các...nghiện sĩ) sử dụng chúng để lấy cảm hứng và tái hiện lại trong các bài nhạc của mình.
Ngành công nghiệp âm nhạc có thể nói chính xác hơn, được sản sinh ra nhờ chất kích thích. Bill Hicks, một hài kịch gia người Mỹ đã từng nói: “Nếu như bạn không nghĩ rằng các chất kích thích (drugs) có ích cho nhân loại, hãy đốt hết tất cả các đĩa nhạc của bạn đi”.
Bỏ qua thuốc lá và rượu bia thì bất cứ những văn bản về chất kích thích luôn bắt đầu với cần sa, một loại “đồ” nhập môn dành cho những người đam mê nhạc lẫn những “nghiện thủ”. Có thể nói, cần sa bao phủ sự ảnh hưởng lên hầu hết tất cả các thể loại văn hóa và âm nhạc khác nhau: Ta có thể thấy cần sa được nhắc đến rất nhiều trong các bài nhạc rock, hip-hop, jazz, blues, reggae, metal và thậm chí cả folk, country.
 
Có thể là hình ảnh về 4 người và văn bản cho biết 'AMERICAS NEWEST NARCOTIC MENACE MARIHUANA A PUFF OF SMOKE STARTED HER ON HER WAY THE BURNING WEED WITH IT'S ROOTS IN Nell'


Quay ngược dòng lịch sử, cần sa đã được sử dụng từ rất lâu bởi nhiều nền văn hóa khác nhau (thậm chí, các nhà khoa học còn tìm thấy cần sa trong tẩu của Shakespeare). Trong âm nhạc, cần sa đã được nhắc đến trong nhạc jazz từ tận thập niên 1930; các nghệ sĩ nhạc blues da đen cũng đã sử dụng cần sa và các loại chất như amphetamine để có thể chơi nhạc trong suốt 16-18 tiếng đồng hồ liên tục. (Ở thời điểm ấy, cả cần sa lẫn rượu bia đều bị cấm).
Thể loại nhạc phiêu diêu PSYCHEDELIC ROCK không thể ra đời nếu các nghệ sĩ của thời điểm đó, tức khoảng giữa thập niên 1960 không sử dụng và… Psychedelics (các chất thức thần) như LSD vào năm đầu thập niên 1960 vẫn còn hợp pháp và được sử dụng rộng rãi cho mục đích điều trị tâm lý, tâm linh và tất nhiên, để giải trí.
Năm 1964, Bob Dylan đưa cho 4 thành viên của Tứ quái điếu cần đầu tiên, và nhận thức của cả nhóm cũng như cung cách làm nhạc đã thay đổi hoàn toàn kể từ đó. Paul McCartney lên truyền hình năm 1966 và thú nhận với toàn bộ thế giới rằng mình đã sử dụng LSD được 4 lần. Một tuyên ngôn táo bạo đối với thế hệ trước khi mà đại diện của 4 khuôn mặt nổi tiếng nhất thế giới lại thú nhận một điều như vậy - trước đó vài năm, việc nói chuyện về sex thôi cũng đã là một điều cấm kỵ hoàn toàn.
Những album của The Beatles kể từ năm 1966 trở đi, như Sgt Pepper’s Lonely Hearts Club Band, Magical Mystery Tour đều được sáng tác với mục đích tạo một trải nghiệm, một “chuyến đi” hoàn chỉnh từ đầu đến cuối cho những người đang trip LSD hay các chất thức thần khác. Cùng với các tác phẩm của Pink Floyd, 13th Floor Elevators, The Beach Boys, The Who, các âm thanh chưa từng xuất hiện trước đây trên các bản nhạc pop như feedback, tape loop, tiếng guitar điện bị bóp méo nhằm tái hiện lại trải nghiệm với psychedelics của giới trẻ.
Có thể là hình ảnh về 3 người


Văn hóa hippie vào cuối thập niên 1960 nở rộ và thay đổi toàn bộ nền văn hóa của giới trẻ. Đỉnh điểm là đại nhạc hội Woodstock vào năm 1969, khi đã có tới hơn 500.000 người tham gia lễ hội hòa mình cùng âm nhạc với các nghệ sĩ nổi tiếng như Jefferson Airplane, Jimi Hendrix, The Grateful Dead chìm đắm trong cần sa, LSD và những chất kích thích khai mở tâm trí khác.
Jim Morrison, một trong số những nhân vật nổi tiếng nhất thời kỳ này ra đi ở tuổi 27 vì trụy tim (sau khi sử dụng heroin) có một lối sống buông thả mà nay đã trở thành “truyền thuyết” cùng với câu văn thường được nhắc lại của Peter Blake, "The road of excess leads to the palace of wisdom" (Con đường của sự thái quá sẽ dẫn đến lâu đài của sự khôn ngoan).
Thập niên 1960 đi qua, văn hóa, thời trang đã thay đổi hoàn toàn và trên hết, lượng tiêu thụ chất kích thích trong giới trẻ, đa số là học hỏi theo những nghệ sĩ mình yêu thích cũng gia tăng đáng kể. Bước sang thập niên 1970, ta khó có thể nào đếm xuể được các nghệ sĩ âm nhạc công khai sử dụng các chất kích thích. Dù là cocaine, heroin, cần sa, LSD, amphetamine, morphine hay là speed, xu hướng “chơi đồ” thay đổi qua lịch sử luôn luôn song hành cùng sự thay đổi về văn hóa.
Với trào lưu, lối sống punk rock rộ lên vào giữa cho đến cuối thập niên 1970, những chất thịnh hàn nhất là cocaine, heroin - tạm gọi là “hàng trắng” Một quán bar pub có phần xập xệ, bẩn thỉu với nhà vệ sinh đầy ắp các dân chơi punk đang hít những đường kẻ trắng dài trên bàn đối diện gương - Đó là tinh thần không thể nào chối cãi của punk - đi ngược lại đám đông, ngược lại các chuẩn mực xã hội và sống nhanh chết trẻ (live fast, die young). Sid Vicious và Nancy Spungen là cặp đôi đại diện bậc nhất cho. Cả hai đều không thể sống qua nổi tuổi 22. Nancy bị đâm vào bụng, còn Sid thì sốc heroin quá liều.
Có thể là hình ảnh về 2 người

Văn hóa hip-hop, từ giai đoạn sơ khai vào đầu thập niên 1970 đến nay đều có nhắc đến cần sa. Đến khoảng thập niên 90, lean, hay còn gọi la purple drank (nước tím) được các rapper sử dụng mạnh mẽ và cho đến ngày nay thì lean hay xanax đã trở thành một phần không thể thiếu của dòng chảy hip-hop.
Lý do chính xác tại sao âm nhạc và các chất kích thích lại có mối quan hệ dung hòa, bổ trợ cho nhau chặt chẽ đến như vậy?
- Các nghệ sĩ một cách vô tình hay cố tính vẽ lên những thế giới thông qua các bài nhạc. Khi ta “chơi đồ”, một khung cảnh lạ lùng hoặc rất quen thuộc bắt đầu hiện lên tâm trí khi đôi mắt nhắm. Thế giới quan âm nhạc của người sử dụng được mở ra rất nhiều những cánh cửa khác nhau; một bài nhạc khi nghe lúc tỉnh táo có thể khác hoàn toàn với một bài nhạc trong trạng thái “chơi đồ”.
Ví dụ dễ có thể thấy nhất là trong âm nhạc của Pink Floyd - một bài hát có thể kéo dài tới 13-14 phút, thậm chí track Echoes ở trên album Meddle kéo dài đến hơn 23 phút, với các section khác nhau rõ ràng như một bản giao hưởng để tạo nên những góc nhìn, lớp cắt khác nhau chỉ trong một bài hát.
(Gần gũi hơn, các dân chơi tại Việt Nam thời nay thường gọi đó là “đi cảnh” - hành động nghe nhạc khi chơi đồ).
 Một cliche/meme thường thấy đối với những bạn fan Pink Floyd nói riêng và các “stoner” nói chung, đó là “thủ tục” nghe hết album The Dark Side of The Moon khi phê cần lần đầu. Hay là những album hip-hop old school cũng có nhắc đến rất nhiều cần sa.
Hoặc trong các bài nhạc của The Beatles, The Grateful Dead, Jefferson Airplane, thoạt khi nghe lúc tỉnh táo ta chỉ thấy nó catchy và đơn thuần là “hay”. Nhưng khi dùng LSD, hay cần sa, các tầng và các lớp trong nhạc của những nghệ sĩ kể trên được bóc tách ra từ từ - kết quả là những chuyến phiêu du trong tâm thức của người nghe nhạc, di sản âm nhạc tăng thêm một bậc và doanh số bán đĩa cũng...tăng vọt vào các thập niên ấy.
Có thể là hình ảnh về 1 người

Tại sao Lennon lại nói là “Nothing is real” trong Strawberry Fields Forever? Tại sao White Rabbit của Jefferson Airplane lại nghe như một vở kịch, bên trong một vở kịch nữa? Tại sao lời lẽ các ca khúc những nhạc sĩ bất hủ lại nhảm nhí và vô nghĩa như vậy? Thậm chí có các ca khúc mà ta khó có thể gọi là nhạc, như Alan’s Psychedelic Breakfast của Floyd chỉ là tiếng sample một người ăn sáng, hay Revolution 9 của The Beatles là gì thì các bạn khi nghe cũng... khó có thể hiểu.
Với những bạn đam mê những trope, cliche trong văn hóa đại chúng, khái niệm “meta” có lẽ đã không còn quá xa lạ. Tiền tố meta được ghép vào các từ ngữ để miêu tả trường hợp mà các nhân vật/cảnh vật/đồ vật trong một tác phẩm nghệ thuật tự nhận thức về bản thân rằng mình đang ở trong một sản phẩm hư cấu và có những bình luận hay trêu đùa về điều đó (VD đơn cử: Deadpool).
bao gồm phá vỡ bức tường thứ tư, sự nhận thức rằng người nghe đang sử dụng các chất kích thích và chủ ý trêu đùa với người nghe (đoạn cuối của album Sgt Pepper’s), đưa người nghe vào một trạng thái khác hay đơn giản là “nói chuyện” với người nghe bằng những thông điệp được chơi ngược lại. 

- Dùng đồ để tăng năng suất: Ví dụ rõ nhất như Elton John và David Bowie nghiện cocaine và coi nó như một công cụ giúp đỡ cho công việc sáng tác. Hay Lou Reed lạm dụng heroin vào khoảng thời gian The Velvet Underground hoạt động. Hoặc The Beatles những thời kỳ đầu khi chơi ở các club ở Hamburg, Đức đã sử dụng amphetamine để có chơi các buổi diễn kéo dài tới 18 tiếng mỗi ngày.
- Ở mặt tâm linh (Mục này dành cho những bạn có niềm tin với tôn giáo/tâm linh nói chung), âm nhạc là sóng âm, rung động, tần số; hơn nữa, âm nhạc là cảm xúc, và trí tuệ mà người nhạc sĩ muốn truyền tải cho người nghe thông qua âm thanh. Nếu như bạn có niềm tin vào những trải nghiệm chủ quan, thì các chất thức thần (psychedelic drugs) có thể khai mở và củng cố thêm cho những niềm tin đó: chúng làm giải tỏa năng lượng và những hành động, ý nghĩa được ghim sâu vào tiềm thức của bạn. 
Khi hip-hop được du nhập vào Việt Nam ở đầu những năm 2000, các “dân chơi” thời điểm đó gần gũi hơn với những loại đồ như ma túy đá và cần sa (dưới cái tên bồ đà tài mà - điều này đã được reference trong bài “Hà Nội Xịn” của LK), hay là heroin (còn gọi là “hê”).
Tại Việt Nam, ta không thể nào không nhắc đến văn hóa “bay lắc”: Những bản nhạc vinahouse, techno gắn liền với hai chất kẹo (MDMA) và ke (ketamine) được các dân chơi kết hợp thường xuyên.Gần đây nhất, các chất thức thần như LSD, nấm, DMT đã bắt đầu được sử dụng nhiều trong cộng đồng âm nhạc hip-hop và rock, punk tại Việt Nam - “vòng tròn” này xuất phát từ cộng đồng psychedelics, sau đó lan tỏa tới văn hóa hip-hop không lâu sau đó.
Âm nhạc và chất kích thích có một lịch sử “khét tiếng” là vậy: chúng góp phần mạnh mẽ tạo ra những subculture, những lối sống mà ta không thể tìm được ở bất cứ những hoạt động nào khác. Chúng thúc đẩy, truyền cảm hứng cho những nhạc sĩ thể hiện hết sự phá cách và những ý tưởng mang tính điên rồ thuộc tiềm thức đến với công chúng và đông lúc - giúp khán giả có thể thấu hiểu và thưởng thức chung. Nhưng âm nhạc khi đứng riêng vẫn có thể khiến bạn “phê". Bản chất của âm nhạc chính là một loại chất kích thích về nhiều nghĩa (đều khiến cho não của bạn tiết ra dopamine, serotonin). Bạn có thể không thể nào thưởng thức trọn vẹn “đồ” khi thiếu nhạc nhưng khi thiếu đồ, bạn vẫn có thể yêu thích âm nhạc bằng trọn vẹn trái tim.
-Tule- 
Có thể là hình ảnh về 2 người và những người đang hút thuốc